Covid-19 là cuộc sàng lọc, chỉ những doanh nghiệp có nội lực nhất mới vượt qua
- 66
- Vấn đề
- 08:00 14/12/2020
DNHN - Đại dịch Covid-19 được xem là cơ hội 'lửa thử vàng', thách thức của thị trường sẽ tạo nên sức bật cho doanh nghiệp...

Xu hướng tiêu dùng thay đổi...
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ trong 7 tháng đầu năm nay có tới 8.102 doanh nghiệp bán buôn - bán lẻ trên cả nước đang chờ giải thể vì kinh doanh thua lỗ. Còn theo đánh giá của CBRE Việt Nam, có tới 38% nhà bán lẻ phải tạm ngưng mở rộng trong năm 2020, 11% tập trung củng cố cửa hàng hiện tại hoặc buộc dời ngày khai trương sang năm 2021.
Tuy nhiên, ở một góc độ khác, dịch bệnh được cho là một cuộc sàng lọc, sẽ chỉ có những doanh nghiệp có nội lực nhất định mới có thể vượt qua. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho biết đây là giai đoạn xuất hiện những khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng đây là cơ hội “lửa thử vàng”, chính những thách thức của thị trường sẽ tạo nên sức bật cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ.
Chia sẻ tại Diễn đàn Tiêu dùng Việt Nam 2020, ông Phan Xuân Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ Môi trường của Quốc hội cho biết, cả thế giới và Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn do Covid-19 dù Việt Nam kiểm soát tốt, tuy nhiên diễn biến của dịch bệnh vẫn khó lường. Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng dương, song lại phụ thuộc đáng kể vào chuỗi thương mại toàn cầu, trong khi sức chống chịu của DN còn nhiều hạn chế. Do đó, đòi hỏi các DN phải nỗ lực, gắn kết, hợp tác chia sẻ để vượt qua khó khăn.

“Chúng ta cũng đang chứng kiến sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, hứa hẹn sẽ mạng lại chuyển biến sâu rộng. Quá trình chuyển đổi số sẽ giúp DN tiết kiệm chi phí, kiểm soát rủi ro, tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn nhanh chóng hơn. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang thúc đẩy phát triển, giảm đáng kể sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tốt hơn”, ông Dũng chia sẻ.
Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, 11 tháng qua số DN thành lập mới giảm 1,9% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó số lượng DN rút khỏi thị trường lại tăng 60% so với cùng kỳ. Các số liệu trên cho thấy DN, đặc biệt các DN nhỏ và vừa đang ở giai đoạn vô cùng khó khăn. Theo ông Lộc, bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các DN cũng cần đẩy mạnh cải cách để tiếp tục phát triển.
Còn bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Nielsen miền Bắc cho biết, theo nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng của khách hàng cho thấy, hiện nay khách hàng có ba mối quan tâm chính, đó là sức khỏe, tiêu dùng tại nhà và thói quen mua sắn online.
“65% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiểu hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó tại Việt Nam 62% người tiêu dùng nói rằng sẽ ăn uống nhiều hơn tại nhà sau đại dịch. Khảo sát cũng cho thấy người tiêu dùng có xu hướng dịch chuyển sang các doanh nghiệp kinh doanh online”, bà Hà chia sẻ.

