Thứ ba 01/07/2025 06:54
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để ngành mía đường trong nước phát triển

30/03/2021 10:20
Ngành mía đường trong nước vốn đã gặp nhiều khó khăn, thêm việc hàng lậu từ một số nước trong khu vực cũng gây thêm phần khó khăn. Vì vậy, các cơ cần có nhiều giải pháp đồng bộ để dần tháo gỡ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất mía đường trong nước

Hàng lậu ảnh hưởng đến ngành mía đường trong nước

Trong những năm gần đây, đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam, Đông Nam bộ và một vài tỉnh miền Trung rồi đưa vào thị trường tiêu thụ. Hoạt động buôn lậu đường cát chủ yếu tập trung ở những tỉnh trọng điểm như: An Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Quảng Trị… có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với phương thức hoạt động ngày càng tinh vi, bất chấp lực lượng chống buôn lậu của các địa phương tăng cường kiểm soát.

Cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để ngành mía đường trong nước phát triển.
Cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để ngành mía đường trong nước phát triển.

Đặc biệt, tại khu vực biên giới An Giang và Kiên Giang, khi lực lượng chống buôn lậu tăng cường kiểm soát tại khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên đường bộ qua biên giới, các đầu nậu dùng tàu thuyền trọng tải lớn vận chuyển đường cát trái phép qua đường biển, mỗi chuyển tàu chứa hàng trăm tấn đường cát lậu.

Trong năm 2020, lượng đường cát nhập lậu bị lực lượng 389 tỉnh An Giang bắt giữ hơn 410.000kg, tỉnh Long An khoảng 40.000kg, tỉnh Tây Ninh hơn 10.000kg. Riêng 2 tháng đầu năm 2021, lượng đường cát nhập lậu bắt giữ tại An Giang gần 20.000kg.

Trên thực tế, mỗi kg đường lậu nhập vào thị trường nước ta có giá rẻ hơn từ 30-50% vì trốn thuế. Trước thời điểm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, số tiền thuế đường lậu trốn được lên đến 85% giá trị đường nhập vào. Chính vì điều này ngành mía đường Việt Nam gặp vô vàn khó khăn. Bản thân các nhà máy, doanh nghiệp (DN) đường buộc phải giảm giá thành sản phẩm để có sức cạnh tranh với đường lậu.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, gian lận thương mại, đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam nghiêm trọng trong thời gian dài. Bằng chứng là trong hơn 2 năm nay, rất nhiều nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ.

Mặt khác, chi phí đầu tư trồng mía 70 triệu đồng/ha nhưng thu được 30-40 triệu/ha khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng vì càng trồng càng lỗ. Diện tích vùng nguyên liệu sụt giảm nghiêm trọng, từ 300.000 ha, đến nay chỉ còn dưới 160.000 ha, việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp.

Tại Việt Nam, tổng nhu cầu tiêu thụ đường hiện khoảng 2 triệu tấn và theo dự báo, nhu cầu sử dụng đường trong nước sẽ tăng lên 2,5 triệu tấn vào năm 2025. Trong bối cảnh cầu tăng nhưng cung vẫn chưa đủ đáp ứng, dự báo sản lượng mía nội địa năm nay sẽ thiếu trầm trọng so với nhu cầu tiêu thụ.

Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện chỉ còn 29/41 nhà máy sản xuất đường còn hoạt động do bị thiếu hụt nguyên liệu, như Nhà máy Trà Vinh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Nhà máy An Khê (Gia Lai), Nhà máy đường 333 tại khu vực miền Trung Tây Nguyên… đều kết thúc vụ vào giữa tháng 4/2021. Sản lượng mía ép tổng cộng dự kiến chỉ đạt 5.500.000 tấn, ước tính sản xuất ra 600.000 tấn đường và hết vụ sớm vào 30/4/2021.

