Chính phủ đề xuất kéo dài thời hạn thí điểm nghị quyết về nợ xấu đến hết năm 2023
- 491
- Sự kiện
- 15:03 24/05/2022
DNHN - Sáng 24/5, tại Kỳ họp thứ 3, Chính phủ đã đề xuất Quốc hội việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến ngày 31/12/2023.
Đề xuất kéo dài thời hạn thí điểm nghị quyết về nợ xấu đến hết năm 2023
Sáng 24/5, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017.

Theo báo cáo của Chính phủ, trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, việc thi hành Nghị quyết số 42 đã mang lại những chuyển biến tích cực trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần không nhỏ vào kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung đối với công tác xử lý nợ xấu trong nền kinh tế.
Lũy kế từ 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42, bằng 47,9% số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 tại thời điểm 15/8/2017 và số nợ xấu theo Nghị quyết số 42 phát sinh mới trong thời gian Nghị quyết số 42 có hiệu lực.
Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5,67 nghìn tỷ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3,25 nghìn tỷ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 – 2017). Trong tổng số 380,2 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đã được xử lý có 148 nghìn tỷ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017 do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý. Đồng thời, kết quả xử lý, bán, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của TCTD và Công ty quản lý tài sản (VAMC) đạt 77,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 20,3%.
Sau ngày 15/8/2022, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của TCTD sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết số 42. Chính vì vậy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bày tỏ lo ngại việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ TCTD, VAMC xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu. Các khoản nợ xấu đang xử lý theo Nghị quyết số 42 chuyển sang xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan sẽ gây khó khăn cho TCTD khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó, dễ dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa TCTD và khách hàng.
“Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31/12/2023; đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV; giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất nội dung cần luật hóa quy định về xử lý nợ xấu cùng với việc rà soát, hoàn thiện Luật Các TCTD và các luật có liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, trình Quốc hội chậm nhất vào kỳ họp đầu năm 2023”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị.
Kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc
Thẩm tra về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế thống nhất với sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42.
“Kết quả thí điểm xử lý nợ xấu trong thời gian qua đã chứng minh các chính sách, pháp luật về xử lý nợ xấu phát huy hiệu quả tích cực, giúp khơi thông dòng vốn, đưa dòng vốn luân chuyển vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nói.

Do đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, các chính sách xử lý nợ xấu cần được tiếp tục duy trì, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và những bất ổn chính trị trên thế giới sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới, nguy cơ làm mất đi những thành quả đã đạt được.
Bên cạnh đó, trường hợp Nghị quyết số 42 hết hiệu lực, không được kéo dài có thể dẫn tới khó khăn trong xử lý nợ xấu...
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Vũ Hồng Thanh cũng cho hay, có ý kiến đề nghị cần thuyết minh kỹ hơn về sự cần thiết kéo dài thời hạn áp dụng nghị quyết vì còn có những khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết triệt để; dự liệu những vấn đề có thể phát sinh khi kéo dài thời hạn thực hiện thí điểm…
TH
Bài liên quan
#phát triển kinh tế

Đề xuất một số chính sách đặc thù tại Chương trình phục hồi và phát triển KTXH
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, tham vấn các đối tác phát triển, doanh nghiệp, ngành hàng, chuyên gia, nhà khoa học, đồng thời, tiếp thu ý kiến thảo luận tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV để xây dựng, hoàn thiện dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp mới trong năm 2022
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tiếp tục tổ chức khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 cụm công nghiệp đã có quyết định thành lập giai đoạn 2019-2020; thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp mới; bổ sung 4 cụm công nghiệp mới vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp đến năm 2020, có xét đến năm 2030.

Đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Buôn Ma Thuột
Chính phủ đã đồng ý chủ trương xây dựng thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Buôn Ma Thuột trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Nhìn lại dấu ấn 25 năm của tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một trong những tỉnh, thành phố phát triển kinh tế nhất phía Nam. 2022 là năm kỷ niệm 25 năm thành chia tách tỉnh Sông Bé thành lập tỉnh Bình Phước và tỉnh Bình Dương. Qua 25 năm, kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương đã phát triển vượt bậc. Từ một tỉnh kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, đến nay chuyển đổi và trở thành tỉnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị mạnh mẽ.

Kinh tế sẽ là trọng tâm hợp tác trong quan hệ Việt Nam - Sierra Leone
Chiều 15/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã chủ trì lễ đón Tổng thống Sierra Leone cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Sierra Leone thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 20-3.