Do vậy doanh nghiệp nào đã chuyển đổi số trước giai đoạn dịch cũng có lợi thế trong quá trình xử lý kinh doanh và tinh gọn hơn. Điều này có khả năng tạo ra sự “dịch chuyển” trong niềm tin của người tiêu dùng. Giao tiếp khách hàng cũng sẽ phải tăng cường qua các nội dung số.
Và những "chiến lược" ứng phó của DN Việt
Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản – một trong những ngành nghề bị tác động lớn do đại dịch Covid-19, khi nhiều nhà đầu tư có tâm lý thăm dò và chờ đợi bắt đáy thị trường. Tuy nhiên, ông Võ Văn Khang, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh khẳng định, nhu cầu ở thực vẫn rất lớn và chưa bao giờ có xu hướng giảm, bất chấp dịch bệnh.
Đó là nhu cầu chung của thị trường, còn đối bản thân các doanh nghiệp, Covid-19 đã tác động, làm thay đổi 3 vấn đề chính đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng.
Thứ nhất, trong giai đoạn Covid-19, việc ra quyết định của lãnh đạo áp lực thời gian nhanh chóng và ngay tức thì, động lực áp dụng chuyển đổi số và áp dụng công nghệ nhanh hơn.
Thứ hai, Covid-19 là cơ hội để doanh nghiệp điều chỉnh môi trường làm việc, phương thức làm việc. Trong thời kỳ giãn cách xã hội buộc doanh nghiệp phải có phương thức làm việc mới thích nghi. Đối với doanh nghiệp, quản lý động lực làm việc rất quan trọng. Giai đoạn Covid-19 lao động làm việc vất vả hơn rất nhiều trong giai đoạn bình thường.
Thứ ba là chúng ta phải có những thích ứng trong ngắn hạn làm sao không ảnh hưởng đến chiến lược dài hạn, nếu thay đổi quá nhiều thì khi điều kiện bình thường quay lại, lại phải mất một lần nữa chuyển đổi để thích nghi.

"Bất động sản vẫn là kênh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn nên chúng tôi đã kịp thời điều chỉnh chiến lược khách hàng là trọng tâm, chia sẻ khó khăn với khách hàng, giảm giá thành đưa sản phẩm ra thị trường với giá cả phù hợp, với đối tác đưa ra các phương thức hợp tác phù hợp để cùng chiến thắng trong giai đoạn khó khăn.
Nhờ đó, doanh thu 9 tháng năm 2020 của Hưng Thịnh đã vượt kế hoạch cả năm, và doanh thu cả năm cùng với các chỉ số khác như lợi nhuận… gấp đôi so với kế hoạch. Trong nguy luôn có cơ, linh động điều hành thì đó là cơ hội lớn", ông Khang nhấn mạnh.
Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, bà Nguyễn Thị Thuý Hằng - Giám đốc Marketing Lazada Việt Nam cho biết, nắm bắt giai đoạn Covid-19, DN vừa và nhỏ khó khăn, Lazada đã tăng cường đầu tư để DN mở gian hàng nhanh chóng, hiệu quả, hỗ trợ giao hàng miễn phí cho các nhà bán hàng hai tuần đầu tiên trên Lazada…
“Lượng DN mở gian hàng mới trên Lazada trong 3 tháng đầu năm 2020 là 45.000 DN, 5 tháng là hơn 110.000 DN vừa và nhỏ. Chất lượng bán hàng của các DN cũng tăng trưởng vượt bậc. Các DN vừa và nhỏ không nghĩ qua thương mại điện tử có thể duy trì doanh thu, thậm chí doanh thu trong một ngày tăng rất nhiều lần so với doanh thu của vài tháng” - bà Hằng chia sẻ.
Còn ông Nguyễn Chánh Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long, kiêm Giám đốc mảng kinh doanh gạo của Tập đoàn, cho biết, ngay khi COVID-19 ập đến, câu chuyện đầu tiên là phải đảm bảo an ninh lương thực, sản phẩm thiết yếu. Ngành lương thực là ngành thiết yếu, cần sự đầu tư phát triển nghiêm túc để phát triển bền vững.
Ngành thực phẩm thiết yếu có triển vọng tốt, nhưng không dễ làm; bởi không thể chỉ làm phần ngọn là thu mua đóng gói, mà phải đầu tư cho chuỗi sản xuất từ bao tiêu vùng nguyên liệu, hạ tầng xử lý sau thu hoạch quy mô lớn, kiểm soát hao hụt-chất lượng chặt chẽ và xây dựng kênh bán hàng phù hợp, xây dựng thương hiệu marketing hiệu quả. Tất cả phải được làm với tâm huyết của doanh nghiệp để hướng đến sản phẩm chất lượng và tiện lợi trong xu hướng tiêu dùng.

