Thứ sáu 09/05/2025 11:27
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu: “Việc gì khó dành cho chính quyền, việc gì dễ dành cho Doanh nghiệp”

07/03/2025 11:39
“Chúng tôi cam kết sẽ hợp tác tích cực, giải quyết kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao nhất; tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng nhất và sẽ được hỗ trợ, ưu đãi tốt nhất theo phương châm “việc gì khó dành cho chính quyền, việc gì dễ dành cho Doanh nghiệp”.

Đó là lời cam kết của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bạc Liêu được tổ chức sáng nay, ngày 07/3/2025, tại tỉnh Bạc Liêu. Đây là lần thứ ba tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị chuyên đề về xúc tiến đầu tư sau hơn 28 năm tái lập tỉnh.

Sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh của Bạc Liêu và là cơ hội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo tỉnh và các Bộ, ngành về những thuận lợi, khó khăn, thách thức, giải pháp huy động nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác, thương mại, du lịch, biến tiềm năng, lợi thế thành những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Bạc Liêu trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Gia Thiều
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều

Xác định năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là trọng tâm

Bạc Liêu xác định phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là trọng tâm của công nghiệp tỉnh nhà. Điều này xuất phát từ lợi thế thiên nhiên ưu đãi cho Bạc Liêu có đất đai bằng phẳng, rất ít bị bão lụt, thiên tai, lại có nắng và gió hầu như quanh năm với cường độ rất tốt, nhất là ở vùng ven biển, hội tụ nhiều điều kiện rất thuận lợi để phát triển điện gió, điện mặt trời.

Đến nay, Bạc Liêu đã thu hút được dự án Điện khí LNG 3.200 MW, có 08 dự án điện gió đã hoàn thành đi vào hoạt động, với công suất gần 470 MW, đứng thứ 3 cả nước. Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu đang chuẩn bị các thủ tục để triển khai 550MW trong Quy hoạch điện VIII. Các dự án này đang là động lực chính giúp cho tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 02 con số. Ngoài ra, Bạc Liêu cũng đang hướng đến mục tiêu năm 2030 trở thành một trong những trung tâm năng lượng sạch của Quốc gia, với trọng tâm là điện gió, điện mặt trời và điện khí.

Bạc Liêu xác định phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là trọng tâm của công nghiệp tỉnh
Bạc Liêu xác định phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo là trọng tâm của công nghiệp tỉnh

Ngành nuôi trồng thủy sản cũng là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu với đất nuôi tôm chiếm gần 50% diện tích toàn tỉnh, phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến tôm, là trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước. Đồng thời, Bạc Liêu cũng định hướng ưu tiên liên kết sản xuất, bao tiêu lúa gạo, nâng cao chất lượng nông sản, với mục tiêu chung là phát triển nông nghiệp - nông thôn, nâng cao đời sống nông dân.

“Với quan điểm phát triển bền vững, Bạc Liêu đã mạnh dạn mời gọi các dự án chất lượng, có giá trị gia tăng cao, đã giúp cho hình ảnh của Bạc Liêu nâng lên, được bạn bè trong và ngoài nước biết đến, ủng hộ ngày càng nhiều hơn và cho đây là một “điểm sáng” để đầu tư, phát triển bền vững. Lũy kế đến nay, tỉnh thu hút được 201 dự án, trong đó 183 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 65 ngàn tỷ đồng, 18 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 4,7 tỷ USD”, Chủ tịch UBND Phạm Văn Thiều nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng chia sẻ thêm, từ một tỉnh nghèo, vốn đầu tư công rất hạn hẹp, để Bạc Liêu đạt tăng trưởng GRDP 10 - 11%/năm thì việc khai thác tối đa tiềm năng lợi thế để mời gọi đầu tư, hầu như là con đường duy nhất để phát triển Bạc Liêu trở thành tỉnh khá trong khu vực ĐBSCL vào năm 2025 và tỉnh khá trong cả nước vào năm 2030. Với Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì Bạc Liêu còn nhiều dư địa để đầu tư phát triển và hạ tầng giao thông kết nối liên vùng. Do các dự án trọng điểm của Trung ương đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách giao thông với đô thị lớn, từ đó mở ra hướng phát triển mới cho Bạc Liêu và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Giải pháp sáng tạo, cách làm mới

Nhận định về Bạc Liêu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, tuy GRDP chỉ đạt khoảng 65,6 ngàn tỷ đồng, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, bằng nhiều giải pháp sáng tạo, cách làm mới, năng động, chủ động đã thu hút mời gọi đầu tư với tổng số vốn hơn 185,2 ngàn tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với GRDP của tỉnh, khẳng định quyết tâm cao, khát vọng lớn của tỉnh nhà, sớm đưa Bạc Liêu thoát khỏi tình trạng chậm phát triển.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Bạc Liêu đã bám sát chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ khi lựa chọn những trụ cột phát triển.

“Trong định hướng phát triển, Bạc Liêu đã bám sát chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ khi lựa chọn những trụ cột phát triển gồm: Nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, du lịch và thương mại - y tế - giáo dục chất lượng cao, kinh tế biển. Đây là những định hướng phát triển rất phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đồng thời cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của Việt Nam và thế giới”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.