Chuyên gia kinh tế Hoàng Trọng Khuê nhìn nhận, một chuỗi domino do đường lậu gây ra cực kỳ nghiêm trọng. Theo đó, ngân sách nhà nước bị thâm hụt lớn, DN đường gặp bất lợi về giá thành khó mở rộng quy mô sản xuất. trong khi đó, người dân trồng mía không đảm bảo thu nhập kinh tế, đời sống bấp bênh, nhiều khó khăn.

Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam giảm bình quân từ 85% xuống 5% ngay sau khi ATIGA chính thức có hiệu lực. Trong khi đó, một thời gian khá dài, ngành mía đường Việt Nam đã xảy ra nghịch lý sản lượng đường trong nước dư thừa, nhưng lại nhập siêu hơn 884.00 tấn đường vì không còn rào cản thuế.

Đứng trước những khó khăn của ngành mía đường, ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô.

Sau khi quyết định này có hiệu lực ngày 16/2/2021, đã có tác động tích cực mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho ngành mía đường của Việt Nam ở thị trường nội địa. Theo đó, nhà máy đường hoạt động có lãi trở lại, các DN đã điều chỉnh giá mua mía của nông dân tăng lên để chia sẻ lợi ích…

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Quỳnh Trang - Chủ tịch hợp tác xã Tân Tiến (huyện IaPa - Gia Lai) đánh giá, Quyết định số 477 là quyết định hợp lý và cần thiết vì đã góp phần bảo vệ những người trồng mía và các DN hoạt động trong ngành mía đường phát huy được nội lực của mình.

Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực được coi là giải pháp quan trọng để ngành mía đường Việt Nam phát triển, song để ngành mía đường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cần nhiều giải pháp mạnh hơn. Ngoài việc các cơ quan chức năng đang đấu tranh quyết liệt, nỗ lực hết sức để ngăn chặn nạn đường lậu, người tiêu dùng cũng cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn sử dụng đường có nhãn mác, đảm bảo các quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành mía đường Việt Nam trong cạnh tranh bình đẳng theo ATIGA, các cơ quan chức năng, các DN sản xuất kinh doanh và các hộ nông dân trồng mía cần xây dựng được mối liên kết chặt chẽ, xây dựng được vùng nguyên liệu mía chất lượng, bền vững. Ngoài ra, để góp phần giúp DN trong nước duy trì và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nông dân ngành mía cần tiếp tục cải tiến quy trình canh tác đạt năng suất cao.

Đặc biệt, Nhà nước sớm xây dựng ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi, bảo hộ, vay vốn, thuế và các điều kiện thiết yếu cho nhà máy đường và người trồng mía… đặc biệt là lộ trình bảo hộ phù hợp với thực tiễn ngành đường và người trồng mía hiện nay.

Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng và sự nỗ lực của các DN mía đường, người nông dân trồng mía, hy vọng ngành mía đường Việt Nam sớm vượt qua giai đoạn khó khăn do hội nhập ATIGA, trở thành một ngành sản xuất lớn, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu cùng đất nước.

PV

Tin bài khác
Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần thích ứng nhanh với thị trường phát thải

Trong bối cảnh xu hướng giảm phát thải trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tại nhiều thị trường xuất khẩu lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước buộc phải thay đổi nhanh mô hình sản xuất và quản trị carbon. Việc chậm thích ứng không chỉ khiến mất đơn hàng, mà còn đẩy doanh nghiệp ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Doanh nghiệp ngành nhôm: "Nâng cấp" bản thân để tránh rủi ro xuất khẩu

Trước xu hướng hội nhập đa phương và xu thế bảo hộ nền sản xuất của các quốc gia hiện nay, thời gian qua, ngành nhôm liên tiếp đối mặt với các cuộc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, nhất là thị trường Mỹ
Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam: Cùng nhận diện cơ hội và thách thức

Nhằm tạo diễn đàn để cùng thảo luận tìm ra hướng đi mới cho ngành nhôm; đồng thời tạo kết nối cho các doanh nghiệp, sáng ngày 28/6, Hiệp hội Nhôm Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp ngành nhôm Việt Nam 2025 với chủ đề “Nhận diện cơ hội và thách thức của ngành nhôm”.
Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thuế - Trách nhiệm không thể bỏ qua trong kinh doanh số

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về tuân thủ nghĩa vụ thuế. Trong kỷ nguyên số, mọi hành vi né tránh nghĩa vụ tài chính với Nhà nước không chỉ gây thất thu ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trên thị trường.
Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Doanh nghiệp sử dụng năng lượng như thế nào giúp tiết kiệm và hiệu quả?