Người Việt Nam không chỉ quan tâm ăn ngon, mà là ăn sạch hơn an toàn hơn, cùng với đó là cạnh tranh hơn về dịch vụ khách hàng. Điều này buộc doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ 4.0 cho chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, giao hàng nhanh chóng tiện lợi, ông Nguyễn Chánh Trung cho hay.
"Trong thách thức luôn có cơ hội lớn, là sự may mắn cho mỗi ngành nghề kinh doanh, nếu như trước đây các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu khó có cơ hội tăng trưởng nhanh thì bây giờ chúng tôi đã đón được cơ hội này. Tại thời điểm dịch, app đặt hàng của chúng tôi đã "cháy hàng". Chúng tôi xem chuyển đổi số là chiến lược của doanh nghiệp, định hướng bán lẻ ứng dụng thanh toán qua mạng", ông Trung khẳng định.
Đồng tình với điều này, ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khẳng định, gần 1 năm qua có thể được xem là cuộc thử thách của cả nền kinh tế và đối với DN. Cùng với DN, các cấp các ngành từ Trung ương tới các địa phương luôn nỗ lực từng ngày, từng giờ để vượt qua thách thức. Những tín hiệu khả quan về phục hồi kinh tế đặc biệt từ khối các DN ngành hàng tiêu dùng cho thấy, đó chính là cơ sở để lạc quan về sự phục hồi và bứt phá tăng trưởng trong thời gian tới.
Gia Minh
Bài liên quan
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
#sản xuất

Tại sao các nhà sản xuất ASEAN nên đi đầu trong hiện đại hóa CNTT?
Sản xuất thường được coi là ngành công nghiệp truyền thống phụ thuộc nhiều vào thiết bị và quy trình. Ngoài các loại máy móc lớn, dây đai băng tải và dây chuyền lắp ráp, thực tế sản xuất rất đa dạng và từ lâu đã giúp định hình sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực này. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ASEAN có thể có nguy cơ tụt hậu do phải đối mặt với gián đoạn áp dụng công nghệ mới và gần đây nhất là tác động tiêu cực bởi đại dịch làm thay đổi nền kinh tế của tất cả các quốc gia.

Hành trình tái sinh của "thị trấn sản xuất" Trung Quốc sau hai năm vắng bóng Samsung
Hai năm sau khi tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đóng cửa nhà máy cuối cùng ở Trung Quốc năm 2019, cộng đồng tại khu vực này đã có cơ hội hồi sinh lần thứ hai.

Nhiều dây chuyển sản xuất nước ngoài gặp khó khăn tại Việt Nam trong thời điểm phong tỏa do Covid
Hạn chế do dịch bệnh kéo dài ở Việt Nam trở thành vấn đề với với các nhà bán lẻ, đặc biệt là những công ty phụ thuộc vào ngành sản xuất giày dép, quần áo trong bối cảnh các dịp lễ đang đến gần.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng thấp nhất trong vòng 7 tháng
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/7, dịch Covid-19 với biến chủng mới diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất công nghiệp trong tháng 7 và 7 tháng năm 2021.

Tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam chỉ bằng 1/2 Trung Quốc
Tỷ lệ của Trung Quốc khoảng 70%, tỷ lệ của Thái Lan 60% và tỷ lệ của Việt Nam là 37%. Con số này cho thấy, doanh nghiệp phụ thuộc vào việc nhập khẩu trên 60%. Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn đối với lĩnh vực chế tạo. Ông Keisuke Kobayashi, Phó trưởng đại diện Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (Jetro) Văn phòng đại diện tại Hà Nội, cho biết.

