“Điểm sáng” cho hồi phục hậu Covid
- 32
- Kinh doanh
- 08:53 01/10/2020
Xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục là “điểm sáng” của nền kinh tế khi kim ngạch cả 2 chiều trong 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước với xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%...
![]() |
Xuất nhập khẩu vẫn tiếp tục là “điểm sáng” của nền kinh tế |
Xuất khẩu là “bệ đỡ”
Trong tháng 9 vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố Báo cáo cập nhật triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2020, trong đó dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương ở mức 1,8% trong năm 2020 và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021, mặc dù từ đầu năm tới nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giảm 13,7%. Tuy nhiên, xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu về vốn FDI suy giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì kết quả này của Việt Nam là khả quan và tích cực hơn nhiều quốc gia khác.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, đến nay đã ghi nhận 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore là top 3 nước đầu tư nhiều nhất với 15.273 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 17,68 tỷ USD. Theo sát là Đài Loan, Hồng Kông, quần đảo Virgin, Trung Quốc. Các nước trong khối liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng là những quốc gia đang quan tâm đầu tư vào các dự án nổi bật tại Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) được đánh giá là một điểm sáng trong quá trình phục hồi kinh tế Việt Nam trong tình hình ảm đạm của kinh tế thế giới trong đại dịch.
Một số chuyên gia nhận định, vốn FDI có xu hướng gia tăng do lợi thế cạnh tranh của Việt Nam được nâng lên rõ rệt, làn sóng dịch chuyển doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc và một số nước sang Việt Nam đang diễn ra và nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang quan tâm đến việc xây dựng các KCN gắn với khu đô thị mới, có thể kể tới như các Tập đoàn Boeing, Chevron, AIG, Exxon Mobil, General Electric (GE), đã khiến cho bất động sản công nghiệp trở thành phân khúc được đánh giá là có tiềm năng lớn.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, chính sách thuế ưu đãi mà EVFTA và một số hiệp định khác mang lại đã tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Chỉ tính riêng trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt 3,78 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU đạt 25,92 tỷ USD, tăng gần 600 triệu USD so với bình quân 7 tháng đầu năm. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU, trong đó có một số nông sản như tôm nước lợ, cà phê, gạo, điện thoại và linh kiện, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ…
Bất động sản công nghiệp thu hút đầu tư
Ông Terence Alford, Giám đốc Phòng Thị trường vốn và Dịch vụ đầu tư Colliers International tại Việt Nam nhận định, một trong những động lực thương mại quan trọng nhất giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi trong thời gian 6 đến 12 tháng tới là thị trường xuất khẩu. EVFTA vừa có hiệu lực hồi đầu tháng 8 sẽ hỗ trợ thêm cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam ra ngoài khu vực Asean. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, đại dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản - ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị, nhà ở cùng khoảng 50 ngành nghề khác liên quan như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, vận chuyển, môi giới…
Tuy nhiên trong “nguy có cơ”, mặc dù thị trường “đóng băng” nhưng giá các dự án không giảm sâu, trừ một số khách sạn nhỏ tại vài địa phương, thậm chí có phân khúc giá tăng nhẹ. Ngoài những địa điểm đầu tư quen thuộc là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… nhà đầu tư bắt đầu dịch chuyển sự quan tâm tới các khu vực đang đón sóng công nghiệp mạnh mẽ như: Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, kéo theo đó là sự gia tăng vốn đầu tư vào hàng loạt các yếu tố về hạ tầng, logistics, dịch vụ. Minh chứng rõ nhất là vừa qua, các nhà đầu tư EU đề nghị đầu tư 1 tỷ USD vào dự án logistics cảng biển Cái Mép Hạ tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
“Sự cải thiện của thị trường xuất khẩu và GDP tăng sẽ giúp hỗ trợ và tạo cơ sở cho nền kinh tế Việt Nam tích cực cải thiện cán cân thương mại. Nguồn vốn tài chính bổ sung được tạo ra sẽ tạo ra tính thanh khoản hơn trong hệ thống ngân hàng và nguồn cung tiền thặng dư sẽ thâm nhập vào thị trường tài trợ bất động sản cho phép các nhà đầu tư và phát triển bất động sản có cơ sở để đảm bảo nguồn vốn ngân hàng cạnh tranh và với lãi suất ngân hàng ít bị thổi phồng hơn”, ông Terence Alford phân tích.
Tuyết Thanh
Bài liên quan
#Xuất nhập khẩu

Xuất khẩu sang Mỹ tăng hơn 12 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ trong 5 tháng đầu năm đã đạt gần 44 tỷ USD, tăng hơn 12 tỷ USD so với cùng kỳ 2020.

