Thứ năm 19/09/2024 11:26
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Chiến lược 'thắt lưng buộc bụng' của ông chủ Shopee

10/07/2024 16:51
Trong năm qua, Forrest Li - CEO của tập đoàn Sea, công ty mẹ của Shopee đã sa thải hàng ngàn nhân sự, ban lãnh đạo tự nguyện không nhận lương, giảm chi phí công tác,... nhằm giúp công ty đạt lợi nhuận lần đầu tiên sau 15 năm hoạt động.
aa
Ảnh minh họa
Forrest Li - người sáng lập kiêm CEO của Tập đoàn Sea, công ty mẹ của nền tảng thương mại Shopee.

Tiết kiệm từng đồng tiền lẻ

Khi bản thân vẫn còn đang nằm trên giường bệnh do nhiễm virus Covid-19, Forrest Li vẫn lo lắng về tương lai của Tập đoàn Sea và tìm cách thay đổi chiến lược kinh doanh để cứu tập đoàn thoát khỏi cảnh báo lỗ triền miên.

Sea từng là hiện tượng trên thị trường chứng khoán. Trong đại dịch Covid-19, dù thua lỗ nặng nề, vốn hóa thị trường của Sea tăng vọt lên hơn 200 tỷ USD. Tuy nhiên, khi giới đầu tư quay lưng với các công ty công nghệ thua lỗ, Sea buộc phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình. Trong văn bản nội bộ, ông Li nhấn mạnh việc cần tập trung vào lợi nhuận và rời khỏi thị trường Ấn Độ để giảm thiểu chi phí vận hành. Điều này dẫn đến việc công ty buộc phải sa thải hơn 7.500 nhân viên và ban lãnh đạo tự nguyện không nhận lương cho đến khi công ty ổn định.

Sea đã áp dụng nhiều biện pháp thắt chặt chi phí, giúp tập đoàn lần đầu tiên có lợi nhuận vào quý IV/2022, đạt 427 triệu USD. Cổ phiếu Sea tăng 22% ngay sau đó và công ty đã thông báo tăng lương 5% cho hầu hết nhân viên.

Ảnh minh họa
Đến nay, tình hình tài chính của tập đoàn Sea cũng như sàn thương mại điện tử Shopee đã ổn định hơn.

Đặt công ty vào chế độ ứng phó khủng hoảng

Tại thời điểm xảy ra khủng hoảng về tài chính, sau khi Li công bố thu nhập hàng quý, cổ phiếu Tập đoàn Sea giảm hơn 45% chỉ trong năm ngày, báo hiệu tình hình tồi tệ hơn dự kiến. Để vực dậy niềm tin của các cổ đông, ông Li đã viết văn bản nội bộ đưa ra những kịch bản ứng phó mới, áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng, chuyển công ty vào chế độ khủng hoảng với các cuộc họp hàng tháng về dự báo dòng tiền và họp định kỳ hàng tuần. Sea đã sa thải nhân viên, ngừng việc tăng lương, rút khỏi châu Âu và hầu hết thị trường Mỹ Latin.

Trong thư gửi toàn thể nhân viên, ông Li thông báo ban lãnh đạo cấp cao sẽ tự nguyện không nhận thù lao bằng tiền mặt cho đến khi công ty đạt được mức "tự cung tự cấp". Sau đó, Sea tiếp tục thắt lưng buộc bụng bằng cách cắt giảm ngân sách tiếp khách. Ông Li khuyến khích nhân viên thông báo với nhà cung cấp và đối tác rằng công ty không thể chi trả cho những chi phí này nữa.

Trải qua giai đoạn khó khăn, đến nay, tình hình tài chính của Tập đoàn Sea cũng như sàn thương mại điện tử Shopee đã ổn định hơn. Tất cả nhờ vào chính sách "thắt lưng buộc bụng" cùng những thay đổi kịp thời về chiến lược kinh doanh của nhà sáng lập Forrest Li.

Khôi Nguyên (t/h)

Bài liên quan
Tin bài khác
Sau chuyện từ thiện của cà phê Katinat: Hành vi tốt cần tránh dư luận tiêu cực

Sau chuyện từ thiện của cà phê Katinat: Hành vi tốt cần tránh dư luận tiêu cực

Sau khi Cà phê Katinat công bố trích 1.000 đồng/ly nước làm từ thiện, nhiều bình luận phản đối cách làm của thương hiệu này vì cho rằng đây chỉ là chiêu trò.
Bí quyết tự do tài chính của cựu kỹ sư Google

Bí quyết tự do tài chính của cựu kỹ sư Google

Trong suốt 8 năm làm việc tại Google, anh Shao Chun đã học quản lý tài chính một cách hiệu quả, bằng cách chi tiêu ít hơn mức thu nhập và dành tới 50% lương để đầu tư. Kết quả là, anh đã xây dựng được một danh mục đầu tư trị giá 2 triệu USD.
Nhìn lại hành trình 6 năm

Nhìn lại hành trình 6 năm 'thăng trầm' tại thị trường Việt Nam của Gojek

Gojek gia nhập Việt Nam từ tháng 8/2018, với nhiều khuyến mãi thu hút người dùng. Sau thời gian dài cạnh tranh khốc liệt, thách thức từ các đối thủ cùng sự thay đổi của người tiêu dùng khiến Gojek không trụ vững, buộc họ phải rút khỏi thị trường.
Shein: Chiến lược kinh doanh đằng sau thương hiệu trị giá tỷ USD

Shein: Chiến lược kinh doanh đằng sau thương hiệu trị giá tỷ USD

Shein là một nền tảng TMĐT nổi tiếng với các sản phẩm thời trang giá rẻ và chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Thành công của thương hiệu tỷ đô này không chỉ đến từ sản phẩm, mà còn nhờ vào chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Chiến lược kinh doanh của

Chiến lược kinh doanh của 'ông lớn' ngành sản xuất bánh kẹo trong 'mùa trăng' 2024

Năm 2024, KIDO đã tự tin đặt ra mục tiêu chiếm lĩnh thị trường bánh trung thu truyền thống. Với chiến lược rõ ràng, KIDO không chỉ dựa vào sự tín nhiệm từ người tiêu dùng mà còn chú trọng đến việc đổi mới sản phẩm và mở rộng mạng lưới phân phối.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son