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình phát triển xanh và bền vững, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng đó. Góp phần vào thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Vietnam Airlines "cất cánh" với lãi khủng 5.000 tỷ đồng

Hãng hàng không Vietnam Airlines bứt phá ngoạn mục nửa đầu 2025, ước lãi kỷ lục. Kế hoạch bay quốc tế mở rộng, đội tàu bay mới hứa hẹn tương lai sáng lạn.
CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

CEO Jettainer: AI và vai trò không thể thay thế của con người trong quản lý ULD

Theo Tiến sĩ Jan-Wilhelm Breithaupt – Giám đốc điều hành Jettainer, giá trị cốt lõi của số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) không nằm ở việc loại bỏ con người khỏi quy trình, mà là cung cấp cho họ những công cụ sắc bén hơn và cái nhìn toàn diện hơn.
Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Gemadept sẽ mua vào cổ phiếu nếu thị giá dưới 1,5 lần giá sổ sách

Lãnh đạo Gemadept cho biết có kế hoạch mua lại cổ phiếu công ty khi giá giảm xuống mức 1,5 lần giá trị sổ sách, đây là đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.
Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Định vị gạo Việt trên bàn ăn thế giới: Doanh nghiệp là lực đẩy của thương hiệu quốc gia

Giữa những biến động khó lường của thị trường toàn cầu, ngành gạo Việt Nam vẫn giữ được nhịp tăng trưởng xuất khẩu ổn định, thậm chí đang vươn lên định vị mình ở phân khúc cao cấp. Phía sau kết quả ấy là nỗ lực bền bỉ của các doanh nghiệp, những người tiên phong trong việc thay đổi tư duy, nâng cấp chất lượng, xây dựng thương hiệu và đón đầu xu hướng “gạo xanh”.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp chấp nhận “hy sinh ngắn hạn” để khai mở lợi thế dài hạn với AI

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang lựa chọn chiến lược đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) bất chấp những rủi ro ngắn hạn về doanh thu, nhằm chuẩn bị nền tảng công nghệ vững chắc cho cuộc cạnh tranh dài hạn.
Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Doanh nghiệp New Zealand tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ Việt

Hàng loạt nông sản của New Zealand sẽ được bán tới người tiêu dùng Việt Nam thông qua hệ thống chuỗi siêu thị Kingfoodmart, như: Táo, kiwi, bơ sữa, rượu vang…
Hộ kinh doanh giữa vòng xoáy hàng giả và thuế: Cần chính sách “may đo”

Hộ kinh doanh giữa vòng xoáy hàng giả và thuế: Cần chính sách “may đo”

Trước làn sóng chuyển đổi số và yêu cầu pháp lý ngày càng siết chặt, hàng triệu hộ kinh doanh, vốn là trụ cột âm thầm nhưng bền bỉ của nền kinh tế đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Từ bài toán hóa đơn điện tử đến áp lực cạnh tranh không lành mạnh với hàng giả, hàng nhái... Cộng đồng này đang rất cần những chính sách “may đo” thay vì khuôn mẫu áp đặt.
Siết chặt kiểm soát nhập khẩu thép cán nóng để ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế

Siết chặt kiểm soát nhập khẩu thép cán nóng để ngăn chặn hành vi lẩn tránh thuế

Trước dấu hiệu gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thép cán nóng có chiều rộng lớn hơn 1.880 mm nhằm né tránh thuế chống bán phá giá, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết sẽ tiếp tục theo dõi sát sao và triển khai đầy đủ các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành sản xuất trong nước, trong khuôn khổ pháp luật về phòng vệ thương mại và các cam kết quốc tế.