Chủ nhật 11/05/2025 15:47
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nghiệp - Doanh nhân

Cổ phiếu ngành cảng biển “dậy sóng”, nhờ có cú hích 10 tỷ USD

06/06/2023 10:11
Trong 2 tuần qua cổ phiếu ngành cảng biển “dậy sóng” nhờ thông tin tập đoàn Adani tới Việt Nam đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp đến từ Ấn độ sẽ rót 10 tỷ USD.

Tính từ phiên 22/5 cho đến nay, nhóm cổ phiếu ngành cảng biển đang ghi nhận xu hướng tăng tích cực. Điển hình, cổ phiếu HAH (Vận tải và Xếp dỡ Hải An) tăng từ 38.950 đồng/cp lên 40.050 đồng/cp, GMD (Gemadept) từ 49.700 đồng/cp lên 51.400 đồng/cp, SGP (Cảng Sài Gòn) từ 13.100 đồng/cp lên 15.700 đồng/cp…

Đáng chú ý, sau thời gian dài “miệt mài” dò đáy, cổ phiếu MVN của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - CTCP (VIMC) đã bất ngờ bật tăng dựng đứng. Cùng thời điểm như các cổ phiếu nêu trên, MVN đã ghi nhận chuỗi tăng đáng kể, trong đó có 3 phiên tăng trần liên tiếp, đưa thị giá lên mức 23.000 đồng/cp (+62%),cao nhất trong vòng hơn 7 tháng.

Nhờ đó, giá trị vốn hóa thị trường cũng tăng thêm hơn 9.200 tỷ, lên khoảng 26.300 tỷ đồng (~1,1 tỷ USD) và đưa VIMC trở lại câu lạc bộ tỷ USD.

Cổ phiếu ngành cảng biển đang ghi nhận xu hướng tăng tích cực
Cổ phiếu ngành cảng biển đang ghi nhận xu hướng tăng tích cực.

Đà tăng của nhóm cổ phiếu cảng biến nói chung cũng như cổ phiếu MVN nói riêng diễn ra trong bối cảnh đoàn công tác Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế (APSEZ) thuộc Tập đoàn Adani – tập đoàn kinh tế lớn nhất Ấn Độ sang Việt Nam để khảo sát và làm việc với VIMC bàn về triển vọng hợp tác giữa hai bên và ký kết biên bản ghi nhớ về chiến lược hợp tác phát triển cảng và logistics.

Được biết, Tập đoàn Adani tới Việt Nam cùng cam kết đầu tư lâu dài với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD vào các lĩnh vực cảng biển, logistics, năng lượng, công nghệ số… Trong đó, Adani mong muốn xây dựng hệ sinh thái cảng biển theo hướng xanh hóa và đầu tư các nhà máy điện gió, điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam, tổng số vốn khoảng 3 tỷ USD.

Trong khi đó, VIMC được coi là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành hàng hải Việt Nam. VIMC là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất tạo được chuỗi hạ tầng và dịch vụ logistics khép kín gồm: Khai thác cảng – Vận tải biển – Dịch vụ hàng hải.

VIMC hiện có 34 doanh nghiệp thành viên (19 công ty con, 13 công ty liên kết, 2 khoản đầu tư khác); 1 doanh nghiệp đang thực hiện giải thể và 2 doanh nghiệp đang thực hiện phá sản. Với hiện trạng Nhà nước nắm 99,47% vốn điều lệ, Tổng công ty đang xây dựng kế hoạch tái cơ cấu, dự kiến giảm sở hữu tại nhiều doanh nghiệp.

Năm 2023, VIMC lên kế hoạch doanh thu hợp nhất giảm 7% xuống 13.354 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2.330 tỷ đồng, giảm 23,7%. Trong quý 1, doanh thu thuần của VIMC đạt 2.849 tỷ đồng, giảm 12,7% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, Tổng công ty lãi trước thuế 485 tỷ đồng, giảm 37% so với cùng kỳ và thực hiện gần 21% mục tiêu cả năm.

