Thứ bảy 19/07/2025 06:41
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Thách thức lớn

12/10/2020 00:00
Chính phủ đã ra tối hậu thư về việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) nhằm gỡ khó cho DN. Việc cắt giảm phải được các bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng trước ngày 15/8. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại về tính thực chất và tiến độ

Tránh chạy theo hình thức
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, quy định về ĐKKD, kiểm tra chuyên ngành vẫn còn tồn tại, đến thời điểm này, mới đơn giản hóa được 606/9.339 (đạt 6,6%) danh mục sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm được 900/5.905 ĐKKD (tương ứng 15,2%) và có 40% ĐKKD đang làm thủ tục cắt giảm.

Theo yêu cầu của Chính phủ, tất cả các bộ, ngành liên quan đều phải xây dựng phương án cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD với mục tiêu cắt giảm tối thiểu 50% ĐKKD hiện có. Nếu không có gì thay đổi, với tiến độ trên sẽ cắt được 55% ĐKKD như đề ra trước 15/8. “Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải quyết liệt xử lý nhanh các thủ tục để đảm bảo thực hiện mục tiêu. Quyết tâm là phải làm thực chất, cắt giảm thật, không thể để còn những vướng mắc” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tại buổi họp báo Chính phủ mới đây.

Hàng loạt điều kiện kinh doanh bất hợp lý sẽ bị bãi bỏ. Ảnh: Hải Linh

Dù đang được tiến hành nhưng nhiều chuyên gia lo ngại về thực chất của việc cắt giảm này. Các chuyên gia cho rằng, cần phải thẳng thắn nhìn nhận sự thật là phương án rà soát cắt giảm ĐKKD của các bộ đều đã đạt được mục tiêu về số lượng, nhưng chất lượng vẫn còn nhiều bất cập, chưa phản ánh thực chất việc cắt giảm ĐKKD… Với phương án sửa đổi, có những đề xuất chỉ sửa đổi một vài câu chữ trong khi bản chất không thay đổi.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mỗi năm trung bình các cơ quan Nhà nước ban hành khoảng 1.000 văn bản quy phạm pháp luật và 500 trong số đó liên quan đến ĐKKD. Mỗi văn bản đó lại kèm theo hàng chục thậm chí hàng trăm các quy định có tính bắt buộc thực thi. Thậm chí, nhiều ĐKKD mới vẫn tiếp tục mọc ra, theo hướng tinh vi và bó buộc DN hơn trước. Theo VCCI, với kết quả dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa đều trên 50% tổng số ĐKKD, nhưng cần thay đổi thực chất để DN gia nhập thị trường tốt hơn và những rào cản thị trường không còn bó buộc DN.
95% nằm ở khâu thực thi
Vướng mắc trong thực hiện các thủ tục xây dựng là lĩnh vực hàng đầu gây nhiều phiền hà, tốn kém cho DN. Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, cho biết, lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đóng góp tới 11% vào GDP, nhưng còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ. Trước hết, đó là sự chồng chéo của pháp luật và các văn bản pháp lý. Đây là rào cản lớn nhất trong việc cải tiến thủ tục về đầu tư xây dựng. Riêng Bộ Xây dựng có tới 4 luật gồm: Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản. Còn Bộ KH&ĐT có 3 luật gồm: Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công. Bộ TN&MT có 2 luật gồm: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường. Bộ Công an có Luật Phòng cháy chữa cháy... Đó là chưa kể đến các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư… Ngoài ra, việc thực thi tại các địa phương cũng khác nhau. “Tính ra, 1 dự án từ khi bắt đầu làm thủ tục phải chuẩn bị từ 2 - 3 năm mà có khi còn không xong. Cần thay đổi, để giảm bớt gánh nặng thủ tục cho DN” - ông Hiệp đề nghị.
Vừa qua, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) đã hoàn thiện một bản danh sách gồm 37 khó khăn, vướng mắc phổ biến của DN trong chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư. Trong danh sách nói trên, đáng chú ý là những khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, điển hình như: Sự không tương thích trong thủ tục giới thiệu địa điểm xây dựng giữa Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư; sự không rõ ràng, cụ thể về thời điểm cấp giấy phép quy hoạch theo Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và Luật Nhà ở; hay sự không thống nhất về thời điểm xác định nhu cầu sử dụng đất, hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư và hồ sơ xác định nhu cầu sử dụng đất…
Một lĩnh vực khác là kiểm tra chuyên ngành hải quan, nhiều DN cũng nêu thực trạng hiện nay một mặt hàng nhưng chịu sự quản lý của cùng lúc 2 - 3 bộ, ngành. “Cơ chế “một cửa” quốc gia thực hiện 3 năm rồi nhưng vẫn có trường hợp một cửa nhưng nhiều khóa. Vấn đề này cần phải thay đổi nhanh chóng, cùng với đó là sửa đổi các văn bản để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh" - Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, đại diện Nhóm công tác giáo dục và đào tạo của Diễn đàn DN Việt Nam cho rằng, cắt giảm ĐKKD mà không cắt giảm thủ tục hành chính song hành thì hiệu quả sẽ không cao. Để việc cắt giảm thực sự hữu ích trong thực tế, các bộ cần có phương án giám sát việc áp dụng luật đối với các đơn vị, sở ngành được giao cấp phép.
Cắt giảm đã khó, thực thi hiệu quả còn khó hơn, nghiên cứu của CIEM chỉ ra rằng, khâu tổ chức thực hiện chiếm tới 95% thành công của chương trình cải cách. Giải pháp trên giấy cùng các cam kết chỉ đóng góp 5%, dù cho điều đó mạnh mẽ đến đâu. Bởi vậy để thực thi hiệu quả và tránh “mọc” lại các điều kiện đầu tư, kinh doanh đã cắt giảm, điều quan trọng nhất vẫn là cần thay đổi tư duy và phương thức quản lý, nên chú trọng hậu kiểm thay vì tiền kiểm.

"Thực hiện cắt giảm các ĐKKD bất hợp lý là việc làm cần thiết, song quan trọng hơn là cần phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ để không “đẻ” thêm các ĐKKD mới. Nếu bộ, ngành nào tăng thêm một điều kiện, thủ tục cần có sự giải trình cụ thể và sự giám sát của nhiều cơ quan." - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc

"Hoạt động rà soát cắt giảm các ĐKKD của các bộ thời gian tới cần được tiếp tục đẩy mạnh và toàn diện cả ở cấp nghị định và luật. Cần tránh để xảy ra hiện tượng biến tướng của ĐKKD, bề ngoài bỏ nhưng ẩn dưới hình thức khác. Cụ thể, có thể hình thức là ĐKKD đó đã được bỏ, nhưng thực chất DN vẫn phải đáp ứng, thực hiện các quy định đó nhưng dưới một dạng điều kiện khác." - Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Trâm Anh

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.