Thứ sáu 27/12/2024 16:59
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Đề xuất lập ban chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế

12/10/2020 00:00
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng nền kinh tế đang gặp rất nhiều thách thức sau dịch Covid-19, đặc biệt là nguy cơ suy thoái, nên cần lập ban chỉ đạo quốc gia.

Trong bài phát biểu khoảng 10 phút tại Hội nghị Chính phủ và địa phương 6 tháng đầu năm tổ chức sáng 2/7, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam đang gặp thách thức lớn về kinh tế sau dịch Covid-19.

Ông nhiều lần cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế và đề xuất một loạt biện pháp để tránh điều này trong bối cảnh cấp bách hiện nay.

Tình hình 6 tháng cuối năm dự báo rất thách thức

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng diễn biến dịch bệnh còn rất phức tạp, khó lường và Việt Nam chưa thể mở cửa trở lại với các quốc gia. Do đó, triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu là rất khó khăn, phụ thuộc nhiều vào khả năng sản xuất được vaccine, thuốc điều trị Covid-19.

Bộ trưởng KHĐT nhấn mạnh nếu để dịch bùng phát trở lại trong nước thì hậu quả sẽ rất nặng nề, sẽ có nhiều doanh nghiệp bị tổn thương, tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản...

Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Nếu dịch bùng phát lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành quả phát triển của đất nước trong những năm gần đây. Ngoài ra, sẽ mất rất nhiều năm, nhiều chi phí để phục hồi, gây dựng lại nền kinh tế và có thể bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng không được phép chủ quan trước dịch bệnh, không được mất động lực trong bối cảnh đất nước an toàn trong khi nhiều nước còn đang vật lộn với dịch bệnh. Bối cảnh thế giới đã và đang đặt ra những thách thức lớn trong cả ngắn hạn, trung và dài hạn đối với kinh tế Việt Nam nhưng cũng mở ra những cơ hội và động lực mới cho phát triển của nước.

Ông nhấn mạnh tình hình 6 tháng cuối năm dự báo rất thách thức, sức ép về kiểm soát lạm phát là rất lớn, thị trường đầu ra cho sản xuất kinh doanh, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, dệt may, da giày... còn gặp nhiều khó khăn. Để kích thích tăng trưởng, phục hồi nhanh và thúc đẩy phát triển.

“Chống suy thoái kinh tế như chống giặc"

Nói về nguy cơ suy thoái kinh tế và giải pháp phục hồi, Bộ trưởng KHĐT đề xuất tập trung vào một số vấn đề.

Thứ nhất, ông cho rằng cần xây dựng và quán triệt phương châm hành động mới để phục hồi và phát triển kinh tế. Cần nhận thức đúng mức độ nghiêm trọng và khẩn cấp của tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, tuyệt đối không chủ quan.

Ông đề xuất xác định nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế với phương châm “chống suy thoái kinh tế như chống giặc” như tinh thần “chống dịch như chống giặc”.

ban chi dao chong suy thoai kinh te anh 2

Bộ trưởng KHĐT cũng đề xuất Chính phủ trình Ban Bí thư thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19 do Thủ tướng làm Trưởng ban, thành viên là đại diện từ các cơ quan trong hệ thống chính trị để quyết tâm sớm triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ và phục hồi tăng trưởng cho nền kinh tế.

Ông cũng đề xuất khẩn trương tổ chức các đoàn công tác của Chính phủ, đoàn công tác liên ngành và của từng bộ, ngành kiểm tra, làm việc cụ thể với các vùng động lực, địa phương lớn (như TP.HCM...) để trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vấn đề hỗ trợ tăng trưởng.

Một trong các biện pháp chống suy thoái kinh tế là phát huy tối đa các lợi thế để đón nhận hiệu quả sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế phục vụ phát triển đất nước.

Ngoài ra, cần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số trong nước, tham gia xây dựng các quy chuẩn, quy định, luật chơi mới trong quản trị kinh tế toàn cầu và khu vực.

