Thứ năm 10/07/2025 10:58
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đại biểu Quốc hội: Cần xây dựng Việt Nam số, xã hội số

12/10/2020 00:00
Đánh giá lĩnh vực CNTT đóng góp mạnh vào sự tăng trưởng của các lĩnh vực trong nền kinh tế, đại biểu (ĐB) Quốc hội Nguyễn Quốc Bình (đoàn Hà Nội) kiến nghị cần có những chính sách nhanh, mạnh, thiết thực để thúc đẩy phát triển CNTT tạo nền tảng CMCN

ĐB Nguyễn Quốc Bình. Ảnh: TTXVN.

CNTT tạo ra giá trị gia tăng trong nền kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế - xã hội sáng 26/10, ĐB Nguyễn Quốc Bình chia sẻ: CMCN 4.0 về bản chất là một quá trình chuyển đổi số, là sự chuyển đổi rộng lớn về mô hình kinh doanh chuyển từ mua-bán sang thuê và cung cấp dịch vụ, hay còn gọi là nền kinh tế - mọi thứ như là dịch vụ. Amazon, Alibaba, Uber,… là những ví dụ tiêu biểu cho các xu hướng kinh tế số, kinh tế chia sẻ đã giúp một nền kinh tế - mọi thứ như dịch vụ được hình thành.

“Trong CMCN 4.0, CNTT trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và CNTT không còn và không nên được coi là một ngành riêng cũng không chỉ là ngành hạ tầng của hạ tầng mà cần thiết được xem là yếu tố cấu thành của mọi hoạt động tương tự như yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố tài chính, là yếu tố cốt lõi để tạo ra giá trị gia tăng trong nền kinh tế số”, ĐB nhấn mạnh.

Dẫn cụ thể, theo Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam 2017, ở nước ta trong thời gian qua, CNTT đã có những bước phát triển quan trọng ở cả 3 lĩnh vực sản xuất, ứng dụng và cung cấp dịch vụ. Trong đó, năm 2016, doanh thu phần cứng là 58,83 tỷ USD (88%), công nghiệp phần mềm và nội dung số là 3,77 tỷ USD (5,58%) và dịch vụ CNTT là 5,07 tỷ USD (6,42%). So sánh với ngành công nghiệp ôtô, được coi là ngành rất “nóng” năm 2016, tổng doanh thu là 3,7 tỷ USD thì ngành CNTT có doanh thu gấp khoảng 20 lần ngành công nghiệp ôtô.

CNTT tại Việt Nam kém xa các nước

Mặc dù vậy, theo ĐB Nguyễn Quốc Bình, so với trình độ phát triển CNTT thế giới, CNTT tại nước ta đang tụt hậu rất xa và chưa được tích hợp nhuần nhuyễn vào các hoạt động kinh tế, xã hội hay trong điều hành Chính phủ.

ĐB cho hay, dù trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương sâu sắc, đúng đắn về CNTT, tuy nhiên trong thực hiện thì còn nhiều bất cập, ví dụ chính sách thuê ngoài dịch vụ CNTT tại Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành ngày 15/02/2015 vẫn chưa có chế tài thực hiện nên việc triển khai còn hạn chế. Đầu tư CNTT theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP ban hành ngày 6/11/2009 phù hợp với đầu tư xây dựng nói chung chưa phù hợp với cách kiến tạo các tài sản số, tài sản tri thức.

Năm 2016, trước nguy cơ tụt hậu nếu không bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ đã có chỉ thị “Rà soát lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số”. Tiếp đó, Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đứng đầu và Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập Ủy ban trọng điểm về công nghiệp 4.0. “Đây là chủ trương và hành động rất tích cực của Chính phủ”, ĐB Nguyễn Đức Bình bày tỏ.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia

Để thực hiện những chủ trương này, phát triển công nghiệp 4.0, ĐB Quốc hội Nguyễn Quốc Bình đề xuất trước hết cần nhận thức đúng về yêu cầu chuyển đổi số. Và Chính phủ nên nhanh chóng đưa ra danh sách các tài sản số quốc gia cần được xây dựng, hướng đến xây dựng thương mại điện tử, thanh toán điện tử, các dịch vụ thông minh...

Tiếp theo, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng điều chỉnh những việc chưa đúng, chưa đầy đủ về công nghệ thông tin. Để khắc phục những thiếu sót này cần điều chỉnh ngay các dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và các hệ thống thông tin đang triển khai phân tán rời rạc về thành một cơ sở dữ liệu quốc gia tích hợp liên thông; xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu, định danh điện tử và quyền riêng tư về dữ liệu.

Ông Bình nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hạ tầng số quốc gia và tài sản số quốc gia. Trong hạ tầng số quốc gia, hạ tầng dữ liệu là quan trọng nhất, phải có chính sách mở cửa, chia sẻ dữ liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng. Khai thác ngay một cách hợp lý những tiến bộ công nghệ tiên tiến của thời đại. Chính phủ cần làm gương và làm đầu mối tập hợp các sức mạnh của cộng đồng và doanh nghiệp để chuyển đổi số thông qua các chương trình như Chính phủ điện tử, Chính phủ số và các chương trình trọng điểm phát triển công nghiệp 4.0.

"Phải tạo lập Việt Nam số, xã hội số để người dân trở thành công dân số", ông Bình nhấn mạnh và bày tỏ việc Việt Nam có tranh thủ thời cơ và không bị tụt hậu trong CMCN 4.0 hay không phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của Chính phủ. Một cơ chế chính sách nhanh, mạnh, đúng đắn, minh bạch về lĩnh vực này sẽ được xem như là tài nguyên quốc gia lớn nhất trong thời đại CMCN 4.0 này.

Thảo Nguyên

Tin bài khác
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Cần tìm giải pháp đột phá để đạt tăng trưởng kinh tế hai con số

Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang nhấn mạnh cần tìm giải pháp đột phá để Việt Nam đạt tăng trưởng kinh tế hai chữ số.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.
Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Cho phép các địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát

Dự thảo Nghị định Luật Ngân sách Nhà nước 2025 cho phép địa phương cấp tỉnh bội chi có kiểm soát, để tạo điều kiện cho các dự án đầu tư phát triển quan trọng.
Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ mở ra cơ hội tái cấu trúc cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận mới với Mỹ giúp Việt Nam tránh được mức thuế đối ứng 46%, nhưng cũng mở ra một kỷ nguyên thuế cao mới, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và thích nghi.