Bạc Liêu biết biến điểm yếu thành thế mạnh, phát huy lợi thế trung tâm của Bán đảo Cà Mau để thu hút đầu tư các lĩnh vực về năng lượng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, thương mại, nhà ở, y tế, giáo dục chất lượng cao và đã được nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai.

Trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có khát vọng sớm đưa Bạc Liêu trở thành một trong những trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, tạo được sự liên kết khá rõ nét giữa 04 nhà (Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông); phát huy vị trí Bạc Liêu là trung tâm vùng trọng điểm nuôi tôm nước lợ Việt Nam, là địa phương có Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chuyên về tôm, cần phát huy sớm đưa Bạc Liêu trở thành thủ phủ ngành tôm Việt Nam, đóng góp quan trọng cho mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam lên 10 tỷ USD năm 2025.

 Bạc Liêu là trung tâm vùng trọng điểm nuôi tôm nước lợ Việt Nam
Bạc Liêu là trung tâm vùng trọng điểm nuôi tôm nước lợ Việt Nam.

Sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với lợi ích người dân

Tuy có nhiều lợi thế, nhưng vẫn còn là địa bàn khó khăn, nhiều lĩnh vực vẫn còn ở mức tiềm năng, chưa hiện thực hóa trở thành động lực, thành “đầu tàu”phát triển. Biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhanh và phức tạp hơn sẽ gây thêm nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Để có thể tập trung giải quyết những bài toán này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đề nghị tỉnh cần huy động nguồn lực đầu tư phát triển của doanh nghiệp, nhà đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, bắt kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế số, kinh tế nền tảng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẽ, kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo và các ngành, lĩnh vực mới, công nghệ cao; bảo tồn các giá trị văn hóa, lựa chọn các hoạt động kinh tế phù hợp với đặc trưng văn hóa địa phương.

Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tập trung rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; đảm bảo bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế và giữa các doanh nghiệp. Tăng cường đối thoại với doanh nghiệp, nhà đầu tư, để chủ động tiếp cận thông tin, tháo gỡ, xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án triển khai đúng tiến độ; xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực.

 Phát triển các dự án đầu tư chiều sâu tạo giá trị gia tăng, kết hợp thu hút các dự án tạo nhiều việc làm cho người lao động tại chỗ
Phát triển các dự án đầu tư chiều sâu tạo giá trị gia tăng, kết hợp thu hút các dự án tạo nhiều việc làm cho người lao động tại chỗ.

Đẩy mạnh thu hút mạnh mẽ đầu tư bên ngoài, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp địa phương, nhất là các doanh nghiệp vừa, nhỏ của các thành phần kinh tế. Trong đó chủ động mời gọi các tập đoàn, công ty có tiềm lực để đầu tư các dự án lớn, trọng điểm, có tác động lan tỏa, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền và đồng hành với lợi ích của người dân. Phát triển các dự án đầu tư chiều sâu tạo giá trị gia tăng, kết hợp thu hút các dự án tạo nhiều việc làm cho người lao động tại chỗ; không để người dân đứng ngoài sự phát triển. Quan tâm đào tạo lao động nông thôn có tay nghề cao; bảo đảm an sinh xã hội; đặc biệt tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ.

Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, tăng cường tính liên kết vùng, bảo đảm phát triển đồng bộ giữa các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và với các vùng khác trong cả nước. Trong quá trình phát triển các lĩnh vực “trụ cột” của Bạc Liêu, cần tính đến sự lan tỏa, cộng hưởng với các địa phương, để cùng nhau phát triển hài hòa và bền vững; tập hợp thành sức mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phó Thủ tướng cũng một lần nữa khẳng định: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để Bạc Liêu phát triển, tôi đề nghị các Bộ, ngành kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện để Bạc Liêu tập trung thu hút đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn”.

Với khát vọng vượt qua khó khăn, “biến nguy thành cơ, biến thách thức thành cơ hội”, năng động vươn lên trong khó khăn, với lòng quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh, Bạc Liêu chắc chắn sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn và mang lại lợi ích bền vững cho các Nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Tin bài khác
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

Tính đến ngày 29/4/2025, TP. Hồ Chí Minh mới chỉ giải ngân được 6.068 tỷ đồng, đạt 7,2% so với kế hoạch được giao là 85.500 tỷ đồng (mục tiêu giải ngân 95%, phấn đấu 100%).
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Nhiều nhận định Nghị quyết số 68-NQ/TW sẽ sớm đi vào cuộc sống, giúp củng cố lòng tin, khơi dậy khát vọng và tinh thần cạnh tranh lành mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam; tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Bài X: Dự án Habico Tower nghìn tỷ “đắp chiếu” gần hai thập kỷ, gây lãng phí

Bài X: Dự án Habico Tower nghìn tỷ “đắp chiếu” gần hai thập kỷ, gây lãng phí

Từng được kỳ vọng là biểu tượng mới của Hà Nội, Habico Tower giờ là công trình hoang phí, bỏ hoang gần hai thập kỷ làm mất mỹ quan đô thị ,gây lãng phí.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Quy định mới về chính sách giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư cấp xã

Quy định mới về chính sách giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư cấp xã

Bộ Nội vụ chính thức công bố quy định chuyển tiếp liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức dôi dư. Hai nhóm đối tượng buộc phải nghỉ việc trước khi kết thúc lộ trình sắp xếp bộ máy hành chính.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.