Đến năm 2025, khoa học và công nghệ sẽ đóng góp 40% vào tăng trưởng kinh tế
- Kinh doanh
- 09:04 25/02/2020
Việt Nam đặt mục tiêu vào năm 2025, thông qua yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), hoạt động khoa học và công nghệ sẽ đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt đề án "Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025". Mục tiêu tổng quát của đề án nhằm cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, logistics và vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, du lịch, tăng cường xuất khẩu dịch vụ, giảm thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, hướng tới thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo khuôn khổ chính sách và thể chế đồng bộ hướng vào việc xây dựng ngành dịch vụ chất lượng, hiệu quả và cạnh tranh; tạo lập hệ thống đòn bẩy kinh tế hợp lý, ổn định và dài hạn để thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo nguyên tắc cơ chế thị trường trong phân bổ các nguồn lực phát triển các ngành dịch vụ.
Du lịch được kỳ vọng đến năm 2025 đóng góp trên 10% GDP thông qua việc thu hút khoảng 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa; du lịch, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 45 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD và tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp...
Nhấn mạnh vai trò của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Việt Nam có khả năng chủ động trong việc sản xuất được các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin, điện tử, các thiết bị viễn thông quan trọng phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn thông tin và chủ quyền quốc gia số.

Ảnh minh họa
Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thông qua yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) của hoạt động khoa học và công nghệ đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng kinh tế vào mốc năm 2025.
Về tài chính - ngân hàng, đến năm 2020, ít nhất 12 – 15 ngân hàng thương mại áp dụng Basel và đến năm 2025 tất cả các ngân hàng đều áp dụng tiêu chuẩn này. Đồng thời, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập của các ngân hàng đạt 16-17%; tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống dưới 3%; ít nhất 2-3 ngân hàng Việt nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á.
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, sau 5 năm tới, bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 4,6 triệu người, ít nhất 85% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; phát triển quy mô và mạng lưới trường các cấp bậc học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục; hội nhập quốc tế về giáo dục.
Về logistics và vận tải, đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ logistics vào GDP đạt 8-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 10-15% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.
Về y tế, Việt Nam phấn đấu đạt 30 giường bệnh, 10 bác sĩ trên 1 vạn dân vào năm 2025. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số. Tỷ trọng chi tiêu công cho y tế đạt 4% GDP. Tỷ trọng chi tiêu tiền túi giảm còn 35% tổng chi cho y tế. Tỷ lệ hộ gia đình có chi phí y tế thảm họa không quá 2%.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện kế hoạch như tạo lập môi trường chung cho phát triển các ngành dịch vụ, phát triển hệ thống tổ chức tín dụng đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin; giáo dục đào tạo; du lịch...
Bảo Lâm
Tin liên quan
#tăng trưởng kinh tế

ASEAN Today: Những dấu ấn nổi bật của Việt Nam trong năm 2020
Theo bài viết trên trang ASEAN Today, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng toàn cầu và khu vực do COVID-19 gây ra, thiên tai, Việt Nam tiếp tục thể hiện sự thành công rõ rệt trong cuộc chiến vừa chống đại dịch và tăng trưởng kinh tế.

Khoa học công nghệ đóng góp tích cực vào thành quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Khoa học và công nghệ có những đóng góp quan trọng khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng dương 2,91%, là một trong những quốc gia tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.

EVFTA: Cú hích tăng trưởng kinh tế sau đại dịch
Hiệp định EVFTA được kỳ vọng mở ra cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.

Cải thiện môi trường kinh doanh: Thay đổi tư duy quản lý để thúc đẩy phát triển
Tình hình kinh tế thế giới hiện vẫn đang bất ổn bởi đại dịch Covid-19. Để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao nhất có thể, theo các chuyên gia, Việt Nam phải giải quyết tốt hơn “bài toán” về chính sách để doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế nhanh chóng phục hồi.

Nhiều khó khăn trong dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
Các động lực tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm 2020 thông qua 3 trụ cột là kích thích tiêu dùng, thúc đẩy đầu tư và mở rộng thị trường.

Có nên ‘ép’ tăng trưởng tín dụng?
Nếu cố đẩy tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá đạt mục tiêu trong bối cảnh sức cầu của nền kinh tế cũng như doanh nghiệp còn yếu thì sẽ đẩy nợ xấu phình to như 10 năm trước.
Đọc thêm Kinh doanh
Thông báo thu hồi 5370 xe ô tô Mitsubishi Outlander
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phát đi thông báo Công ty TNHH Ô tô Mitsubishi Việt Nam thu hồi 5.370 xe ô tô Mitsubishi Outlander để thay thế bơm xăng.
Nhìn lại năm bết bát và thất thu của hai “ông lớn” sản xuất máy bay
Việc khách hủy đơn hàng quá ít, thêm vào đó hàng loạt hãng hàng không hoãn nhận máy bay đã đẩy Boeing và Airbus lâm vào khủng hoảng tài chính, buộc phải giảm sản lượng và sa thải hàng nghìn nhân viên.
Đường dây nóng ngành đường sắt phục vụ dịp Đại hội Đảng và Tết Tân Sửu
Những thông tin chi tiết về các số điện thoại đường dây nóng 24/7 vừa được Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) công bố.
Hơn 200 thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, tính đến ngày 18/1/2021, danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã tăng lên 205 thương nhân.
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đạt mức 18% với quy mô 11,8 tỷ USD
Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.
Sẽ triển khai Dự án tổ hợp chế biến thịt heo tại Thanh Hóa với số vốn đầu tư 1,4 tỷ USD
Dự án tổ hợp chế biến thịt heo có tổng quy mô trang trại chăn nuôi heo 5 triệu con/năm, diện tích ít nhất 1.000ha; lò mổ và nhà máy chế biến với sông suất 0,6 triệu tấn/năm với tổng diện tích khoảng 400ha...
Mở chuỗi siêu thị cho công nhân... ghi nợ
Đặt ra mục tiêu phục vụ riêng cho 400 nghìn người lao động của 1.600 doanh nghiệp tại các khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, siêu thị phúc lợi đầu tiên vừa được khai trương sáng 22/1.
Hàn Quốc tiếp tục siết chặt kiểm tra bột có thành phần trái nhàu đến từ Việt Nam
Giai đoạn từ 24/12/2009-23/12/2020, sản phẩm dạng bột có thành phần trái nhàu từ 50% trở lên của Việt Nam bị Hàn Quốc áp dụng phương thức kiểm tra chặt về chỉ tiêu thôi nhiễm kim loại.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc thực vật
Trước đó, Tổng cục Hải quan đã nhận được Công văn Công văn số 7415/BYT-YDCT của Bộ Y tế phúc đáp Công văn số 7524/TCHQ-GSQL ngày 25/11/2020 của Tổng cục Hải quan về chính sách nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật.
Điều kiện miễn, giảm thuế đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ
Thông tư số 03/2021/TT-BTC hướng dẫn về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 1/02/2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.