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong tháng 4
Theo số liệu mới công bố của IHS Markit, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam mạnh lên trong tháng 4. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh hơn và các công ty đáp ứng bằng cách tăng số lượng việc làm và tăng mua hàng.
Đọc thêm Vấn đề
Hà Nội tiến hành rà soát, xử lý 700 dự án "treo"
Trên địa bàn Thủ đô có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những phương án xử lý cụ thể của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND thành phố.
Vĩnh Phúc: Cầu 600 tỷ bắc qua Đầm Vạc - Vĩnh Yên có thể hoạt động dịp Quốc khánh
Sau nhiều tháng "lỡ hẹn", vào dịp quốc khánh 2/9 năm nay người dân Vĩnh Yên có thể bắt đầu di chuyển qua cây cầu Đầm Vạc, trị giá hơn 600 tỷ đồng vay từ quỹ OPEC.
Hết năm 2022, Đắk Lắk dự kiến thu hút khoảng 20 dự án với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng
Ngày 11/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án; tổng số vốn đầu tư là 9.985 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, tỉnh Đắk Lắk sẽ thu hút khoảng 20 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22.000 tỷ đồng.
Đắk Nông thu hút 396 dự án với tổng vốn trên 74.000 tỷ đồng
Ngày 10/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông cho biết, từ khi thành lập Tỉnh đến nay, địa phương đã thu hút đầu tư 396 dự án với tổng vốn đăng ký trên 74.000 tỷ đồng. Lĩnh vực công nghiệp chiếm đến chiếm 31,5% tổng số dự án đầu tư.
Hòa Bình: Tập trung hoàn thành nhiệm vụ những tháng cuối năm 2022
Đó là nội dung chính tại cuộc họp thường kỳ của UBND tỉnh Hòa Bình diễn ra vào chiều 10/8 do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh chủ trì
Vùng Duyên hải chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2
Sớm nay (11/8), áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 2 đã đi vào khu vực các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới ở Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, Phủ Liễn (Hải Phòng) có gió giật cấp 6. Trong 09 giờ vừa qua một số nơi đã có mưa rất to như Cô Tô (Quảng Ninh) 136.9mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 124.7 mm, Ba Chẽ (Quảng Ninh) 116,2mm, Kiến An (Hải Phòng) 102,8mm…
Đã chi 59,5 nghìn tỷ đồng tiền ngân sách để trả nợ lãi
Trong 7 tháng đầu năm, chi đầu tư phát triển 186,8 nghìn tỷ đồng, bằng 35,5% dự toán Quốc hội quyết định; Chi trả nợ lãi 59,5 nghìn tỷ đồng, bằng 57,4% dự toán; Chi thường xuyên gần 594,8 nghìn tỷ đồng, bằng 53,5% dự toán.
Hà Tĩnh quản chặt việc ra khơi của các tàu, thuyền
Hà Tĩnh tổ chức theo dõi, kiểm đếm số lượng tàu thuyền, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu, thuyền để đảm bảo an toàn về người và tài sản, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Hà Tĩnh xử phạt 4 doanh nghiệp sai phạm khi khai thác khoáng sản
Các hành vi vi phạm gồm khai thác không đúng thiết kế, khai thác vượt công suất cho phép, sử dụng khoáng sản đi kèm khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, không đảm bảo an toàn lao động và gây ô nhiễm môi trường.
Bình Thuận: Thu hồi, hủy bỏ biên bản giao đất trên thực địa dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị
Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải làm chủ đầu tư Dự án Hamubay Phan Thiết vừa được Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận thông báo về việc thu hồi và hủy bỏ Biên bản giao đất trên thực địa dự án “Lấn biển, bố trí sắp xếp lại khu dân cư và chỉnh trang đô thị tại phường Đức Long, xã Tiến Lợi và xã Tiến Thành, TP.Phan Thiết” (tên thương mại: Hamubay Phan Thiết).