Thứ bảy 12/07/2025 17:37
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chuyển cách đưa nông sản sang Trung Quốc

12/10/2020 00:00
Để xuất khẩu nông lâm thuỷ sản Việt vào thị trường Trung Quốc trong năm 2020 bền vững hơn đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu thay đổi quan điểm ứng xử với thị trường này.

Gần đây, sau khi tham quan một hội chợ thuỷ sản có quy mô hàng đầu thế giới ở Thanh Đảo (Trung Quốc), ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex VN, cho rằng tính ra còn gần tỷ người Trung “gần gũi” với thực phẩm bình dân. Cho nên các gian hàng khô các loại cá rẻ tiền luôn đầy ắp đối tác Trung Quốc ghé thăm.

Trở nên danh giá hơn

“Đó là các loại khô cá cơm, cá chỉ vàng, cá mối, cá hố, cá đục, khô mực loại nhỏ... Thấy vậy chưa hẳn là vậy! Họ mua đồ rẻ tiền đó; qua quy trình chế biến chiên, sấy, tẩm gia vị, vô bao bì bắt mắt đã trở thành các món ăn chơi khá phổ biến bày bán đầy trong siêu thị, sân bay với giá không phải rẻ”, ông Lực chia sẻ.

Thậm chí, với xương các loài cá (Trung Quốc là công xưởng gia công cá phi lê cho thế giới), họ đem tẩm gia vị chiên giòn bán gói 100gr với giá trên 70.000 đồng. Trong khi xương cá tra, Việt Nam có hàng chục nghìn tấn mỗi năm chỉ làm bột cá, giá bán không được bao nhiêu.

Chủ tịch Fimex VN lưu ý: “Hơn nhau là tầm nhìn và khả năng bắt mạch xu hướng người tiêu dùng”. Về quy trình chế biến các mặt hàng này, các doanh nghiệp (DN) Việt có thể theo kịp. Tuy nhiên, Trung Quốc tỏ vẻ lấn lướt trong lĩnh vực chế biến hàng đông lạnh, khi trong 2 sảnh trưng bày thiết bị, họ trình làng máy lột vỏ tôm, máy phi lê cá… Đây là công đoạn tốn rất nhiều lao động.

Cũng từng nhiều lần đi khảo sát thị trường và tham gia các hội chợ triển lãm ở Trung Quốc, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐTQ CTCP Vinamit, cho biết từng tâm sự với một chủ DN xuất khẩu (XK) thuỷ sản là nếu có sợ cạnh tranh thì cứ đưa thẳng mặt hàng thuỷ sản Việt vào các siêu thị ở Trung Quốc là hết sợ!

Bởi vì đưa hàng vào hệ thống siêu thị là nơi làm cho hàng Việt XK vào thị trường này “trở nên danh giá hơn”. Nói nôm na là “chim mồi” để người tiêu dùng Trung Quốc thấy được mức độ danh giá của hàng Việt như thế nào.

Theo lưu ý của ông Viên, nếu chúng ta có thương hiệu và đẩy vào hệ thống siêu thị của Trung Quốc thì các DN nước này dù có mua lại hàng Việt theo kiểu mua thấp bán cao trên thị trường cũng khó.

“Dĩ nhiên, để tham gia vào thị trường Trung Quốc thì cách nhanh nhất là các DN cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và nên tham gia thường xuyên vào các hội chợ ở đây để biết được sự náo nhiệt của thị trường này như thế nào, cũng như hiểu được cách mà các nhà buôn ở đây làm ăn ra sao”, ông Viên đưa ra lời khuyên.

Để XK nông sản Việt vào thị trường Trung Quốc trong thời gian tới bền vững hơn, mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT kêu gọi các hiệp hội ngành hàng và DN XK thay đổi quan điểm ứng xử với thị trường Trung Quốc theo hướng tôn trọng tối đa các quyền cơ bản của người tiêu dùng.

Chuyen-cach-dua-nong-san-sang-6471-4201-
Nông sản Việt cần “danh giá” hơn trong mắt các nhà thu mua Trung Quốc

Chuyển nhanh, chuyển mạnh

Hơn nữa, các DN XK nông lâm thuỷ sản cần kiên quyết chuyển nhanh, chuyển mạnh từ XK theo hình thức “trao đổi cư dân biên giới” sang XK chính ngạch theo thông lệ quốc tế qua các cửa khẩu chính thức.

Mặt khác, các DN, ngành hàng cần chủ động nắm bắt thông tin về yêu cầu của thị trường, từ đó hướng dẫn người nông dân tổ chức sản xuất theo đúng yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm.

Nông sản, thủy sản là nhóm hàng XK truyền thống của Việt Nam sang Trung Quốc, luôn chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 20%) trong tổng kim ngạch XK sang thị trường này.

Hiện nay, Trung Quốc cũng đồng thời là thị trường tiêu thụ nông, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm bình quân khoảng 27% tổng kim ngạch XK nông, thủy sản của Việt Nam ra thế giới. Trong đó, có nhiều mặt hàng đạt kim ngạch lớn như rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su, thủy sản.

Trong khi đó, theo thống kê gần đây nhất của Tổng cục Hải quan, sau khi giảm 5,5% trong năm 2018, kim ngạch XK nông, thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2019 sang Trung Quốc tiếp tục giảm 5,86% so với cùng kỳ, chỉ đạt 6,31 tỷ USD.

Đánh giá một cách khách quan, theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, các quy định của Trung Quốc về truy xuất nguồn gốc, bao bì, tem nhãn hàng hóa... đối với nông sản, thủy sản nhập khẩu đều là những yêu cầu cơ bản và được phép áp dụng theo quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Việc Trung Quốc thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy định này trước mắt có thể ảnh hưởng tới một số nông thủy sản của Việt Nam hiện đang được XK sang thị trường này theo hình thức “trao đổi cư dân biên giới”.

Tuy nhiên, về lâu dài, việc này sẽ góp phần tạo động lực để các địa phương và người nông dân Việt Nam tổ chức lại sản xuất theo hướng coi trọng tối đa các quyền cơ bản của người tiêu dùng, trong đó có quyền được an toàn và quyền được thông tin đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa mà họ mua.

Điều đáng ghi nhận là nhiều DN và hộ nông dân Việt Nam đã từng bước thích nghi và chuyển hoạt động XK nông thủy sản sang thị trường Trung Quốc sang hướng chính quy, bài bản, giảm dần và tiến tới chấm dứt XK theo hình thức “trao đổi cư dân biên giới”.

Thế Vinh

Tin bài khác
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.