Thứ bảy 12/04/2025 17:05
Hotline: 024.355.63.010
Doanh nhân toàn cầu

CEO Pavel Durov làm ăn ra sao trước khi bị bắt tại Pháp?

25/08/2024 19:38
Theo kênh truyền hình TF1, ông bị tạm giữ với cáo buộc Telegram tiếp tay cho các hành vi phạm tội do không có đủ người kiểm duyệt.
CEO của Telegram, ông Pavel Durov, bị bắt tại một sân bay của Pháp. Ảnh: Reuters
CEO của Telegram, ông Pavel Durov, bị bắt tại một sân bay của Pháp.

Hôm 24/8, CEO kiêm nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin Telegram Pavel Durov bị bắt tại sân bay Paris-Le Bourget, ngoại ô Paris khi đến đây bằng máy bay riêng. Theo kênh truyền hình TF1, ông bị tạm giữ với cáo buộc Telegram tiếp tay cho các hành vi phạm tội do không có đủ người kiểm duyệt. Vào thời điểm bị bắt, ông mới trở về từ Azerbaijan. Ông Durov đi cùng một người phụ nữ và vệ sĩ của mình.

TF1 tuyên bố doanh nhân này có thể phải đối mặt với mức án lên tới 20 năm tù.

Hiện tại, Telegram chưa phản hồi ngay lập tức yêu cầu bình luận từ hãng tin Reuters. Bộ Nội vụ Pháp và cảnh sát cũng không đưa ra bình luận nào.

Telegram được Durov sáng lập năm 2013, đặt trụ sở tại Dubai. Ông tạo ra ứng dụng nhắn tin mã hóa này để tránh bị chính phủ "nhòm ngó" dữ liệu.

Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times hồi tháng 3, Durov tiết lộ Telegram đã trở thành một trong những ứng dụng mạng xã hội phổ biến nhất thế giới. Công ty này có doanh thu "hàng trăm triệu USD" sau khi áp dụng chính sách quảng cáo và dịch vụ trả phí Telegram Premium cách đây hai năm.

“Chúng tôi hy vọng sẽ có lãi vào năm tới, nếu không phải là năm nay”, nhà sáng lập người Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn công khai hồi đầu năm nay.

Ông nói thêm rằng, nền tảng này có 900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng, tăng từ mức 500 triệu người dùng tính ở hồi đầu năm 2021.

Ông chủ của Telegram tiết lộ, công ty đã "được chào mời với mức định giá hơn 30 tỷ USD" từ các nhà đầu tư tiềm năng bao gồm cả các quỹ công nghệ lớn.

“Lý do chính khiến chúng tôi bắt đầu kiếm tiền từ Telegram là vì muốn duy trì sự độc lập tài chính. Lợi tích từ một đợt IPO cũng sẽ giúp tăng trải nghiệm cho người dùng”, Durov nói.

Lãnh đạo Telegram cho biết, việc hướng đến niêm yết trên sàn chứng khoán của Mỹ sẽ xảy ngay sau khi công ty đạt được lợi nhuận như mong muốn và điều kiện thị trường thuận lợi.

Durov từ chối bình luận về mốc thời gian cụ thể nhưng cho biết Telegram đã "nghiên cứu một số phương án cần thiết và phù hợp".

Telegram được xếp hạng là một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn sau Facebook, YouTube, WhatsApp, Instagram, TikTok và Wechat. Nền tảng này đặt mục tiêu đạt một tỷ người dùng trong năm tới.

Theo số liệu được thống kê bởi Forbes, Pavel Durov hiện đang đứng thứ 120 trong danh sách những tỷ phú của thế giới với khối tài sản ròng lên đến 15,5 tỷ USD.

Ông sinh tại thành phố Saint Petersburg, Nga trong một gia đình trung lưu. Năm 2002, sau khi tốt nghiệp Học viện thể dục, Pavel Durov đỗ vào Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg, chuyên ngành Ngữ văn.

Tuy được đánh giá là một sinh viên tài năng, thông minh và có tố chất lãnh đạo nhưng cá tính của Pavel Durov cũng mang đến cho ông những phiền phức không đáng có.

Trong một lần đang sử dụng mạng máy tính của trường, ông đã tấn công và làm tê liệt hệ thống này chỉ để chứng minh việc hệ thống của trường kém hiệu quả. Cuối cùng, nhà trường đã cấm cửa ông vĩnh viễn và không cho phép ông sử dụng hệ thống cho đến hết thời gian theo học.

Trước khi được biết đến với Telegram, Pavel Durov đã nổi tiếng với biệt danh "Mark Zuckerberg của Nga" khi đồng sáng lập ra VKontakte, mạng xã hội tương tự Facebook khi mới 22 tuổi.

Và thành quả đã vượt ngoài mong đợi của ông. Ngay sau khi vừa ra mắt công chúng, mạng xã hội Vkontakte đã nhanh chóng nhận được sự đón nhận của người dân Nga. Chỉ trong vòng chưa đến một tháng sau khi ra mắt, Pavel Durov đã phải thay đổi dung lượng máy chủ để chịu tải được lượng người dùng tăng trưởng theo cấp số nhân.