Bộ trưởng đề xuất cần mở rộng không gian phát triển, tìm kiếm thêm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, sắp xếp, tổ chức lại và phục hồi, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, hướng tới xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát triển bền vững hơn.

Người đứng đầu ngành KHĐT cũng đề xuất cần tập trung rà soát nhằm phát huy mọi dư địa tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng dự án lớn, trọng điểm.

Cần triển khai mạnh mẽ các chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới.

Khuyến khích tổ chức tín dụng triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi để góp phần duy trì, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Ông cho rằng cần tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay ngân hàng với lãi suất hợp lý, bảo đảm khôi phục sản xuất, việc làm cho người lao động.

Hiếu Công

Tin bài khác
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho đường sắt tốc độ cao

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh yêu cầu tập trung đào tạo nhân lực, chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận hành các tuyến đường sắt tốc độ cao, trong bối cảnh các dự án quan trọng đang được triển khai.
Kinh nghiệm và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Kinh nghiệm và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp và chuyên gia, ban ngành đã cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
TP. Đồng Xoài (Bình Phước) kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng, hướng đến mục tiêu đô thị hiện đại

TP. Đồng Xoài (Bình Phước) kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng, hướng đến mục tiêu đô thị hiện đại

Ngày 26/12/2024, TP. Đồng Xoài (Bình Phước) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng (26/12/1974 - 26/12/2024). Sự kiện có sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao, trong đó có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng lãnh đạo các tỉnh Bình Phước, Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% trong năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 10% trong năm 2025

Sáng 26/12/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; quán triệt triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bình Phước quyết tâm đưa ngành điều thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bình Phước quyết tâm đưa ngành điều thành ngành kinh tế mũi nhọn

Chiều 25/12, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị về việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 15/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển ngành điều Bình Phước giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục năm 2024, đối diện khó khăn trong năm 2025

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục năm 2024, đối diện khó khăn trong năm 2025

Xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 đạt kỷ lục về khối lượng và giá trị, nhưng dự báo năm 2025 sẽ gặp khó khăn do sự trở lại mạnh mẽ của Ấn Độ và thị trường cạnh tranh.
Nông nghiệp tỉnh Bình Dương chuyển mình hướng đến nâng cao giá trị bền vững

Nông nghiệp tỉnh Bình Dương chuyển mình hướng đến nâng cao giá trị bền vững

Thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Bình Dương đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt.
Năm 2025 đầy hứa hẹn với thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Năm 2025 đầy hứa hẹn với thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Dù triển vọng thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2025 rất lạc quan, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng với các yêu cầu khắt khe hơn từ thị trường Hoa Kỳ.
Bình Phước: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

Bình Phước: Quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Công văn số 5435/UBND-TH vào ngày 24/12/2024, yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024

Những sự kiện nổi bật của ngành Giao thông Vận tải năm 2024

Ngành Giao thông Vận tải 2024 có nhiều dấu ấn quan trọng, từ các dự án lớn đến thay đổi lãnh đạo, với mục tiêu phát triển hệ thống giao thông hiện đại, bền vững.
Biện pháp phòng vệ thương mại mang về khoản thu hơn 1.200 tỷ/năm

Biện pháp phòng vệ thương mại mang về khoản thu hơn 1.200 tỷ/năm

Thu ngân sách nhà nước từ các biện pháp phòng vệ thương mại dao động từ 1.200 đến 1.500 tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt tập trung vào các ngành sản xuất quan trọng.
Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng năm 2025

Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng năm 2025

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025, tổ chức tại Hà Nội chiều 23/12/2024.
Ngành Hải quan đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025

Ngành Hải quan đối mặt nhiều thách thức trong năm 2025

Ngành Hải quan đang đối mặt với khối lượng công việc lớn và phải triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng ngay từ những tháng đầu năm 2025.
Ngành Công Thương chủ động chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Ngành Công Thương chủ động chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển" đã diễn ra sáng 23/12/2024 tại Hà Nội.
Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ tháng 1/1/2025, Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Đức Tâm cho biết trong tháng 1 năm sau sẽ hoàn thành hướng dẫn văn bản thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống.