Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 10
- Pháp luật doanh nghiệp
- 14:37 30/09/2021
DNHN - Trong 10 năm thực thi vừa qua (2011-2021), các quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) và các văn bản hướng dẫn Luật đã góp phần thay đổi mạnh mẽ, đồng thời, kiến tạo các khung khổ, nền tảng cơ bản vững chắc để tiếp tục tạo dựng sự phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam.
Người tiêu dùng được bảo vệ từ “gốc”
Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã được Quốc hội khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Từ khi ra đời đến nay, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đã góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó, đặc biệt là việc hình thành hệ thống văn bản pháp luật, hệ thống cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương; mạng lưới các Hội Bảo vệ NTD và một số thành tựu trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ NTD, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm khuyết tật, bảo hành và thực thi các trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.
Theo đánh giá, quyền lợi của NTD đã được tôn trọng hơn, bình đẳng hơn, tính công khai minh bạch trong mua bán đã được cải thiện, đặc biệt đã bắt đầu thực hiện việc bảo vệ NTD từ “gốc” - bảo vệ theo chuỗi sản xuất phân phối, hàng hóa có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Các đơn vị bán lẻ từng bước xây dựng được thương hiệu của mình thông qua công tác phục vụ và công tác bảo vệ NTD.
Thống kê của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD (Bộ Công Thương) cho thấy, số lượng các Hội Bảo vệ NTD được thành lập mới tại các tỉnh, thành phố đã có sự gia tăng đáng kể, từ 44 hội trên cả nước vào năm 2012 lên 56 hội vào năm 2020. Trong đó, nhiều hội đã phát triển mạng lưới xuống cấp huyện, xã, cũng như thành lập nhiều chi hội trực thuộc. Một số hội tại các địa phương đã đăng ký thành viên của Hội Bảo vệ NTD Việt Nam, tạo thành một khối tổ chức thống nhất, cùng hoạt động vì mục tiêu bảo vệ NTD.
Song song với đó, công tác tư vấn, hỗ trợ NTD giải quyết khiếu nại tại các cơ quan nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tại địa phương đã ghi nhận số lượng vụ việc khiếu nại, phản ánh gia tăng rõ nét, từ chỗ chỉ có trên dưới 100 vụ việc/năm trong giai đoạn 2011-2012 đã tăng lên trên 500 vụ/năm trong giai đoạn 2015-2020...

Quyền lợi của NTD đã được tôn trọng hơn, bình đẳng hơn, tính công khai minh bạch trong mua bán đã được cải thiện.
Một trong những kết quả rất nổi bật là việc xây dựng và đưa vào vận hành tổng đài tư vấn hỗ trợ NTD tại đầu số miễn phí cước gọi đến 1800.6838. Thống kê cho thấy, năm 2020, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD đã tiếp nhận hơn 14.000 phản ánh, khiếu nại, yêu cầu tư vấn từ NTD; trong đó, chủ yếu tăng mạnh thông qua Tổng đài tư vấn và hỗ trợ NTD 1800.6838. Mặc dù vậy, trong năm 2020 có tới 11.211 cuộc gọi tới tổng đài của Bộ Công Thương nhưng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ NTD chỉ có thể tiếp nhận và trả lời được khoảng 80 - 90% cuộc gọi đến. Đây là con số khá cao so với khoảng 60% cuộc gọi tới được trả lời vào giai đoạn 2015-2019.
Với số lượng cuộc gọi này cho thấy, việc phản ánh, khiếu nại của NTD ngày càng tăng lên cùng với năng lực xử lý tại các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những tồn tại chưa được xử lý hết. Thực tế cho thấy, quyền lợi của NTD vẫn bị xâm phạm nhiều bởi một số doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ, chính xác những quy định pháp luật về vấn đề này. Nhiều phản ánh về hiện tượng tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại cho NTD (chủ yếu liên quan đến các giao dịch trên môi trường mạng); vi phạm quyền được bảo vệ thông tin của NTD, quấy rối NTD. Trong đó, chủ yếu là lĩnh vực như nhà chung cư, bất động sản, bảo hiểm, tiêu dùng.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền đã được chủ động và thường xuyên, liên tục thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nổi bật là hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của NTD Việt Nam (ngày 15/3) hàng năm luôn ghi nhận sự tham gia của ít nhất 58 tỉnh, thành phố với nhiều hoạt động hướng tới NTD. Tổ chức hàng chục nghìn hội thảo, tập huấn, mittinh, phát hành sách báo, tạp chí và tài liệu tuyên truyền; phát hàng triệu tờ rơi, các buổi phát thanh, truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của NTD, cộng đồng doanh nghiệp đối với các quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD.
Thêm vào đó, phạm vi và đối tượng tuyên truyền cũng đã được mở rộng, không chỉ tập trung ở các vùng thành thị mà đã định hướng xuống các địa phương, vùng sâu, vùng xa và hướng tới đối tượng đặc biệt (đồng bào dân tộc) hoặc các nhóm đối tượng như học sinh, sinh viên...
Bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng
Bên cạnh các kết quả đạt được, một vấn đề hạn chế, tồn tại trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD cũng đã được chỉ rõ là hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan liên ngành tại địa phương chưa cao, chưa phát huy được hiệu quả trong thúc đẩy các hoạt động bảo vệ NTD tại địa phương. Trong khi đó, kết quả đánh giá quá trình thực thi Luật cũng cho thấy, địa phương nào có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức thì công tác bảo vệ NTD tại địa phương đó sẽ có nhiều kết quả khởi sắc, thu hút được sự tham gia của đông đảo các chủ thể tại địa phương, qua đó, nâng cao hiệu quả bảo vệ NTD trên địa bàn.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ NTD Việt Nam cho biết: Từ thực tiễn 10 năm thực thi, Luật đã bộc lộ nhiều hạn chế và không đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn xã hội như tên gọi. Quyền lợi cơ bản của NTD vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD (Hội bảo vệ NTD) có nhiều đóng góp trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Nhưng hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đáng chú ý, trong bối cảnh hoạt động thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, với các hình thức mua bán trực tuyến trên các website thương mại điện tử, qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo… đã xuất hiện nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi NTD mới. Trong khi đó, một số quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi NTD chưa rõ ràng hoặc không còn phù hợp với bối cảnh thương mại điện tử và mô hình kinh doanh trên mạng. Dẫn đến việc nhiều người bị xâm phạm quyền lợi nhưng không biết phản ánh với cơ quan, tổ chức nào, không biết địa chỉ để khiếu nại.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ quyền lợi NTD trong thời gian tới, việc xây dựng và phát huy hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD là vấn đề cấp thiết, mang tính định hướng cho thành công của công tác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NTD cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh. Đồng thời, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật phục vụ đắc lực cho việc thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh và bền vững tại Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo Báo Công thương
Bài liên quan
#quyền lợi

Nỗ lực hơn nữa vì lợi quyền của người lao động và doanh nghiệp
Đây là chỉ đạo quan trọng của lãnh đạo Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đối với Cục An toàn lao động tại Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Cục và Hội thảo đề xuất xây dựng, sửa đổi pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động vừa được đơn vị này tổ chức tại Hà Nội.
Đọc thêm Pháp luật doanh nghiệp
Bài 5: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính vụ việc cấp GCN ĐKKD thay đổi lần thứ 7 của Công ty Naviland
Công ty CP Naviland được Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 7 với nội dung thay đổi Người đại diện theo pháp luật- Tổng Giám đốc trong sự bất ngờ của 2/3 cổ đông công ty này do không biết có sự thay đổi này. Hồ sơ xin thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bị phát hiện “đầy rẫy” những điểm không hợp lệ.
Nhiều doanh nghiệp khai khoáng lĩnh án phạt do xả thải sai quy định
Do xả thải, đổ thải sai quy định, hàng loạt doanh nghiệp khai khoáng ở các tỉnh miền núi Hà Giang, Yên Bái bị cơ quan chức năng xử phạt hàng trăm triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.
Hà Tĩnh: Vi phạm khai thác khoáng sản, 4 doanh nghiệp bị xử phạt
Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh vừa xử phạt 4 doanh nghiệp với số tiền 282 triệu đồng do có các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản
Nghệ An: Thu hồi 41,53ha thuộc giai đoạn 2 Dự án trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân do chậm tiến độ
UBND tỉnh Nghệ An vừa đồng ý chủ trương thu hồi diện tích 41,53ha thuộc giai đoạn 2 Dự án trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân tại phường Nghi Hương, TX. Cửa Lò vì chậm tiến độ…
Dự án Nhà ở xã hội Thuận Thành Royal: Vì sao UBND huyện yêu cầu Công an vào cuộc?
UBND huyện Thuận Thành- Bắc Ninh đã có văn bản gửi Công an huyện chủ trì phối hợp với Phòng Kinh tế & hạ tầng và các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra, rà soát, yêu cầu chủ đầu tư dừng mọi hoạt động đầu tư xây dựng (nếu có). Đồng thời xác minh, ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân có hoạt động đầu cơ, thổi giá, lừa đảo, rửa tiền, có hành vi trục lợi liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản tại dự án Nhà ở xã hội Thuận Thành (Thuận Thành Royal).
Nguyên Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long bị khai trừ khỏi Đảng
Ông Phạm Hồng Hà đã có những vi phạm, khuyết điểm: Trong thời gian giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình; làm trái quy định của Nhà nước về đấu thầu, quản lý đầu tư; bản thân và một số cán bộ, nhân viên thuộc quyền bị xử lý hình sự.
Sau loạt sai phạm của Đất Phương Nam, dự án Ascent Lakeside "về tay" Tiến Phát Sanyo Homes
UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định xử phạt số 1676 đối với Công ty Đất Phương Nam do loạt sai phạm khi xây dựng dự án cao ốc thương mại, dịch vụ và căn hộ Lakeside Tower (tên khác Ascent Lakeside). Hiện dự án này lại được Công ty CP Tiến Phát Sanyo Homes tiếp tục thực hiện.
Hà Tĩnh: Xử lý 34 vụ gian lận sử dụng điện với tổng số tiền 345,707 triệu đồng
Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã phát hiện và phối hợp xử lý 34 vụ gian lận sử dụng điện, sản lượng điện năng truy thu 106.594 kWh, tương ứng số tiền 345,707 triệu đồng…
Chủ đầu tư dự án Du lịch sinh thái Song Phương bị "bêu tên" vì nợ thuế
Công ty CP Thương mại và dịch vụ Phương Viên - chủ đầu tư dự án Điểm dịch vụ du lịch sinh thái Song Phương (huyện Hoài Đức) đang nợ thuế hàng chục tỷ đồng.
Bộ Công an: Đưa 7 dự án của FLC tại Thanh Hóa vào "tầm ngắm"
Việc cung cấp hồ sơ các dự án trên để phục vụ việc điều tra vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán" xảy ra tại Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan...