Đà Nẵng: Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc thù
- 416
- Chính sách với doanh nghiệp
- 14:58 25/05/2022
DNHN - Chính sách mới của Đà Nẵng có nhiều nội dung hỗ trợ mang tính chất đặc thù của Thành phố, nhiều nội dung hỗ trợ theo quy định của Trung ương nhưng có mức chi hỗ trợ cao hơn, điều kiện thụ hưởng thuận lợi hơn và danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ (CNHT) được thụ hưởng chính sách được mở rộng hơn.
Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là lĩnh vực ưu tiên tập trung phát triển theo tinh thần Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 30/10/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về "phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh để đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án công nghiệp quy mô lớn vào thành phố, nhất là các dự án thuộc các lĩnh vực khó thu hút đầu tư như: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo máy móc thiết bị và các lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao khác.
Nhằm khuyến khích, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp/nhà đầu tư, nhất là doanh nghiệp trong nước quan tâm đầu tư phát triển CNHT trên địa bàn thành phố, ngày 17/12/2021, Hội đồng nhân dân TP. Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 53/2021/NQ-HĐND về quy định chính sách phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thay thế Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND ngày 11/8/2016 và Nghị quyết số 206/2018/NQ-HĐND ngày 19/12/2018.
Chính sách mới theo Nghị quyết số 53/2021/NQ-HĐND có nhiều nội dung hỗ trợ mang tính chất đặc thù của Đà Nẵng, nhiều nội dung hỗ trợ theo quy định của Trung ương nhưng có mức chi hỗ trợ cao hơn, điều kiện thụ hưởng thuận lợi hơn và danh mục sản phẩm CNHT được thụ hưởng chính sách được mở rộng hơn. Qua đó, Thành phố khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động thu hút, phát triển sản xuất sản phẩm CNHT; hỗ trợ doanh nghiệp CNHT từng bước hiện đại hóa sản xuất, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường khả năng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp lắp ráp, nhất là các doanh nghiệp FDI để từng bước tham gia vào các chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể, hoạt động phát triển CNHT bao gồm: Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNHT; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử; xây dựng và quảng bá thương hiệu, áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành CNHT; nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm CNHT; hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí sử dụng hạ tầng và bảo vệ môi trường; xây dựng và công bố thông tin về CNHT hàng năm.
Nghị quyết số 53/2021/NQ-HĐND cũng đưa ra những mức chi hỗ trợ cụ thể, như: Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp CNHT (mức hỗ trợ tối đa không quá 250 triệu đồng/doanh nghiệp); hỗ trợ 100% chi phí tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNHT (mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp); hỗ trợ 100% chi phí đánh giá và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế gồm: Chi nghiên cứu xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá; chi hội thảo/tọa đàm công bố kết quả đánh giá; chi đánh giá năng lực doanh nghiệp (tối đa không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp đối với trường hợp thuê chuyên gia trong nước; trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài thì căn cứ mức kinh phí thuê chuyên gia nước ngoài do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình, đề án, nhiệm vụ của chương trình để xác định mức hỗ trợ cho một doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, hỗ trợ 100% chi phí tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, chương trình (gọi chung là hội chợ) kết nối CNHT tại Đà Nẵng. Miễn thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố theo quy định trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để quảng bá, tuyên truyền về hội chợ trên băng rôn, phướn treo tại khu vực tổ chức và các tuyến đường trên địa bàn thành phố với số lượng tối đa không quá 150 băng rôn và 500 phướn/1 đợt hội chợ.
Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức đoàn tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị, chương trình (gọi chung là hội chợ) kết nối CNHT ở trong nước và tại nước ngoài (với quy mô tối thiểu 3 doanh nghiệp tham gia).
Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức đoàn giao dịch, xúc tiến đầu tư tại nước ngoài (với quy mô tối thiểu 3 doanh nghiệp tham gia).
Mức hỗ trợ tối đa là: 28 triệu đồng/1 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Châu Á; 42 triệu đồng/1 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực: Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Á; 70 triệu đồng/01 đơn vị tham gia giao dịch thương mại tại khu vực Trung Mỹ, Mỹ La Tinh.
Hỗ trợ 100% chi phí tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động CNHT trên báo giấy, báo điện tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác. Mức hỗ trợ tối đa là 70 triệu đồng/1 chuyên đề tuyên truyền.
Hỗ trợ 100% chi phí xây dựng website thương mại điện tử cho doanh nghiệp CNHT trong nước, bao gồm: Chi phí thiết kế website; chi phí mua và duy trì tên miền (domain) trong 1 năm; chi phí thuê lưu ký (hosting) trong 1 năm. Mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ không quá 2 lần…
Theo Nhật Thy (https://baochinhphu.vn)
Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 30/10/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về phát triển công nghiệp hỗ trợ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 Thành phố có trên 150 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; trong đó, có ít nhất 10% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng sản phẩm trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; giá trị công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 30% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; thu hút ít nhất 1 công ty, tập đoàn đa quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, Thành phố có trên 300 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trong đó có ít nhất 15% doanh nghiệp trong nước đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh; giá trị công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 40% giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; trên mỗi lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thu hút ít nhất 1 công ty, tập đoàn đa quốc gia đầu tư sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh.
Bài liên quan
#công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đưa giải pháp nâng chỉ số phát triển công nghiệp hỗ trợ
Hà Nội đã lên kế hoạch tổ chức hội chợ công nghiệp hỗ trợ năm 2022 cho các doanh nghiệp của địa phương và các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp nước ngoài.

Công nghiệp hỗ trợ khó hưởng lợi với làn sóng FDI mới?
Phần lớn doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ có quy mô nhỏ, trong khi chưa được hỗ trợ nhiều về nguồn lực sẽ khiến họ mất đi cơ hội "thay da đổi thịt" khi "sóng" FDI vào Việt Nam.

“Sóng” FDI không mang lại cơ hội cho công nghiệp hỗ trợ
Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) Trương Thị Chí Bình cho biết, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã có nguồn cung cấp linh kiện ở nước khác, họ chỉ vào Việt Nam lắp ráp và xuất khẩu để hưởng lợi từ các hiệp định thương mại. Vì thế, ngành công nghiệp hỗ trợ không có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng nếu thực sự có “làn sóng” vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào nước ta trong thời gian tới.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng đơn hàng bất chấp dịch Covid-19
Khó khăn trong xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ đã chuyển hướng tiêu thụ trong nước. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, mà còn giúp họ hưởng lợi, bởi tiêu thụ nội địa vừa giúp rút ngắn thời gian giao dịch, vừa giảm chi phí vận chuyển.

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam
Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cần hình thành phương thức nâng cao giá trị sản xuất.

Hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ
Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Sớm có khung giá cho dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
Ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) vừa cho biết Bộ đang gấp rút xây dựng khung giá cho dự án năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp không kịp hưởng cơ chế giá ưu đãi. Quá trình triển khai vừa đảm bảo tính kịp thời, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nhưng cũng phải đúng theo quy định.
Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 quy định doanh nghiệp không được làm gì?
Giới thiệu về các nội dung sửa đổi, bổ sung chính của Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi), Bộ Tài chính cho biết, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) có 7 Chương, 157 Điều.
Phải hạch toán riêng khi kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng
Thông tư mới của Bộ Tài chính quy định, doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng phải thực hiện hạch toán riêng các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng và theo dõi riêng các khoản mục này trên hệ thống sổ sách kế toán và báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp cần biết: Bộ Y tế mở hồ sơ 3 gói thầu cung cấp thuốc giá trị gần 9.000 tỷ đồng
Đến tháng 11/2022 hoặc sau thời gian đó, việc thiếu thuốc tại các cơ sở y tế có thể bị ảnh hưởng từ kết quả đấu thấu thuốc quốc gia...
Bộ Tài chính: Toàn bộ doanh nghiệp trên cả nước đã dùng hóa đơn điện tử
Theo Bộ Tài chính, đến 24h ngày 30/6/2022, cả nước đã có 851.372 tổ chức, doanh nghiệp, chi nhánh (đạt 100% tổng số tổ chức, doanh nghiệp) đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Vĩnh Phúc: Sớm triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%
Nhằm giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, giảm bớt chi phí đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ gói 40.000 tỉ đồng thuộc ngân sách nhà nước (theo Nghị định 31/2022 của Chính phủ).
Điều chỉnh mức thu loạt loại phí, lệ phí
Các khoản lệ phí này được giảm từ 10 - 50% so với quy trước đó, áp dụng đến hết ngày 30/6/2022. Sang đến ngày 01/7/2022, 37 khoản phí, lệ phí này sẽ trở lại mức thu theo quy định trước đó.
Phát hành tem điện tử cho rượu và thuốc lá
Tổng cục Thuế hướng dẫn thông báo phát hành tem điện tử rượu, thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước.
Đấu giá biển số xe ô tô: Chỉ thí điểm đấu giá với biển số nền trắng
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá.
Quy định về hình thức và phương thức thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
Trạm thu phí đường bộ là phải đặt trong phạm vi của dự án; phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư hoặc trong Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...