Xuất khẩu máy móc sang đối tác hàng đầu châu Âu tăng 128%
Hiện nay Đức là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu. Thống kê của Tổng cục Hải quan ghi nhận đến hết tháng 4, nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng xuất khẩu sang Đức tăng trưởng mạnh và vượt điện thoại trở thành nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam ở thị trường quan trọng này.

Xuất nhập khẩu của cả nước trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt 154,01 tỷ USD
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt 154,01 tỷ USD, tăng 25,2% (tương ứng tăng 30,98 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

Quảng Ninh: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tại Móng Cái trở lại bình thường
Từ ngày 17/6, hàng hóa thuộc chuỗi hàng đông lạnh của Việt Nam đã xuất khẩu được sang Trung Quốc qua cửa khẩu, lối mở tại Móng Cái, đánh dấu hoạt động xuất nhập khẩu tại đây trở lại bình thường với tất cả các loại hàng hóa.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3/2022 của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 3/2022 (từ ngày 16/3 đến ngày 31/3/2022) đạt 36,66 tỷ USD, tăng 20% (tương ứng tăng 6,11 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 3/2022.

Thị trường Na Uy có tiềm năng đầu tư lớn
Na Uy là một quốc gia Bắc Âu có nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định, người dân có mức sống cao. Tuy dân số nhỏ nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của Na Uy đạt gần 164 tỷ USD trong năm 2020, trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt mức tăng trưởng khoảng 3%/năm trong 5 năm gần đây và đạt 81,32 tỷ USD vào năm 2020.
Đọc thêm Kinh doanh
Dự án tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đề xuất tổng mức đầu tư 20.469 tỷ đồng
Ban Quản lý dự án 2 vừa trình Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
EVN triển khai áp dụng mẫu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính
Kể từ ngày 1/7/2022, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) áp dụng triển khai mẫu hoá đơn điện tử theo hình thức không có mã của cơ quan thuế và thực hiện truyền đầy đủ dữ liệu hoá đơn về hệ thống lưu trữ điện tử của cơ quan thuế.
Xuất khẩu thủy sản quý II tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái
Xuất khẩu thủy sản quý II năm nay đạt trên 3,2 tỷ USD, tăng gần 36% so cùng kỳ năm ngoái. Tổng 6 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản Việt Nam đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021.
Đăng ký BIDV SmartBanking - Rinh quà 500k++
Chương trình diễn ra từ 17/06 - 16/09/2022 với tổng giá trị giải thưởng trên 12 tỷ đồng. Theo đó, khách hàng sẽ được nhận ngay 65,000 đồng vào tài khoản cùng các mã giảm giá 50%, tối đa lên đến 150,000 đồng/mã khi trải nghiệm các dịch vụ tiện ích trên BIDV SmartBanking.
Điện lực Hà Tĩnh đã mua hơn 66 triệu kWh điện mặt trời áp mái nhà
Hệ thống điện mặt trời áp mái nhà đã đóng góp khoảng 22% phụ tải cho hệ thống lưới điện Hà Tĩnh. Hiện nay, toàn tỉnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt trên diện rộng, phụ tải điện tăng đột biến.
Ngành hàng không Việt Nam có tốc độ phục hồi trong top 10 các thị trường hàng không trên thế giới
Mới đây, các chuyên gia ở Hiệp hội Vận tải hàng không đánh giá, với thị trường Việt Nam, dự kiến sẽ có những dấu hiệu tích cực cả ở nội địa và quốc tế sau đại dịch Covid-19 khá rõ nét. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Quảng Nam thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt gần 15 nghìn tỷ đồng
Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cho biết, thu ngân sách 6 tháng đầu năm khoảng 14.838 tỷ đồng, đạt 78,1% dự toán, tăng 40,9% so cùng kỳ. Số tăng thu này nhờ thủy điện đầy nước, dẫn đến thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương đạt 64,7% (400,9 tỷ đồng), tăng 23,4% so cùng kỳ.
Nửa đầu tháng 6, xuất nhập khẩu hàng hóa đạt gần 338 tỷ USD
Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6 năm 2022 đạt 15,11 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 2,9 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 5/2022.
Thủ tục hành chính mỗi nơi hiểu một kiểu khiến doanh nghiệp chạy lòng vòng
Thực tế có nhiều trường hợp cơ quan chức năng mỗi nơi hiểu quy định của Nhà nước một cách khác nhau, khiến DN phải chạy lòng vòng, mất rất nhiều thời gian mà không cơ quan nào giải quyết.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu kinh doanh 2022 lỗ 9.300 tỷ đồng
Vietnam Airlines lên kế hoạch kinh doanh năm nay đạt doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Dù doanh thu tăng, công ty vẫn dự kiến lỗ ròng 9.335 tỷ đồng. Mức lỗ này đã giảm 23,5% so với khoản lỗ năm 2021.