Thứ sáu 09/05/2025 19:45
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

"Chiều theo taxi truyền thống là bước lùi của Cách mạng 4.0"

12/10/2020 00:00
Công ty TNHH Grab mới đây đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ bày tỏ quan ngại về một số nội dung trong Dự thảo thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đang được Chính phủ xem xét, thông qua tới đây.

Grab cho rằng việc chiều theo taxi truyền thống là Việt Nam cúi đầu trước Cách mạng 4.0.

Phép thử của Cách mạng 4.0

Văn bản do ông Lim Yen Hock, Giám đốc Công ty TNHH Grab ký tên, nêu rõ: Grab cảm thấy hết sức bất ngờ và quan ngại với những nội dung, quy định trong Dự thảo mới nhất (Dự thảo lần thứ 6) mà Bộ Giao thông Vận tải vừa trình lên Chính phủ.

Nổi bật là Điều 3.7 quy định: "Hợp đồng vận tải điện tử chỉ áp dụng đối với xe ôtô có sức chứa từ 9 chỗ ngồi gồm cả người lái xe chở lên.

Điều 3.2 quy định: "Kinh doanh vận tải bằng xe ôtô là việc thực hiện các công đoạn của hoạt động vận tải để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi. Trong đó, có công đoạn trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe để vận chuyển hành khách, hàng hoá, quyết định giá cước vận tải".

Điều đó có nghĩa là xe ôtô có sức chứa từ 9 chỗ trở xuống sẽ không được áp dụng hợp đồng vận tải điện tử. Và tất cả các đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử sẽ buộc phải trở thành các đơn vị kinh doanh vận tải.

"Những quy định này không chỉ đi ngược lại chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về việc ứng dụng khoa học công nghệ và cải cách thủ tục hành chính, mà còn phủ nhận hoàn toàn những lợi ích và kết quả tích cực mà Đề án thí điểm xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử đã mang lại cho người dân, doanh nghiệp và xã hội", Grab nêu quan điểm.

Theo công ty TNHH Grab, Đề án thí điểm đã mở ra một giai đoạn chưa từng có đối với ngành vận tải Việt Nam. Việc ứng dụng khoa học công nghệ giúp tăng trưởng ngành vận tải hành khách. Theo số liệu thống kê, khối lượng vận chuyển hành khách năm 2014 và năm 2017 đạt lần lượt là 3.000 triệu lượt hành khách, tăng 7,6% và 4.000 triệu lượt hành khách, tăng 11%. Các đơn vị vận tải trong ngành phải chuyển mình, hạ giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ, người tiêu dùng có lợi nhất.

Đề án thí điểm được coi là phép thử của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với Việt Nam. Sự thành công của Grab đã khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tự phát triển, đưa vào triển khai các ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử. Đến nay, có gần 10 ứng dụng khác của Việt Nam tham gia đề án thí điểm, chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam nhanh nhạy, chủ động tiếp cận các thành tựu khoa học kỹ thuật, không ngại cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường.

"Phép thử này chỉ còn chờ câu trả lời chính thức từ phía Chính phủ", Grab khẳng định.

Chiều theo taxi truyền thống là bước lùi

Về phía Grab, đơn vị này cho biết, số thuế đóng góp của công ty luôn tăng trưởng gấp 3 lần mỗi năm. Chỉ 9 tháng năm 2018, Grab đã đóng góp 270 tỷ đồng và ước sẽ đóng hơn 500 tỷ đồng trong cả năm 2018. Bên cạnh đó, còn chủ động hỗ trợ đối tác kê khai, hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Grab dẫn chứng rằng Thủ tướng từng chỉ đạo và nhấn mạnh: Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thiện để trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 86, trong đó, bổ sung quy định quản lý phù hợp đối với xe hợp đồng và xe taxi, quản lý và áp dụng hợp đồng điện tử, kết nối quản lý thuế…

Thế nhưng, Dự thảo Nghị định mới nhất lại hoàn toàn đi ngược với chỉ đạo của Thủ tướng.

Mặc khác, vẫn còn những doanh nghiệp taxi truyền thống lo sợ sự đổi mới, sợ mất vị thế thống lĩnh, sợ cạnh tranh. Từ việc kiện tụng đòi bồi thường với lý do mất thị phần cho đến yêu cầu Chính phủ dừng Đề án thí điểm, thậm chí, đe doạ Ban soạn thảo Nghị định phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại cho ngành taxi. Các doanh nghiệp này đã bằng mọi cách cản bước xâm nhập của công nghệ .

"Dự thảo lần này, chúng tôi được biết quan điểm định danh xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử là xe taxi, định danh đơn vị cung cấp ứng dụng kết nối và giao kết hợp đồng điện tử là công ty taxi chính là đề xuất của một số đơn vị kinh doanh vận tải truyền thống để đồng hoá, hạn chế sự cải tiến kinh doanh của loại hình khác.

Do đó, chúng tôi nhấn mạnh việc thông qua Dự thảo lần này chiều theo ý muốn chủ quan của một số đơn vị taxi truyền thống mà bỏ qua lợi ích, tiến bộ quan trọng đối với xã hội, và nền kinh tế sẽ thực sự là bước lùi, là cái cúi đầu trước "những người công nhân giận dữ đòi đập phá máy móc" trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Điều này sẽ trở thành tiền lệ xấu đối với toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, cũng như dấu hiệu tiêu cực về môi trường khởi nghiệp, môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam", Grab trình bày quan điểm.

Từ những thực tế trên, Grab bày tỏ mong muốn Thủ tướng Chính phủ công tâm xem xét, đánh giá, đặt nguyện vọng và lợi ích của người dân và của nền kinh tế Việt Nam lên hàng đầu, đưa ra những quyết sách đúng đắn và phù hợp với thời đại.

Kiều Linh

Tin bài khác
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.