Thứ bảy 10/05/2025 08:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cắt giảm thủ tục, giảm thuế, hạ lãi suất: Doanh nghiệp kỳ vọng bứt phá

24/03/2025 16:43
Công điện 22/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ví như "liều thuốc" kịp thời, mang đến hy vọng cho cộng đồng doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Với yêu cầu cắt giảm 30% thủ tục hành chính, giảm thuế VAT và hạ lãi suất ngân hàng, chỉ đạo này được đánh giá là sát với mong muốn của doanh nghiệp.

Ngày 09/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 22/CĐ-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Tại Công điện số 22/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tập trung thực hiện hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Về phía doanh nghiệp, tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Huy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia - Chủ tịch Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia – VNSIF về vấn đề này.

ông Nguyễn Quang Huy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia - Chủ tịch Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia – VNSIF
Ông Nguyễn Quang Huy – Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia - Chủ tịch Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia – VNSIF

PV: Chính phủ vừa ra Công điện 22/CĐ-TTg, chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính, giảm thuế VAT và lãi suất ngân hàng. Theo ông, chỉ đạo này có sát với mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp không?

Ông Nguyễn Quang Huy: Từ góc nhìn của đại diện Quỹ đầu tư và Hiệp hội, tôi đánh giá cao tinh thần quyết liệt của Công điện 22/CĐ-TTg khi Thủ tướng yêu cầu cắt giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) và định hướng giảm lãi suất ngân hàng. Đây là những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã kiến nghị từ lâu.

Cắt giảm thủ tục hành chính: Việc giảm 30% thời gian xử lý thủ tục là một mục tiêu cụ thể, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp không chỉ thường xuyên đối mặt với các quy trình rườm rà, chồng chéo, gây mất thời gian và chi phí mà vấn đề là gia tăng khối lượng công việc cho quản lý nhà nước, đây là sự lãng phí rất lớn về thời gian, công sức tiền bạc của nhà nước và tiền thuế của nhân dân. Nếu chỉ đạo này được thực thi triệt để, nó sẽ đáp ứng một phần kỳ vọng về một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả hơn. Chúng tôi hy vọng thời gian tới không chỉ dừng lại con số 30% mà lên 70-90% cắt giảm thủ tục hành chính.

Giảm thuế VAT: Đề xuất gia hạn và mở rộng đối tượng giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026 là một tín hiệu tích cực. Điều này không chỉ giảm áp lực tài chính mà còn giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để tái đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.

Giảm lãi suất ngân hàng: Việc Chính phủ yêu cầu điều hành chính sách tín dụng theo hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay rất sát với mong muốn của doanh nghiệp. Hiện nay, chi phí vốn vay vẫn là gánh nặng lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn vay để mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, mức độ sát sao còn phụ thuộc vào việc các ngân hàng thương mại triển khai thế nào, vì thực tế lãi suất giảm cần đi đôi với khả năng tiếp cận vốn dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc chỉ đạo này khá sát với nhu cầu thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp, nhưng hiệu quả thực sự sẽ phụ thuộc vào việc triển khai đồng bộ và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương cũng như hệ thống ngân hàng, hy vọng sẽ không giống nhiều chỉ đạo chính sách trước đây, vốn không có nhiều hiệu quả, vì vậy, kinh tế khó khăn như hiện nay.

PV: Doanh nghiệp được hưởng lợi gì khi chỉ đạo này được thực thi, thưa ông?

Ông Nguyễn Quang Huy: Nếu Công điện 22 được thực thi hiệu quả, cộng đồng doanh nghiệp nói chung sẽ nhận được ít nhiều lợi ích thiết thực như tiết kiệm thời gian và chi phí từ cắt giảm thủ tục hành chính, việc giảm 30% thời gian xử lý thủ tục và 30% chi phí tuân thủ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực đáng kể. Ví dụ, các thủ tục liên quan đến đầu tư, đất đai hay xuất nhập khẩu nếu được đơn giản hóa sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ dự án, giảm chi phí gián tiếp và tăng tính cạnh tranh.

Tăng khả năng tiếp cận vốn với lãi suất thấp hơn. Với chính sách giảm lãi suất cho vay sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, từ đó có thêm dư địa để đầu tư vào công nghệ, mở rộng sản xuất hoặc duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn. Đặc biệt, với các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn thường xuyên là bài toán sống còn, đây sẽ là “cứu cánh” quan trọng.

 chính sách giảm lãi suất cho vay sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, từ đó có thêm dư địa để đầu tư vào công nghệ, mở rộng sản xuất hoặc duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.
Chính sách giảm lãi suất cho vay sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, từ đó có thêm dư địa để đầu tư vào công nghệ, mở rộng sản xuất hoặc duy trì hoạt động trong giai đoạn khó khăn.

