Chủ nhật 13/07/2025 22:26
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Lý do gì khiến ứng dụng Telegram bị hàng loạt quốc gia “cấm cửa" ?

Tính đến nay, Telegram đã bị cấm hoặc bị hạn chế tại ít nhất 8 quốc gia, gồm Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Na Uy, Thái Lan và cả Nga – quê hương nơi ứng dụng này ra đời.
Lý do gì khiến ứng dụng Telegram bị hàng loạt quốc gia “cấm cửa
Lý do gì khiến ứng dụng Telegram bị hàng loạt quốc gia “cấm cửa" ?

Telegram - ứng dụng nhắn tin nổi tiếng với tính bảo mật cao và giao diện thân thiện, từng được ca ngợi là “thiên đường của quyền riêng tư”. Nhưng chính điều đó cũng đang khiến nền tảng này trở thành “cơn đau đầu” của nhiều chính phủ. Tính đến nay, Telegram đã bị cấm hoặc bị hạn chế tại ít nhất 8 quốc gia, gồm Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Na Uy, Thái Lan và cả Nga – quê hương nơi ứng dụng này ra đời.

Vậy điều gì khiến một nền tảng được hơn 700 triệu người dùng hàng tháng yêu thích lại bị “ghẻ lạnh” trên toàn cầu?

Bảo mật cao nhưng thiếu hợp tác

Telegram được sáng lập bởi hai anh em Pavel Durov và Nikolai Durov vào năm 2013 tại Nga. Từ những ngày đầu, nền tảng này đã hướng tới sự bảo mật tuyệt đối với mã hóa đầu-cuối, tin nhắn tự hủy và khả năng tạo nhóm/kênh công khai hàng chục nghìn người. Tuy nhiên, chính sách bảo mật nghiêm ngặt này lại trở thành rào cản lớn khi các cơ quan chức năng yêu cầu hợp tác điều tra hoặc gỡ bỏ nội dung vi phạm.

Interpol từng đánh giá Telegram là nền tảng “kém hợp tác nhất” khi hỗ trợ điều tra tội phạm. Tại Nga, năm 2018, khi Cơ quan An ninh Liên bang yêu cầu cung cấp khóa mã hóa để truy cập dữ liệu khủng bố, CEO Telegram đã thẳng thừng từ chối. Kết quả là Nga ban hành lệnh cấm kéo dài hai năm. Thế nhưng, lệnh cấm gần như vô dụng khi người dùng lách luật bằng VPN, thậm chí các cơ quan chính phủ Nga vẫn dùng Telegram.

Tại Đức, Telegram cũng đối mặt với áp lực lớn. Năm 2022, Bộ Nội vụ Đức phát hiện 64 kênh Telegram chứa nội dung bài Do Thái, kích động bạo lực, vi phạm luật chống phát ngôn thù hận. Chính quyền yêu cầu Telegram xóa các nội dung này, nhưng nền tảng phản hồi chậm trễ, dẫn đến khoản phạt 5 triệu euro. Sau vụ việc, Telegram cam kết hợp tác chặt chẽ hơn với chính quyền Đức nhưng sự chậm trễ ban đầu đã làm dấy lên lo ngại về khả năng kiểm soát nội dung của nền tảng.

Mảnh đất màu mỡ cho tội phạm và nội dung vi phạm

Telegram không đơn thuần là ứng dụng trò chuyện, nó đã và đang trở thành công cụ cho nhiều hành vi phạm pháp. Telegram trở thành nơi trú ẩn cho hoạt động như vậy xuất phát từ các tính năng độc đáo của nó. Kênh và Siêu nhóm là các dịch vụ mà các đối thủ như WhatsApp chậm hơn trong việc bổ sung.

Telegram bắt đầu như một dịch vụ nhắn tin văn bản tiêu chuẩn tương tự như iMessage và WhatsApp. Đến 2014, ứng dụng thêm các tính năng phát sóng (broadcast). Những "kênh" này hiện là một trong những công cụ nổi tiếng nhất của nền tảng để chia sẻ văn bản, hình ảnh, liên kết và video bởi các tổ chức tin tức, lãnh đạo thế giới và cơ quan chính phủ.

Telegram sau đó giới thiệu "siêu nhóm", gợi nhớ đến thời đại của các phòng chat hỗn loạn. Những nơi này thu hút người dùng mới nhưng cũng tạo ra loạt rủi ro.

WhatsApp giữ kích thước nhóm chat ở hàng trăm đơn vị và hạn chế chia sẻ liên kết để giảm bớt việc lan truyền thông tin sai lệch. Telegram đã làm ngược lại và dần dần nâng giới hạn kích thước cộng đồng. Đến năm 2019, một quản trị viên có thể điều hành nhóm chat lớn như thành phố với 200.000 người dùng.

Cuộc điều tra của Times phát hiện 1.500 kênh do những kẻ thượng đẳng da trắng điều hành, phối hợp hoạt động giữa một triệu người trên khắp thế giới. Ngoài ra, có nhiều nhóm chuyên bán vũ khí, ma tuý xuyên quốc gia.

Tại Ấn Độ, các nhóm tội phạm sử dụng Telegram để thao túng giá cổ phiếu, gây thiệt hại hơn 200.000 USD. Ở Singapore, hơn 500 vụ buôn bán ma túy qua Telegram đã bị phát hiện. Tại Nga và Anh, nền tảng này từng bị các nhóm khủng bố, cực đoan lợi dụng để liên lạc, tổ chức tấn công hoặc phát tán tư tưởng thù hận. Còn tại Belarus, chỉ cần tham gia các nhóm Telegram bị chính quyền gắn mác “chống chính phủ”, người dùng có thể đối mặt với án tù lên tới 7 năm.

Một điểm đáng lo ngại khác là nạn vi phạm bản quyền tràn lan. Tại Tây Ban Nha, các tập đoàn truyền thông lớn đã kiện Telegram vì để lan truyền phim, show truyền hình không phép. Khi Telegram không chịu cung cấp thông tin cho tòa, ứng dụng lập tức bị cấm tạm thời, dù sau đó được khôi phục vì phản ứng dữ dội từ công chúng.

Ông Pavel Durov, người sáng lập của nền tảng này, đã bị bắt giữ và buộc tội tại Pháp
Ông Pavel Durov, người sáng lập của nền tảng này, đã bị bắt giữ và buộc tội tại Pháp

Nguy cơ an ninh quốc gia

Không chỉ là nơi “trú ẩn” của tội phạm, Telegram còn bị cáo buộc đe dọa an ninh quốc gia ở nhiều nước do tính ẩn danh cao và gần như không thể kiểm soát nội dung.

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên cấm Telegram vào năm 2015. Chính quyền lo ngại nền tảng này bị giới hoạt động nhân quyền dùng để tổ chức biểu tình, phát tán nội dung chống chính phủ. Tại Ukraine, giữa lúc xung đột với Nga leo thang, Telegram bị cáo buộc phát tán tin giả và gây nguy cơ rò rỉ thông tin chiến trường. Chính phủ đã cấm cài đặt Telegram trên thiết bị của công chức, quân đội và nhân viên hạ tầng trọng yếu.

Na Uy cũng đi theo hướng này, cấm các quan chức sử dụng Telegram trên thiết bị công vụ vì nguy cơ bị thao túng thông tin chính trị.

Không kiểm duyệt - thiên đường của nội dung “bẩn”

Không giống Facebook, X (Twitter) hay WhatsApp - vốn có hệ thống kiểm duyệt nội dung chặt chẽ, Telegram bị đánh giá là thiếu cơ chế kiểm soát hữu hiệu. Các nhóm, kênh Telegram có thể hoạt động tự do, phát tán nội dung không phù hợp, bạo lực, thông tin giả, hoặc lừa đảo tài chính mà không bị gỡ bỏ kịp thời.

Tại Indonesia, chính phủ đang xem xét cấm Telegram vì nền tảng này bị tố lan truyền nội dung không phù hợp và các tư tưởng cực đoan tôn giáo. Còn tại Thái Lan, các cơ quan chức năng lo ngại Telegram là công cụ để tổ chức biểu tình và phát tán thông tin chống đối nhà nước.

Hoạt động như một tổ chức phi quốc gia, Telegram cư xử như thể mình đứng trên pháp luật. Ông Pavel Durov, người sáng lập của nền tảng này, đã bị bắt giữ và buộc tội tại Pháp vì không hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật và đồng lõa trong các tội phạm được thực hiện trên dịch vụ.

Ở nhiều quốc gia, sự kiên nhẫn với ứng dụng này đang cạn dần. Liên minh châu Âu dự kiến áp dụng chuẩn giám sát mới đối với Telegram theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số. Luật buộc các nền tảng trực tuyến lớn phải quản lý dịch vụ của họ tích cực hơn.

Sự dung túng của Telegram đối với các hoạt động độc hại bắt đầu chính người sáng lập. Lãnh đạo ứng dụng cho rằng nhà chức trách không nên can thiệp vào những gì mọi người nói hay làm trực tuyến.

"Chúng tôi sẽ luôn cung cấp cho người dùng những gì họ yêu cầu, quyền truy cập vào thông tin và ý kiến không bị kiểm duyệt để họ có thể tự đưa ra quyết định", ông Durov viết trên kênh của mình.

Cục Viễn thông (Bộ Khoa học và Công nghệ) mới đây đã chính thức ban hành văn bản số 2312/CVT-CS, yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông triển khai gấp các biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn hoạt động của ứng dụng Telegram tại Việt Nam.

Quyết định này được đưa ra sau khi Cục Viễn thông nhận được văn bản số 2898/A05-P5 ngày 24/4/2025 từ Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), phản ánh mức độ vi phạm nghiêm trọng của Telegram.

Tin bài khác
Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025”: Cú hích cho doanh nghiệp mở rộng thị trường

Diễn đàn “Ứng dụng Thương mại điện tử và Công nghệ số Việt Nam năm 2025” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 4 - 6/9/2025.
Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Bước tiến mới của y tế tuyến đảo: Vinmec Phú Quốc điều trị hẹp ống sống cho bệnh nhân cao tuổi bằng kỹ thuật nội soi hiện đại

Cụ bà N.T.C 85 tuổi vừa được phẫu thuật giải ép rễ thần kinh điều trị hẹp ống sống thành công tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Phú Quốc. Chỉ sau một ngày, người bệnh đã có thể ngồi dậy và đi lại - kết quả vượt mong đợi đối với người bệnh cao tuổi có bệnh lý vùng cột sống và nền sức khỏe phức tạp.
Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên đạt mức định giá 4000 tỷ USD

Nvidia trở thành công ty đầu tiên chạm mốc vốn hóa 4.000 tỷ USD, phản ánh vai trò dẫn đầu trong làn sóng AI toàn cầu và niềm tin mạnh mẽ từ Phố Wall.
Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ năm 2026, hàng hóa online bắt buộc công bố chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng

Từ 2026, tất cả hàng hóa online trên thương mại điện tử phải công bố chứng nhận chất lượng theo nhóm rủi ro, truy xuất nguồn gốc và tuân thủ quy định mới.
"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

"Ứng dụng AI sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, tăng trưởng doanh thu"

Tại buổi toạ đàm: “Quản trị doanh nghiệp thực chiến trong kỷ nguyên AI" diễn ra sáng nay (9/7), ông Trần Khánh Tư đã chia sẻ 5 bước ứng dụng AI giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tăng trưởng vượt bậc.
Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Dữ liệu sẽ quyết định thắng cuộc trong cuộc đua công nghệ và trí tuệ nhân tạo

Shark Hưng nhận định AI là cơ hội lớn, dữ liệu là “vàng mới”, doanh nghiệp nào làm chủ được công nghệ, sẽ chiến thắng trong kỷ nguyên chuyển đổi số toàn diện.
"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

"Công nghệ AI thay đổi cách thức vận hành doanh nghiệp trong kỷ nguyên số"

Công nghệ AI đang tạo ra cuộc chuyển đổi sâu rộng, buộc doanh nghiệp phải tái cấu trúc để tồn tại và phát triển trong kỷ nguyên mới. Đây cũng là nhận định được ông Bùi Quang Hiếu - Giảng viên tại Viện Quản trị & Công nghệ FSB (Đại học FPT) chia sẻ mới đây.
Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Giá điện thoại HONOR tháng 7/2025 giảm mạnh: Cơ hội tốt để nâng cấp

Tháng 7/2025, giá điện thoại HONOR tại Việt Nam giảm mạnh, từ phân khúc phổ thông đến cao cấp. HONOR 400 series chính thức mở bán, với giá từ 8,8 triệu đồng.
Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chí chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Để hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn.
Tăng thuế VAT, Netflix và các nền tảng số bắt đầu tăng giá người dùng Việt Nam

Tăng thuế VAT, Netflix và các nền tảng số bắt đầu tăng giá người dùng Việt Nam

Từ 1/7, Netflix, Facebook Ads, Google Ads tăng giá tại Việt Nam do thuế VAT tăng từ 5% lên 10%. Người dùng đã có những phản ứng trái chiều trước thay đổi này.
Cloudflare ra mắt chính sách chặn AI crawler mặc định để bảo vệ quyền sáng tạo trong thời đại số

Cloudflare ra mắt chính sách chặn AI crawler mặc định để bảo vệ quyền sáng tạo trong thời đại số

Cloudflare trở thành công ty đầu tiên trên thế giới mặc định chặn trình thu thập dữ liệu AI không có sự đồng ý từ chủ website. Chính sách mới đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ nội dung và quyền lợi của nhà sáng tạo trên Internet.
Google chính thức đưa Veo 3 về Việt Nam: Công cụ AI tạo video siêu thực

Google chính thức đưa Veo 3 về Việt Nam: Công cụ AI tạo video siêu thực

Google vừa ra mắt Veo 3 tại Việt Nam - công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh, hỗ trợ tiếng Việt, mang đến trải nghiệm sáng tạo sống động và dễ tiếp cận.
Bảng giá điện thoại OPPO tháng 7: Đa dạng mẫu mã, giá chỉ từ 2,89 triệu đồng

Bảng giá điện thoại OPPO tháng 7: Đa dạng mẫu mã, giá chỉ từ 2,89 triệu đồng

Tháng 7/2025, bảng giá điện thoại OPPO ghi nhận loạt mẫu đa dạng, giá hợp lý từ phổ thông đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc và giải trí.
Từ 1/7/2025, các doanh nghiệp công nghệ tăng tốc hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

Từ 1/7/2025, các doanh nghiệp công nghệ tăng tốc hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

Từ 1/7/2025, mô hình chính quyền hai cấp vận hành trên toàn quốc với sự hỗ trợ từ FPT, MobiFone, Viettel, VNPT, Vietnam Post, thúc đẩy cải cách hành chính.
Ra mắt ba nền tảng số trọng yếu giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt ba nền tảng số trọng yếu giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã chính thức ra mắt ba nền tảng số trọng yếu nhằm triển khai giám sát Nghị quyết 57-NQ/TW.
Cung cấp dịch vụ thiết kế web cao cấp