Như vậy, thông tin tích cực về cuộc viếng thăm của Tập đoàn Adani tới Việt Nam được kỳ vọng mang lại “làn gió mới” cho kết quả kinh doanh của VIMC, tác động tích cực tới cổ phiếu MVN và các cổ phiếu khác thuộc nhóm logistics cũng được “hưởng lợi”.

Dù vậy, giới phân tích cho rằng, ngành cảng biển còn nhiều khó khăn, ảm đạm trong tương lai gần. Bởi hoạt động cảng biển vẫn chưa phát đi những tín hiệu có thể hồi phục nhanh do dòng chảy thương mại của Việt Nam chưa thật sự khởi sắc.

Thực tế, tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 262,54 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD và nhập khẩu ước đạt 126,37 tỷ USD, lần lượt giảm 16% và 17,9% so với cùng kỳ năm trước.

Việc giá trị xuất nhập khẩu vẫn suy giảm phản ánh sự suy yếu về tiêu dùng ở các thị trường chính. Trong 5 tháng đầu năm 2023, xuất siêu sang Mỹ ước đạt 31,2 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU 12,6 tỷ USD, giảm 3,6%; xuất siêu sang Nhật Bản 521 triệu USD (cùng kỳ nhập siêu 564 triệu USD). Ngược lại, nhập siêu từ Trung Quốc 23,6 tỷ USD, giảm 16,7%; nhập siêu từ Hàn Quốc 10,8 tỷ USD, giảm 38,3%; nhập siêu từ ASEAN 3,4 tỷ USD, giảm 41,3%.

Theo Mirae Asset (MAS), do thương mại của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào hoạt động gia công của các doanh nghiệp FDI, sự sụt giảm giá trị/đơn hàng xuất khẩu cũng khiến cho giá trị hàng hóa giảm sâu.

Mặt khác, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được dự báo sẽ tiếp tục gặp khó, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới duy trì việc tăng lãi suất điều hành để đưa lạm phát về mức mục tiêu. Chính sách thắt chặt tiền tệ trong bối cảnh tăng trưởng chưa hồi phục hoàn toàn sau đại dịch Covid – 19 và ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga – Ukraine có khả năng dẫn tới một cuộc suy thoái trong năm 2023.

Hơn nữa, tăng trưởng GDP ở các nền kinh tế phát triển – thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản… dự kiến ở mức thấp.

“Tăng trưởng thấp kết hợp với lạm phát chưa được kiểm soát hoàn toàn có khả năng làm giảm nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường xuất khẩu chính, ảnh hưởng đến sản lượng xuất nhập khẩu và thông quan”, MAS nhận định.

Cũng theo MAS, năm 2023, các công ty có doanh thu chính từ cung cấp dịch vụ vận tải biển sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn hơn, mức biên lợi nhuận thấp hơn đáng kể so với giai đoạn trước.

Còn Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, triển vọng hoạt động cảng biển vẫn tương đối ảm đạm trong tương lai gần dựa trên luận điểm giá trị nhập khẩu giảm sâu hơn giá trị xuất khẩu nêu trên, bên cạnh tác động từ yếu tố giá, có thể hàm ý rằng các các đơn đặt hàng xuất khẩu còn khá yếu khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chưa sẵn sàng cho việc nhập khẩu để tích trữ tồn kho nguyên liệu sản xuất. Điều này cũng được thể hiện qua chỉ số PMI của Việt Nam, vốn ở dưới mức 50 điểm trong phần lớn thời gian của hai quý gần nhất.

Nhân Hà Phan

Tin bài khác
70 năm và sứ mệnh của doanh nghiệp "dẫn đường"

70 năm và sứ mệnh của doanh nghiệp "dẫn đường"

Vừa qua, tại TP Hải Phòng, ngành bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (15/5/1955-15/5/2025) và công bố thành lập Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam.
Cần chính sách chống sốc kịp thời cho doanh nghiệp

Cần chính sách chống sốc kịp thời cho doanh nghiệp

Ông Shin JuBack -Tổng Giám đốc Lotte Mart Việt Nam cho rằng cần sớm áp dụng các biện pháp “chống sốc” thiết thực về tài chính và chi phí, giúp doanh nghiệp trụ vững trước cơn “bão” thuế đối ứng đang đe dọa nhiều ngành xuất khẩu chủ lực.
Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt khẩn trương thúc đẩy hợp đồng với các đối tác Hoa Kỳ

Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt cho biết, từ nay đến tháng 6/2025 sẽ tiếp tục tăng cường tiếp xúc, làm việc với các đối tác Hoa Kỳ để thúc đẩy việc hiện thực hóa các hợp đồng và thỏa thuận đã ký.
Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Doanh nghiệp xi măng: Đầu tư công nghệ xanh hay dừng xuất khẩu?

