Thứ sáu 20/09/2024 05:33
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Dịch Covid-19: 30,8 triệu lao động Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực

12/10/2020 00:00
Tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập...
aa

Họp báo tình hình lao động lao động việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm năm 2020

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo, ông Phạm Quang Vinh, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết dịch bệnh đang ảnh hưởng nặng nề đến lao động, việc làm toàn cầu. Dự báo khoảng một nửa lao động toàn cầu mất việc, mất sinh kế.

Riêng tại Việt Nam trong quý 2 có thêm 2,4 triệu lao động mất việc, tỉ lệ thất nghiệp cả nước quý 2 năm nay tăng 2,73% (khoảng 1,3 triệu người), trong đó khu vực thành thị tăng 4,46% so với quý trước.

Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6-2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19, bao gồm những người mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Trong đó có khoảng 17,6 triệu người bị giảm thu nhập do dịch bệnh, chiếm tỉ trọng 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng.

Bà Thủy cho biết thêm, trong tổng số 30,8 triệu người bị ảnh hưởng, có 28,7 triệu người có việc làm, 897.500 người thất nghiệp và 1,2 triệu người nằm ngoài lực lượng lao động - không tham gia hoạt động kinh tế.

Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19, với 72% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp xây dựng có 67,8% lao động bị ảnh hưởng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 25,1% lao động bị ảnh hưởng.

Bảng số liệu các ngành có lao động giảm mạnh cùng kỳ

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố, trong quý 2 năm nay tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên giảm so với quý trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước.

Tỉ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp hoặc không có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng mạnh. ‘Điều này cho thấy trước những cú sốc kinh tế, lao động có trình độ chuyên môn thấp hoặc không có chuyên môn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn’ - bà Thủy nhấn mạnh.

5 khuyến nghị về lao động, việc làm

Tại cuộc họp báo, Tổng cục Thống kê đã đưa ra 5 khuyến nghị liên quan tới tình hình lao động, việc làm tại Việt Nam:

1. Đẩy mạnh thực hiện gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng, bảo đảm chi đúng đối tượng, kịp thời và hiệu quả.

2. Nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn chịu tổn thương.

3. Đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19 như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận tải.

4. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người lao động chưa sử dụng hết tiềm năng tham gia học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong trạng thái bình thường mới.

5. Doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất, đáp ứng yêu cầu mới hậu dịch bệnh.

Trong thông cáo báo chí phát đi ngày 10-7, Tổ chức Lao động quốc tế cho biết đây là lần đầu tiên trong năm năm qua ghi nhận thu nhập bình quân tháng của người lao động Việt Nam trong quý II giảm so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,2 triệu đồng, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, ông Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam, tin tưởng rằng Việt Nam ở vị thế tốt hơn hầu hết các nước khác để vượt qua những thách thức về kinh tế và thị trường lao động, giống như đã thành công đối với cuộc khủng hoảng về y tế cộng đồng.

An Nguyễn

Tin bài khác
Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Vì sao Việt Nam cần phải phát triển thị trường chứng khoán xanh?

Tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang tìm kiếm giải pháp bền vững cho phát triển kinh tế.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương - kỳ vọng mới

Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo Lễ Công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển lãm điện, năng lượng.
TP.HCM: 200 doanh nghiệp FDI đối thoại đề xuất cách vận hành thông minh nhất

TP.HCM: 200 doanh nghiệp FDI đối thoại đề xuất cách vận hành thông minh nhất

Nhằm taọ điều kiện kinh doanh một cách thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài (FDI), UBND TP.HCM và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã tổ chức cuộc đối thoại cho 200 doanh nghiệp FDI và các lãnh đạo khu vực phía Nam.
Nghệ An ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Nghệ An ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Ngân hàng TMCP Bắc Á (17/9/1994-17/9/2024), ông Bùi Thanh An - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An biểu dương và ghi nhận những đóng góp của BAC A BANK đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương…
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh khóa XIV; trong đó thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậụ quả bão
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son