Thứ ba 01/07/2025 14:00
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đề xuất Thành lập Khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải

Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng có vị trí chiến lược thuận lợi có đường biển, đường hàng không, đường bộ rất thuận lợi để thành lập khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải trong vùng Đông Nam Bộ. Đó là một trong những đề xuất tại Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024.

Cần một khu thương mại tự do để đẩy mạnh phát triển kinh tế

Đề xuất Thành lập Khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải - mở ra cơ hội cho vùng Đông Nam Bộ
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc tại diễn đàn

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, logistics là ngành dịch vụ được ví như những “mạch máu”của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Là quốc gia nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng hoá tập trung giao lưu mạnh và nền kinh tế có độ mở lớn (trên 200%), cùng 17 Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, thực thi với gần 70 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó bao gồm hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới, chiếm 90% GDP toàn cầu); kim ngạch xuất nhập khẩu và thương mại điện tử luôn tăng trưởng ở mức hai con số, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển dịch vụ logistics.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết: Chính phủ phát đi thông điệp về việc thu hút khuyến khích đầu tư, phát triển các khu thương mại tự do với chính sách đủ mạnh, khả thi và có cơ chế thông thoáng, hấp dẫn để tạo động lực đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung và ngành dịch vụ logistics nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Khu thương mại tự do là một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng và là công cụ hữu hiệu để các quốc gia tận dụng tối đa lợi ích mà quá trình hội nhập mang lại. Thực tế những năm qua, mô hình Khu thương mại tự do đã được nhiều quốc gia (như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, UAE…) áp dụng rất thành công, giúp giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và tối ưu hóa dòng chảy hàng hóa, nâng cao năng lực logistics, thu hút đầu tư nước ngoài.

Do vậy, Bộ Công thương, với vai trò đầu mối quản lý nhà nước về dịch vụ logistics đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến năm 2050, theo đó, dự thảo Chiến lược đã đề xuất nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt (trong đó có giải pháp về xây dựng Khu thương mại tự do) nhằm hiện thực hoá mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về logistics, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Với vị trí địa lý chiến lược và tiềm năng, thế mạnh về phát triển hạ tầng cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, các đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam hội đủ điều kiện thuận lợi để xây dựng, phát triển các khu thương mại tự do quy mô lớn và hiện đại.

Đề xuất Thành lập Khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải - mở ra cơ hội cho vùng Đông Nam Bộ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của ngành logistics

Tại diễn đàn Logistics Việt Nam 2024, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã nhận định trong thời gian qua ngành logistics đã đạt được nhiều thành tựu. Trong đó hạ tầng có nhiều đầu tư, nâng cấp, đột phá góp phần giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chi phí logistics còn cao, quy mô của ngành logistics so với nền kinh tế, so với thế giới còn thấp... Doanh nghiệp còn chưa mạnh, chưa có cơ chế hỗ trợ phát triển. Kho bãi cảng cạn còn hạn chế cả về số lượng, quy mô và chất lượng. "Chúng ta cần sáng tạo để bay cao, đổi mới để vươn xa, hội nhập để phát triển, nhưng phải theo xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn... có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của ngành logistics", Thủ tướng đề nghị.

Đề xuất xây dựng khu Thương mại Tự do tại cảng Cái Mép – Thị Vải

Là địa phương có nhiều ưu thế để hình thành một khu thương mại tự do, Cảng Cái Mép – Thị Vải của Bà Rịa – Vũng Tàu đang được Tỉnh và các bộ ngành đề xuất thành lập một khu thương mại tự do.

Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí chiến lược, là cửa ngõ hướng ra Biển Đông của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân hiền hòa, mến khách. Trong những năm gần đây được Trung ương quan tâm đầu tư nguồn lực, mạng lưới giao thông vùng Đông Nam Bộ và liên vùng đang được hoàn thiện, cùng với việc phát triển Cảng hàng không quốc tế Long Thành, hiện đại hóa Cảng biển Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển tầm cỡ khu vực và thế giới gắn với phát triển trung tâm logistics cấp quốc gia và quốc tế theo mô hình “cảng xanh, logistics xanh” đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Năm 2024, ước GRDP Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng trên 10,52%, GRDP bình quân đầu người hơn 9.000 USD/người/năm. Bà Rịa - Vũng Tàu đặt ra kế hoạch tốc độ tăng trưởng năm 2025 và các năm tiếp theo dự kiến tăng trên 10%/năm. Với sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành điểm đến đầy tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, tầm cỡ thế giới đến đến đầu tư, kinh doanh. Đến nay đã thu hút đầu tư qui đổi khoảng 50 tỷ USD; trong đó, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 34 tỷ USD.

Đề xuất Thành lập Khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải - mở ra cơ hội cho vùng Đông Nam Bộ
Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh mong muốn Cảng Cái Mép - Thị Vải được thành lập Khu thương mại tự do

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh khẳng định: Việc hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ chính là một bước đi chiến lược để hoàn thiện hạ tầng logistics vùng Đông Nam Bộ. Sớm hình thành Khu thương mại tự do Cái Mép Hạ kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển nước sâu Cái Mép - Thị Vải một cách đồng bộ, tạo ra lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của quốc gia để làm mới động lực cũ, tạo ra động lực mới trong thu hút đầu tư thế hệ mới trong không gian dịch vụ - công nghiệp - đô thị trên hàng lang kinh tế Đông Tây từ Mộc Bài đến Cái Mép - Thị Vải.

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mở ra thời cơ mới, vận hội mới, phát triển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ.

Tỉnh đang từng bước hình thành phát triển 04 ngành công nghiệp mới: Hóa dầu, công nghiệp chế tạo thiết bị điện gió, trung tâm dầu khí hóa lỏng, công nghiệp sinh học; tiếp tục phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường" để tập trung thúc đẩy Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo và trung tâm chuỗi cung ứng ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi trên thế giới, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ khi tham dự Chuỗi sự kiện dầu khí và điện gió ngoài khơi vào tối 1/12 tại Trung tâm Công nghiệp năng lượng và dịch vụ hậu cần cảng của Tổng công ty cổ phần dịch vụ kĩ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC), Bí thư Phạm Viết Thanh cho biết thêm.

Tại diễn đàn nhiều ý kiến đồng tình nên thành lập một khu thương mại tự do tại Cảng Cái Mép – Thị Vải. Bà Cao Cẩm Linh – Trưởng ban Nghiên cứu, Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt Nam đồng quan điểm. Cảng Cái Mép – Thị Vải có nhiều ưu thế để thành lập khu thương mại tự do dù chưa có báo cáo nào trước đó nên Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần mạnh dạn vượt qua nỗi sợ để thực hiện dự án này.

Theo ông Đặng Thanh Sơn – Phó Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều ưu thế hình thành khu Thương mại tự do, tuy nhiên chúng ta cũng cần cơ chế, chính sách tạo thuận lợi giữa các Ban, Bộ, ngành để khu Thương mại Tự do đầu tiên được thực hiện một cách nhanh nhất.

Đến từ đất cảng Hải Phòng, ông Lê Hồng Cẩm – Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Cảng Hải Phòng nêu ý kiến: Việc thành lập Khu thương mại tự do chúng ta đã đưa ra vấn đề này bàn thảo quá lâu. Kinh nghiệm ở các nước như Indonesia, Malaysia, Trung Quốc... họ rất thành công với mô hình này. Nếu thành lập một khu thương mại tự do (FTZ) thì doanh nghiệp logistics hưởng lợi rất nhiều từ đó và chúng ta thu được thuế. Bây giờ chúng ta hãy làm đi rồi sai đâu sửa đó. Nếu vị trí khu thương mại dưới 50ha Chính phủ ủy quyền cho Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động giống như cấp khu chế xuất. Còn nếu 100 ha trở lên thì Chính phủ gửi các Bộ ban ngành khác để tham vấn. Chúng ta không cần nhìn vào hàng không hay cảng biển. Cả ba khu vực Bắc – Trung – Nam đều có thế mạnh. Mà tôi tin hạ tầng giao thông của chúng ta đủ ngang tầm với các nước trong khu vực.

Tin bài khác
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Lễ công bố tổ chức hành chính mới của tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày 30/6, đánh dấu bước chuyển lịch sử với mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

8h sáng nay 30-6, tất cả các tỉnh, thành cả nước đồng loạt tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.