Đánh giá khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch, phát triển KT-XH
- 1
- Vấn đề
- 11:37 04/10/2021
DNHN - Việc Ban Chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo, hoàn thiện các nội dung liên quan đến quan điểm, chủ trương phòng, chống dịch bệnh COVID-19, phát triển kinh tế-xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước, thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương năm nay có ý nghĩa quan trọng đặc biệt và cũng hết sức phức tạp do bối cảnh, tình hình diễn biến phức tạp, biến động bất thường; bên cạnh thời cơ, thuận lợi, cũng đã xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới, gay gắt và nặng nề hơn so với dự báo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Hội nghị thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2021. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Vấn đề về kinh tế-xã hội năm 2021-2022 là một trong những nội dung quan trọng được Hội nghị Trung ương 4 lần này xem xét, cho ý kiến.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo ra xung lực mới và khí thế mới cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á và nước ta; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế-xã hội theo hướng: Nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị trường trong nước, phát triển kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử...
Kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng còn chậm, không đồng đều, chưa thật sự vững chắc, còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng phòng, chống, thích ứng an toàn với dịch; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thành công rất tốt đẹp của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo tiến hành rất thành công Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; sớm kiện toàn các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước; khẩn trương xây dựng các chương trình và tích cực tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước, đầu tư công năm 2021 và 5 năm 2021-2025.
Toàn hệ thống chính trị đã chủ động, tích cực vào cuộc; kế thừa, phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được; khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; và bình tĩnh, tỉnh táo đề ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để xử lý kịp thời, đúng đắn những vấn đề mới phát sinh do tác động bất lợi của đại dịch gây ra.
Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch lần thứ tư từ cuối tháng 4 đến nay, với biến chủng mới - Delta, lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, khó kiểm soát đã ảnh hưởng lớn, hết sức tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta; đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ta và tâm lý, tâm trạng xã hội; đặc biệt là đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào ta, trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các y, bác sĩ, nhân viên y tế và cán bộ cơ sở nơi tuyến đầu chống dịch.
Vì vậy, cùng với Tờ trình tổng hợp chung, Ban cán sự đảng Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng các báo cáo về tình hình phòng, chống đại dịch COVID-19; quan điểm, chủ trương và giải pháp về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 3 năm 2022-2024; cũng như việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 07-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII.
Nêu rõ, các báo cáo này có quan hệ hữu cơ, mật thiết với nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Hội nghị dành thời gian nghiên cứu thật kỹ các tài liệu đã gửi và căn cứ vào thực tế tình hình ở các ngành, lĩnh vực, địa phương mình để thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2021, nhất là dự báo về tình hình đại dịch COVID-19 trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới.
Chú ý tổng kết, đánh giá sự cần thiết, đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả, cũng như những hạn chế, bất cập trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua. Chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; phân tích làm rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.
Đối chiếu, phân tích khả năng hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đã dự kiến cho năm 2021, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ sớm kiểm soát được dịch bệnh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình và ổn định để phát triển đất nước trong tình hình mới.
Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra, nhất là tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới; nắm bắt thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, xác định rõ quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới; mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất; các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho năm 2022, bảo đảm sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài chính - ngân sách Nhà nước hằng năm, gắn với việc phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, thực sự khách quan, công tâm, không né tránh, không bi quan nhưng cũng không tô hồng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến cuối năm 2021 và trong cả năm 2022.
Nguyễn Hoàng/ Baochinhphu.vn
Bài liên quan
#phát triển kinh tế

Đề xuất một số chính sách đặc thù tại Chương trình phục hồi và phát triển KTXH
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, tham vấn các đối tác phát triển, doanh nghiệp, ngành hàng, chuyên gia, nhà khoa học, đồng thời, tiếp thu ý kiến thảo luận tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV để xây dựng, hoàn thiện dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp mới trong năm 2022
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2019-2020; thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp mới; bổ sung 4 cụm công nghiệp mới vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

Đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột
Chính phủ đã đồng ý chủ trương xây dựng thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Buôn Ma Thuột trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Nhìn lại dấu ấn 25 năm của tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một trong những tỉnh, thành phố phát triển kinh tế nhất phía Nam. 2022 là năm kỷ niệm 25 năm thành chia tách tỉnh Sông Bé thành lập tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương. Qua 25 năm, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương đã phát triển vượt bậc. Từ một tỉnh kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đến nay chuyển đổi và trở thành tỉnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị mạnh mẽ.

