Thứ bảy 19/07/2025 10:40
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Chỉ số thương mại bền vững của Việt Nam đã tăng ấn tượng

12/10/2020 00:00
Ông Stephen Olson, chuyên gia nghiên cứu quỹ Hinrich Foundation nhận định, Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu với nhiều tiến độ vững chắc hướng tới thương mại bền vững. Trong năm 2018, Việt Nam đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng chỉ số thương mại bền vững

Thông tin trên được đưa ra tại buổi công bố “Chỉ số Thương mại bền vững 2018” vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hinrich Foundatione (tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và phát triển chính sách thương mại ở châu Á).

Việt Nam đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng chỉ số thương mại bền vững

Theo thông tin tại buổi công bố Chỉ số Thương mại bền vững 2018 được đánh giá ở 19 nền kinh tế Châu Á và Mỹ, với 28 chỉ báo trên 3 lĩnh vực được coi là trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường.

Theo bảng xếp hạng, Việt Nam đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng, tăng 2 điểm so với năm 2016 và tăng 6 điểm về mức thu nhập quốc gia, hiện xếp hạng GDP tính theo đầu người của Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng.

Ở bảng xếp hạng này, Hồng Kông (Trung Quốc) dẫn đầu, Myanmar đứng cuối, Việt Nam đứng sau liền kề Trung Quốc (thứ 8) và trước liền kề Philippines (thứ 10).

Ảnh minh họa

Xét chỉ số về trụ cột kinh tế, Việt Nam đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng (trong khi đó Singapore dẫn đầu và Myanmar đứng cuối). Việt Nam là một trong những quốc gia có biểu hiện tốt nhất trên bảng chỉ số này. Cùng với 12 quốc gia khác, Việt Nam đạt mức điểm cao về mức độ mở cửa thị trường. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự mở của thương mại và trao đổi hàng hóa xuyên biên giới.

Về xã hội, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 và cao hơn các nước có thu nhập trung bình như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Đây là thành quả của việc hạn chế bất bình đẳng và cải thiện tiêu chuẩn lao động (được xây dựng trên chỉ số việc hạn chế lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và cải thiện quyền của người lao động).

Ông Stephen Olson, chuyên gia nghiên cứu quỹ Hinrich Foundation nhận định, Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu với nhiều tiến độ vững chắc hướng tới thương mại bền vững.

Việt Nam đã trở thành điểm lựa chọn đầu tiên của các nhà đầu tư

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho biết, năm 2018 tiếp tục đánh dấu một năm đầy biến động và sôi động khi mà bức tranh kinh tế thế giới và môi trường phát triển tiếp tục có sự chuyển đổi sâu sắc. Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, đón nhận nhiều tin vui của câu chuyện hội nhập và tăng trưởng kinh tế như Hiệp định thương mại tự do như CPTPP vừa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn, hay FTA Việt Nam - EU cũng đang trong quá trình tiến tới ký kết và phê chuẩn dự kiến vào đầu năm 2019.

“Những hiệp định FTA thế hệ mới đó đang mở ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước và cộng đồng doanh nghiệp”, ông Lộc nhận định.

Chủ tịch VCCI cho rằng, Việt Nam chỉ có thể tận dụng được lợi ích từ các FTA, cũng như các cơ hội trở thành quán quân thu hút FDI hay thực hiện thành công các mục tiêu phát triển doanh nghiệp khi có được giải pháp thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững. Ba trụ cột của phát triển bền vững chính là hiệu quả kinh tế, hài hoà về xã hội và thân thiện với môi trường. Nói cách khác, lợi nhuận doanh nghiệp phải đạt được thông qua phụng sự xã hội, vì lợi ích của con người và không làm "đau" trái đất. Đối với doanh nghiệp, những giá trị này đang trở thành sức mạnh cạnh tranh cốt lõi.

Tại Hội nghị thượng định cấp cao APEC 2018 vừa qua, PwC đã công bố một kết quả nghiên cứu rất khả quan: trong số 21 nền kinh tế APEC thì Việt Nam đã trở thành điểm lựa chọn đầu tiên của các nhà đầu tư cho các hoạt động đầu tư kinh doanh trong 12 tháng tới. Kết quả này đã cho thấy những nỗ lực không mệt mỏi của Chính phủ, các cơ quan hữu quan, của cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Với các tập đoàn đa quốc gia ngày càng coi trọng các yếu tố bền vững trong quyết định đầu tư, những chính sách thương mại bền vững đã giúp Việt Nam nâng cao tỷ lệ vốn FDI trong GDP. Việt Nam đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng trong khu vực Đông Á cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Để đảm bảo thương mại là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng bền vững ở Việt Nam và tiếp tục trở thanh điểm nóng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Stephen Olson cho rằng, Việt Nam cần nhìn lại những chỉ số môi trường quan trọng, nhất là tỷ lệ phá rừng hiện đang nằm trong danh sách những chỉ số cao nhất. Ngoài ra giảm thiểu chi phí thương mại cũng là một ưu tiên cần được xem xét. Và chỉ số này được xây dựng dựa trên 4 yếu tố là cơ cấu hạ tầng, hậu cần, vấn nạn tham nhũng và hệ thống pháp lý nhằm đo lường gánh nặng cho nền kinh tế tạo ra bởi hệ thống thương mại.

Minh Ngọc

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.