Hỗ trợ tài chính từ giảm thuế VAT, việc gia hạn và mở rộng giảm thuế VAT không chỉ giúp doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường mà còn kích thích tiêu dùng nội địa. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước.

Khi các thủ tục được thực hiện trên môi trường điện tử, thông suốt và liền mạch như chỉ đạo của Thủ tướng, môi trường kinh doanh sẽ được cải thiện, doanh nghiệp sẽ giảm bớt tình trạng “hành chính hóa” trong giao dịch với cơ quan nhà nước. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung vào chiến lược phát triển, đổi mới sáng tạo, hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, thay vì loay hoay với giấy tờ.

Tuy nhiên, để những lợi ích này trở thành hiện thực, cần có sự giám sát chặt chẽ và cơ chế xử lý nghiêm các trường hợp gây khó khăn, nhũng nhiễu từ phía cơ quan thực thi, như Thủ tướng đã nhấn mạnh trong Công điện.

PV: Theo ông, tác động của chỉ đạo này có ảnh hưởng như thế nào tới bức tranh chung của kinh tế tư nhân hiện nay?

Ông Nguyễn Quang Huy: Công điện 22/CĐ-TTg, nếu được triển khai hiệu quả, sẽ có tác động tích cực và toàn diện đến bức tranh kinh tế tư nhân tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên cho năm 2025.

Việc cắt giảm thủ tục hành chính, giảm thuế và lãi suất sẽ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân, tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp tư nhân, vốn là trụ cột của nền kinh tế. Kinh tế tư nhân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp nhiều hơn vào GDP.

Ngoài ra, cũng làm khơi thông nguồn lực đầu tư, về việc không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp hiện tại mà còn thu hút các nhà đầu tư mới, cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc xây dựng chính sách thị thực thông thoáng và giảm thiểu thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài (như chỉ đạo trong Công điện) sẽ giúp kinh tế tư nhân Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tạo động lực cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, với các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ thì sự hỗ trợ về vốn, thuế và môi trường kinh doanh sẽ khuyến khích tinh thần đổi mới sáng tạo. Điều này phù hợp với định hướng của Chính phủ về phát triển các ngành mới nổi, kinh tế số và kinh tế xanh.

Công điện cũng nhấn mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh thực chất và hiệu quả, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân song song với các giải pháp về khoa học công nghệ, chuyển đổi số. Điều này sẽ giúp kinh tế tư nhân không chỉ tăng trưởng nhanh mà còn bền vững, giảm phụ thuộc vào các động lực truyền thống như tài nguyên hay lao động giá rẻ, tạo nên sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững.

Bức tranh chung cũng sẽ đối mặt với thách thức nếu việc thực thi không đồng bộ. Ví dụ, nếu một số địa phương chậm trễ trong việc đơn giản hóa thủ tục hoặc ngân hàng không thực sự giảm lãi suất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn chiếm đa số trong kinh tế tư nhân có thể không tận dụng được hết lợi ích. Do đó, cần có sự giám sát chặt chẽ và cơ chế phản hồi từ cộng đồng doanh nghiệp để đảm bảo chỉ đạo này thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng kỳ vọng trong kỷ nguyên mới với tinh thần phụng sự như Tổng Bí Thư Tô Lâm đã chỉ đạo.

Trân trọng cám ơn ông đã chia sẻ!

Nội dung công điện số 22/CĐ-TTg:

- Thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả.

- Giải quyết kịp thời, thực chất các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.

- Triển khai đồng bộ các giải, pháp mạnh mẽ, đột phá để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Xây dựng chính sách thị thực thông thoáng, thân thiện, mở rộng, nâng cấp việc cấp thị thực điện tử.

- Tiếp tục gia hạn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển.

- Tiếp tục điều hành quyết liệt chính sách tín dụng theo hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay; khuyến khích các ngân hàng nước ngoài tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém và đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

- Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.

Tin bài khác
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

"Điểm nghẽn" giải ngân đầu tư công: TP. Hồ Chi Minh mới đạt 7,2% kế hoạch

Tính đến ngày 29/4/2025, TP. Hồ Chí Minh mới chỉ giải ngân được 6.068 tỷ đồng, đạt 7,2% so với kế hoạch được giao là 85.500 tỷ đồng (mục tiêu giải ngân 95%, phấn đấu 100%).
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân

Nhiều nhận định Nghị quyết số 68-NQ/TW sẽ sớm đi vào cuộc sống, giúp củng cố lòng tin, khơi dậy khát vọng và tinh thần cạnh tranh lành mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam; tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.