Kinh tế sẽ là trọng tâm hợp tác trong quan hệ Việt Nam - Sierra Leone
Chiều 15/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sierra Leone cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Sierra Leone thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 20-3.

Kiểm soát chặt chẽ thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp 'ăn theo' giá xăng dầu để trục lợi
Trước diễn biến giá xăng dầu tăng cao, Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng chịu tác động từ giá xăng dầu để kịp thời xử lý tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý.
Đọc thêm Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu
Chiều ngày 27/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) tại tuyến đầu dự án (Km29 đường Hòa Lạc - Hòa Bình, phường Kỳ Sơn - TP Hòa Bình). Tham gia đoàn công tác có ông Nguyễn Văn Thể, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT.
Lợi ích thiết thực của việc hưởng lương hưu khi tham gia BHXH
Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách BHXH, đảm bảo an sinh xã hội lâu dài cho người lao động (NLĐ) khi hết tuổi lao động. Lương hưu có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp NLĐ đảm bảo khi về già có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và có thêm thẻ BHYT (được cấp miễn phí) để chăm sóc sức khoẻ.
Xếp hạng tín nhiệm Đầu tư: Triển vọng “ổn định” tạo hiệu ứng lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế
Ngày 27/5, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian tới sẽ có một số trọng tâm cần tập trung cải thiện để Việt Nam nâng hạng lên mức xếp hạng tín nhiệm Đầu tư.
Vốn FDI đăng ký mới giảm nhẹ trong 5 tháng đầu năm
Tính đến ngày 20/5/2022, vốn đăng ký mới giảm 53,4% so với cùng kỳ, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần vẫn tăng mạnh lần lượt là 45,4% và 51,6%.
Tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa nhanh, có khả năng giải ngân sớm và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn phục hồi.
Sẽ xử lý nghiêm tình trạng xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển
Thứ trưởng Bộ GTVT - Nguyễn Xuân Sang yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam ngay trong tuần sau, phải có các văn bản gửi các Cảng vụ đề nghị tăng cường kiểm tra cân tải trọng container, xử lý việc xếp hàng quá tải trọng.
Kịp thời đồng hành với doanh nghiệp chế xuất
Tổng cục Hải quan đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, như với doanh nghiệp chế xuất chưa thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát thì chủ động làm việc tại trụ sở doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá, dự kiến thời gian đáp ứng.
Cần có quy định khung giá dịch vụ khám chữa bệnh cơ sở tư nhân
Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định khung giá dịch vụ khám chữa bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Bởi, hiện nay tình trạng loạn giá tại các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân rất phổ biến, khó quản lý, mỗi nơi một giá hoặc một nơi nhiều giá, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh.
Giải pháp gỡ “điểm nghẽn” thu phí điện tử không dừng
Cần khẳng định, vấn đề tìm giải pháp để giải quyết “điểm nghẽn” về hạ tầng là trách nhiệm của cơ quan quản lý và nghĩa vụ của nhà đầu tư.
Cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số SMEs, VINASA, những thực trạng và rào cản trong quá trình chuyển số cho thấy sự cần thiết phải có khung chuyển đổi số dành cho khối SMEs, giúp cho các doanh nghiệp từng bước chuyển đổi số, bắt đầu từ đâu, làm những gì, lộ trình ra sao, đồng thời phù hợp với quy mô, loại hình từng doanh nghiêp.