Kiểm soát chặt chẽ thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp 'ăn theo' giá xăng dầu để trục lợi
Trước diễn biến giá xăng dầu tăng cao, Bộ Tài chính đề nghị các bộ ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng chịu tác động từ giá xăng dầu để kịp thời xử lý tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý.
Đọc thêm Sự kiện
Ngày hội Gia đình Việt Nam 2022 với chủ đề “Gia đình bình an – xã hội hạnh phúc” được tổ chức ở Bình Dương
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình 2022, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, trong các ngày từ 25-26/6, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) sẽ diễn ra chuỗi sự kiện Ngày hội Gia đình hạnh phúc với chủ đề “Gia đình bình an – xã hội hạnh”.
UBND tỉnh Cà Mau - trường Đại học Y Dược Cần Thơ: Thiết lập hợp tác toàn diện
Chiều 23/6, UBND tỉnh Cà Mau và trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức lễ ký kết hợp tác toàn diện trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng và nhu cầu của 2 bên.
Công an thành phố Hải Phòng nhất toàn đoàn tại vòng loại Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II - Cụm thi số II
Trong 2 ngày 23 và 24 tháng 6, tại nhà nhà thi đấu Cánh Diều thuộc quận Dương Kinh, Hải Phòng diễn ra vòng loại Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II - Cụm thi số II. Đây là việc thực hiện Kế hoạch số 418/KH-BCA-C07 của Bộ Công an về việc tổ chức Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II; ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an. Tham gia vòng loại gồm 8 đội tuyển thuộc công an của 8 tỉnh phía Bắc. Công an thành phố Hải Phòng là đơn vị đăng cai tổ chức và cũng là đơn vị nhất toàn đoàn
Khai mạc Triển lãm tem bưu chính Quốc gia Vietstampex 2020 tại Hà Nội
Sáng 24-6, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Hội Tem Việt Nam phối hợp tổ chức khai mạc Triển lãm tem bưu chính Quốc gia (Vietstampex 2020) và phát hành bộ tem “Biển, đảo Việt Nam (bộ 3): Chim biển, đảo” theo nghi thức đặc biệt.
Lễ ký kết giữa trường THPT Phạm Ngũ Lão và Uỷ ban hỗ trợ Kinh tế Hàn-Việt (KVECC)
Năm 2022 đánh dấu mốc son vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong mối quan hệ hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc. Đây là dịp để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp 2 nước, 2 đơn vị cùng với trường THCS và THPT Phạm Ngũ Lão trở thành đối tác hiểu biết lẫn nhau, tiếp tục duy trì phát triển truyền thống tốt đẹp của hai dân tộc.
Bến Tre: Kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
Ngày 30/6/2022, tỉnh Bến Tre tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu (01/7/1822 - 01/7/2022); 30 năm Ngày hội truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre (01/7/1992 - 01/7/2022) tại Di tích quốc gia đặc biệt Mộ và Khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Phú Thọ: Đẩy mạnh mọi biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng mùa nắng nóng
Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, ngành kiểm lâm Phú Thọ đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương, chủ động triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa Hè năm 2022 sẽ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao, độ ẩm trong ngày tương đối thấp, nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Lâm Thao (Phú Thọ): Phát huy quyền làm chủ của người dân trong giám sát đầu tư cộng đồng
Thực hiện nhiệm vụ chính trị, góp phần thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, nâng cao chất lượng công trình có vốn đầu tư của Nhà nước trên địa bàn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua, hoạt động của các Ban giám sát đầu tư cộng đồng trên địa bàn huyện Lâm Thao đã phát huy tối quyền làm chủ của người dân trên mọi lĩnh vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
Tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng (Hà Nội) để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV, được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại trụ sở quận Ba Đình và kết nối trực tuyến đến 55 điểm cầu, sáng 23/6, Tổng Bí thư nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng chống tham nhũng. Tổng Bí thư cho rằng, cần chính sách để anh không thể, không dám, không cần, không muốn tham nhũng.
Sự kiện kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại tỉnh Bình Định
Theo Bộ Công Thương, từ ngày 24 - 25/6/2022, UBND tỉnh Bình Định sẽ phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức chuỗi sự kiện kết nối cung cầu hàng Việt Nam cho các doanh nghiệp tại địa phương và các tỉnh miền Trung.