Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, chị Lan, một cư dân tại Hà Nội, kiểm tra ứng dụng nhắn tin Zalo xem những cư dân khác trong khu chung cư 300 căn hộ đang bán mặt hàng gì ngày hôm đó. Danh sách đa dạng từ các các sản phẩm tươi sống, thịt đến bữa trưa đóng hộp và bánh. Chị Lan chia sẻ: "Bạn có thể đặt vào buổi sáng và hàng hóa sẽ được giao đến cửa nhà trước giờ ăn trưa. Tôi thấy rất tiện lợi".
Sức tàn phá của đại dịch cũng như biến thể Delta đã buộc chính phủ phải ra lệnh giãn cách trong thời gian dài, nhiều người tiêu dùng trong nước ở nhà nhiều hơn. Chị Lan là một trong số ngày càng nhiều những người tham gia thị trường trên mạng xã hội, nơi họ có thể mua và bán sản phẩm với những người hàng xóm đáng tin cậy thay vì tiếp xúc với người ngoài.
Hà Nội đã bắt đầu đóng cửa vào cuối tháng 7 do sự gia tăng các trường hợp Covid-19, người dân thủ đô ở nhà trong phần lớn thời gian cho đến cuối tháng 9. Việc sử dụng các ứng dụng gọi xe như Grab bị hạn chế và các thị trường vật lý thường xuyên đóng cửa, tùy thuộc vào mức độ lây lan ca nhiễm.
Nhóm zalo của Lan có hơn 200 thàng viên. Tất cả các giao dịch đều được thực hiện trực tuyến và hầu hết không tính phí giao hàng. Mặc dù giá sản phẩm mùa dịch có xu hướng cao hơn so với chợ truyền thống nhưng Lan cho biết chị rất yên tâm bởi người quản lý chung cư cũng tham gia nhóm này. "Tôi có thể đặt hàng mà không cần phải lo lắng về bất cứ vấn đề nào", chị chia sẻ.
Chị Hà, một cư dân khác của khu phức hợp, mỗi sáng đều mang thịt lợn và thịt gà nuôi ở tỉnh Bắc Giang gần đó để bán trên Zalo. Chị tự tay giao đến từng cửa hoặc cổng khu dân cư. Hà là một nhân viên ngân hàng nhưng trong mùa dịch, chị làm việc ở nhà thường xuyên hơn và "cá kiếm" thêm khoảng 5 triệu đồng một tuần nhờ bán hàng trên zalo khi rảnh rỗi. Hà nói: "Tôi dự định sẽ tiếp tục bán hàng ngay cả sau khi đại dịch kết thúc".
Việt Nam được cho là đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của đợt bùng phát ca nhiễm do biến thể Delta. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức thấp và các hạn chế đi lại dự kiện sẽ áp dụng trong một thời gian. Những người bán hàng trên Zalo đã phát triển từ nghiệp dư trở nên sành sỏi sau dịch bệnh, thậm chí còn bán các sản phẩm độc đáo, không có sẵn ở chợ truyền thống. Dịch Covid-19 vẫn chưa có hồi kết, các chợ trực tuyến được kỳ vọng trở thành yếu tố ổn định hơn trong đời sống người dân Việt Nam và mở ra cánh cửa kỹ thuật số.
TL (theo Nikkie Asia)