Các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng, khi những yêu cầu mới từ thị trường xuất khẩu đang buộc doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang công nghệ xanh.
Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68 và cú hích số hóa cho hộ kinh doanh cá thể

Nghị quyết 68-NQ/TW giúp thay đổi tư duy, tạo đà mạnh mẽ giúp các hộ kinh doanh nhỏ vượt qua khó khăn, áp dụng công nghệ để phát triển bền vững, tiến đến trở thành doanh nghiệp kinh doanh bài bản.
VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia chính thức khai trương Showroom 3S tại Thuận An, Bình Dương

VinFast Việt Huỳnh Gia đã chính thức khai trương showroom 3S mới tại thành phố Thuận An, đánh dấu một bước phát triển quan trọng cho thị trường xe điện tại Bình Dương. Đây là chiến lược mở rộng của Công ty Việt Huỳnh Gia, vốn hoạt động trong lĩnh vực logistics từ năm 2009.
Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 - Bệ phóng cho những doanh nghiệp công nghệ cao như Imexpharm

Luật Dược sửa đổi 2025 tạo cú hích lớn cho ngành dược. Imexpharm đón đầu xu hướng với năng lực EU-GMP, sản phẩm công nghệ cao và chiến lược tăng trưởng rõ ràng.
Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Động lực nào khiến doanh nghiệp thành lập mới tăng vọt?

Lý giải cho tăng trưởng ấn tượng số doanh nghiệp thành lập mới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chỉ ra bốn yếu tố chủ chốt đang tạo nền tảng cho sự khởi sắc.
Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Tổng thống Anura Kumara Dissanayake mời Vingroup đầu tư tại Sri Lanka

Bên lề chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, Tổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Dân chủ Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake cùng đoàn đại biểu cấp cao ngày 4/5 đã đến thăm trụ sở Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội. Ông đánh giá cao tiềm năng đầu tư đa ngành của Vingroup tại Sri Lanka, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản và du lịch.
Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

Doanh nhân Trần Thị Vui: Nghị quyết 68 tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập

“Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo xung lực cho doanh nghiệp vững tin phát triển, hội nhập”. Đó là nhìn nhận của doanh nhân Trần Thị Vui – Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và thương mại Đạt Vui.
Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Từ Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kiến tạo đội ngũ doanh nhân trẻ hội nhập, làm chủ công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã nhanh chóng ban hành Chương trình hành động cụ thể nhằm hiện thực hóa các định hướng chiến lược tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Lợi nhuận doanh nghiệp quý 1/2025: Nhóm ngành nào dẫn đầu?

Quý 1/2025 đánh dấu một giai đoạn “chững lại” trong tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sau chuỗi quý phục hồi mạnh.
FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

FPT hoàn tất thương vụ thâu tóm công ty công nghệ của Đức

Thương vụ thâu tóm công ty công nghệ David Lamm Consulting sẽ giúp FPT nâng cao năng lực cung cấp các giải pháp và dịch vụ số cho doanh nghiệp năng lượng.
Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Ngành vật liệu xây dựng: Tăng tốc thích ứng với biến động thương mại toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng đã chuyển sang thế chủ động thông qua việc đầu tư bài bản, chuẩn hóa quy trình sản xuất và tăng cường khả năng thích ứng linh hoạt.
Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Chuyển giao lãnh đạo tại ThaiBinh Seed: Bà Trần Thị Trà tiếp nối di sản, mở lối cho thế hệ mới

Với hơn 20 năm gắn bó và cống hiến tại ThaiBinh Seed, bà Trần Thị Trà chính thức đảm nhận vai trò Tổng giám đốc, tiếp nối di sản của người cha - Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, dẫn dắt tập đoàn vững bước phát triển bền vững.