Tuy nhiên, ông đã rời Nga vào năm 2014 sau khi từ chối tuân thủ yêu cầu của chính phủ về việc đóng cửa các cộng đồng đối lập trên Vkontakte.

Trước khi rời Nga, Pavel Durov đã phát triển một ứng dụng nhắn tin bảo mật mang tên Telegram và trình làng vào năm 2013 nhưng không có bất kỳ thông báo chính thức nào để đảm bảo tính bảo mật.

Sau khi ra mắt Telegram, Pavel Durov đã dành ra hơn 1 triệu USD mỗi tháng để duy trì hoạt động của ứng dụng nhắn tin này trước khi nó tạo ra doanh thu.

Điều này cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển vượt bậc của Telegram. Telegram là ứng dụng được cộng đồng tiền số ưa chuộng. Khác với các nền tảng nhắn tin khác chủ yếu kiếm tiền từ quảng cáo, Durov ban đầu phát triển ứng dụng này theo hướng kiếm tiền từ tiền điện tử. Tháng 1/2018, ông ra mắt tiền số có tên Gram và nền tảng TON. Các dự án này lập tức huy động được 1,7 tỷ USD, nhưng sau đó bị Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) yêu cầu dừng vì lách luật tài chính nước này.

Hiện tại, chi phí hàng năm của ứng dụng này chưa tới 0,7 USD cho mỗi người dùng, Durov cho biết. Để tăng doanh thu, hãng đã thử nghiệm quảng cáo tại một số khu vực. Khách hàng quảng cáo phải chi 1-10 triệu euro trên nền tảng này. Năm nay, họ dự định mở rộng chính sách này ra toàn cầu, tiếp cận các khách hàng nhỏ hơn.

Hồi tháng 3, Telegram ra mắt dịch vụ chia sẻ 50% doanh thu quảng cáo với nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng của mình. Họ còn áp dụng chính sách tài khoản dành riêng cho doanh nghiệp. Dù vậy, việc hãng tìm doanh thu từ quảng cáo được đánh giá là xung đột với mục đích ra đời của họ, là nội dung ít bị kiểm duyệt.

Sau 13 năm hoạt động, nền tảng này hiện có khoảng 50 nhân viên toàn thời gian. Đến nay, họ đã vay khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, 1 tỷ USD trái phiếu phát hành năm 2021 và 270 triệu USD phát hành năm 2023.

Vài năm qua, Telegram ngày càng phổ biến, trở thành công cụ truyền thông cho nhiều chính phủ và quan chức.

Sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022, Telegram đã trở thành nền tảng chính để cả Nga và Ukraine đưa tin về chiến sự và tình hình chính trị.

Ứng dụng này đã trở thành phương tiện truyền thông được Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các quan chức trong chính quyền của ông ưa chuộng. Điện Kremlin và chính phủ Nga cũng sử dụng ứng dụng này để tuyên truyền thông tin của Nga. Ứng dụng này cũng đã trở thành một trong số ít nền tảng mà người Nga có thể truy cập tin tức về cuộc chiến.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng nhiều lần cảnh báo việc nền tảng này không được kiểm duyệt nhiều có thể biến nó thành điểm nóng về tội phạm, khủng bố hoặc thông tin sai lệch. Hồi tháng 3, Durov cho biết, Telegram có kế hoạch cải thiện quy trình kiểm duyệt năm nay, khi hàng loạt cuộc bầu cử sẽ diễn ra, đồng thời triển khai "cơ chế AI để giải quyết các vấn đề".

Mai Anh

TAGS:

Tin bài khác
CEO Amazon: Doanh nghiệp sẽ chuyển chi phí thuế quan sang người tiêu dùng

CEO Amazon: Doanh nghiệp sẽ chuyển chi phí thuế quan sang người tiêu dùng

CEO Andy Jassy cho biết các đối tác bán hàng trên Amazon nhiều khả năng sẽ chuyển chi phí thuế quan sang người tiêu dùng, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc sau chính sách mới của Tổng thống Donald Trump.
Từ đồng sáng lập đến đối đầu pháp lý, Elon Musk bị OpenAI kiện ngược

Từ đồng sáng lập đến đối đầu pháp lý, Elon Musk bị OpenAI kiện ngược

OpenAI cho rằng ông Elon Musk đã phát động chiến dịch công kích truyền thông, lan truyền thông tin sai lệch tới hơn 200 triệu người theo dõi trên nền tảng X.
Tài sản tỷ phú Warren Buffett tăng vọt giữa cơn bão tài chính toàn cầu

Tài sản tỷ phú Warren Buffett tăng vọt giữa cơn bão tài chính toàn cầu

Đáng chú ý, tỷ phú Warren Buffett là một trong số ít tỷ phú thế giới ghi nhận tài sản tăng trưởng giữa làn sóng bán tháo khốc liệt trên thị trường.
Nguyễn Khánh Linh - nữ chuyên gia Việt đầu tiên được Google vinh danh trong lĩnh vực AI tạo sinh

Nguyễn Khánh Linh - nữ chuyên gia Việt đầu tiên được Google vinh danh trong lĩnh vực AI tạo sinh

Đây không chỉ là sự công nhận về chuyên môn sâu rộng và đóng góp thực tiễn của chị Nguyễn Khánh Linh đối với cộng đồng công nghệ, mà còn là cột mốc mang tính biểu tượng về bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học.
CEO Sam Altman đáp trả sau khi trào lưu tạo ảnh Ghibli gây tranh cãi bản quyền

CEO Sam Altman đáp trả sau khi trào lưu tạo ảnh Ghibli gây tranh cãi bản quyền

Sự bùng nổ của ảnh AI theo phong cách Ghibli đã đặt ra nhiều câu hỏi về bản quyền. Tuy nhiên, CEO Sam Altman đã lên tiếng bảo vệ trong cuộc phỏng vấn mới đây.
Tỷ phú Warren Buffett "lội ngược dòng" giữa cơn bão thị trường

Tỷ phú Warren Buffett "lội ngược dòng" giữa cơn bão thị trường

Trong khi phần lớn tỷ phú thế giới chứng kiến tài sản bốc hơi hàng trăm tỷ USD do tác động từ thuế quan của Mỹ, "nhà tiên tri xứ Omaha" Warren Buffet vẫn kiếm lời nhờ chiến lược đầu tư phòng thủ.
Tài sản 20 tỷ phú giàu nhất châu Á “bốc hơi” gần 46 tỷ USD

Tài sản 20 tỷ phú giàu nhất châu Á “bốc hơi” gần 46 tỷ USD

Người thiệt hại nặng nề nhất là ông Lei Jun - Chủ tịch tập đoàn điện thoại thông minh Xiaomi, với khối tài sản bay hơi 7,8 tỷ USD, tương đương mức giảm 20%.
Các tỷ phú Phố Wall quay lưng với ông Trump về vấn đề thuế

Các tỷ phú Phố Wall quay lưng với ông Trump về vấn đề thuế

Tỷ phú Bill Ackman và Stanley Druckenmiller đã đồng loạt chỉ trích chính sách thuế quan toàn cầu của Tổng thống Donald Trump, cảnh báo nguy cơ đình lạm và khủng hoảng niềm tin trên thị trường.
Tài sản của giới tỷ phú "bốc hơi" 208 tỷ USD sau đòn thuế của ông Donald Trump

Tài sản của giới tỷ phú "bốc hơi" 208 tỷ USD sau đòn thuế của ông Donald Trump

Làn sóng bán tháo cổ phiếu đã ảnh hưởng nặng nề đến các tỷ phú thế giới, đặc biệt là những gã khổng lồ công nghệ từng hưởng lợi lớn từ cuộc đua AI.
Tỷ phú Elon Musk chia sẻ bài viết về Starlink tại Việt Nam

Tỷ phú Elon Musk chia sẻ bài viết về Starlink tại Việt Nam

Động thái chia sẻ bài viết của tỷ phú Elon Musk trên X cũng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của ông đối với kế hoạch mở rộng Starlink tại Việt Nam.
Elon Musk sắp rời chính quyền Mỹ sau khi hoàn thành kế hoạch cắt giảm ngân sách

Elon Musk sắp rời chính quyền Mỹ sau khi hoàn thành kế hoạch cắt giảm ngân sách

Tuyên bố này được đưa ra sau khi hàng loạt tờ báo lớn đưa tin Tổng thống Trump đã thông báo với nội các về việc tỷ phú Elon Musk sẽ trở lại lĩnh vực tư nhân.
Elon Musk đối đầu với Apple trong cuộc đua thống lĩnh kết nối internet vệ tinh

Elon Musk đối đầu với Apple trong cuộc đua thống lĩnh kết nối internet vệ tinh

Apple và ông Elon Musk đều đang thúc đẩy một cuộc cách mạng trong ngành viễn thông, đưa kết nối vệ tinh trở thành một phần không thể thiếu trên smartphone.
Tỷ phú Elon Musk đặt mục tiêu tiết kiệm 1.000 tỷ USD ngân sách liên bang

Tỷ phú Elon Musk đặt mục tiêu tiết kiệm 1.000 tỷ USD ngân sách liên bang

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, ông Elon Musk tuyên bố có thể đạt được mục tiêu cắt giảm 1.000 tỷ USD chỉ trong vòng 130 ngày, tức là trước cuối tháng 5.
Zhang Yiming: Ông chủ TikTok trở thành người giàu thứ ba châu Á

Zhang Yiming: Ông chủ TikTok trở thành người giàu thứ ba châu Á

Theo Bloomberg Billionaires Index công bố ngày 26/3, khối tài sản của ông Zhang Yiming hiện đạt 57,5 tỷ USD, đưa ông trở thành người giàu thứ ba châu Á
CEO Tim Cook dành lời khen ngợi DeepSeek

CEO Tim Cook dành lời khen ngợi DeepSeek

Lời khen ngợi của CEO Tim Cook dành cho DeepSeek khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu Apple có đang tìm kiếm đối tác AI tại Trung Quốc hay không?