Cần “tăng trưởng xanh” trong phát triển ngành dệt may
- Vấn đề
- 08:10 24/11/2020
DNHN - Chiều 23/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với ngành dệt may, da giày Việt Nam để giải quyết một số kiến nghị, đề xuất nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển.

Theo ý kiến một số hiệp hội, doanh nghiệp, năm nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành có giảm nhưng mức giảm không nhiều. Do chúng ta kiểm soát tốt dịch COVID-19 nên tạo niềm tin cho các nhà nhập khẩu. Các đơn hàng tương đối ổn định.
Đại diện May 10 bày tỏ cảm ơn Thủ tướng đã quyết định sửa Nghị quyết 20 (về việc áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19) rất kịp thời. Qua đó, giúp doanh nghiệp “xoay chuyển tình thế”, từ việc có thể giảm mạnh doanh số thì năm nay, May 10 tăng trưởng 3%, không những không phải sa thải mà còn tuyển thêm nhiều lao động từ tháng 5 trở lại đây. Doanh nghiệp cũng bày tỏ vui mừng khi nước ta ký được các hiệp định thương mại tự do, như EVFTA, nhờ đó mà ngành hưởng lợi trực tiếp từ cắt giảm thuế suất về 0%. Đây là cú hích tốt cho ngành phát triển.
Theo Tập đoàn Dệt may, dự báo hết năm 2020, tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may toàn cầu giảm 20% so với năm 2019, đạt khoảng 600 tỷ USD. Sau 9 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 25,6 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm này thấp hơn nhiều các quốc gia khác, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%. Dự báo năm 2020, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 33,5-34 tỷ USD. Thu nhập bình quân toàn Tập đoàn 9 tháng đầu năm 2020 là 7,79 triệu đồng/người/tháng, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2019.
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng nêu rõ, ngành dệt may, da giày có vai trò quan trọng, sử dụng số lượng lao động rất lớn, đến 4,3 triệu người. Xuất khẩu của ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch quốc gia, năm 2019, 2 ngành này đã xuất khẩu 62 tỷ USD, tương đương 24% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. “Tôi rất ấn tượng về những thành công bước đầu quan trọng này”, Thủ tướng bày tỏ. Không chỉ năm 2020 mà cả năm 2021, ngành quyết tâm lấy lại đà tăng trưởng như năm 2019 và năm 2022 cao hơn năm 2019.
Thủ tướng chia sẻ, biểu dương sự cố gắng lớn lao của cán bộ, công nhân viên, người lao động của ngành dệt may, da giày đã đóng góp trước hết vào sự ổn định xã hội, không để lao động thất nghiệp, giảm nhiều thu nhập.
Nêu rõ chúng ta đã ngăn chặn có hiệu quả COVID-19, tham gia nhiều hiệp định thương mại, Thủ tướng cho rằng, điều đó tạo lợi thế cho ngành bên cạnh lao động trẻ, nhanh nhẹn, yêu nghề, có kỷ luật lao động. Cán bộ quản lý, lãnh đạo của hiệp hội, các doanh nghiệp trong ngành đoàn kết, năng động, sáng tạo, quyết liệt. “Tinh thần năng động, tự cường ấy rất đáng trân trọng”. Thủ tướng nêu rõ, đó là truyền thống của dân tộc luôn vượt qua khó khăn, thách thức, “bao nhiêu giông tố, nhân tai, thiên tai cha ông chúng ta đều vượt qua để giữ gìn non sông, bờ cõi, đưa đất nước tiến lên”. Việc khống chế dịch COVID-19 này đã minh chứng cho truyền thống quý báu đó.
Lưu ý một số mặt hạn chế như việc tận dụng cơ hội xuất khẩu trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) còn thấp, tận dụng thời gian đơn hàng không nhiều để tái cơ cấu doanh nghiệp, đào tạo lại nhân sự trong trạng thái bình thường mới, cải thiện sức cạnh tranh, Thủ tướng cho rằng, ngành cần chú trọng hơn đến thị trường nội địa, nhất là đồng phục công sở, đồng phục học sinh, sinh viên. “Chúng ta chưa làm tương xứng với thị trường này, chưa tạo thành một cực cân bằng với xuất khẩu để bảo đảm bền vững hơn cho sản xuất kinh doanh dài hạn”.
Ngành cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu Việt Nam, liên kết chuỗi cung ứng, phát triển công nghiệp phụ trợ. Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp trong tình hình mới, “nhanh, quyết liệt để chiếm lĩnh, phát triển”.
Cần tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, vận hành doanh nghiệp dệt may, đưa doanh nghiệp dệt may tiếp cận với không gian chung của ngành thời trang thế giới.
Tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, kể cả những yếu tố mới mà hiệp định RCEP mang lại, nhất là phát triển, mở rộng ngành sản xuất nguyên liệu, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng, chủ động hơn trong chuỗi cung ứng.
Cần “tăng trưởng xanh” trong phát triển ngành dệt may, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, áp dụng kinh tế tuần hoàn.
Tiếp tục nâng cao mức độ tự động hóa, nâng cao giá trị làm ra của một lao động để tăng thu nhập.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo giải quyết các kiến nghị cụ thể của ngành.
PV
Tin liên quan
#dệt may

Kim ngạch xuất khẩu dệt may, da giày giảm hàng tỷ USD do tác động của đại dịch Covid 19
Bước sang năm 2020, dưới tác động tiêu cực của dịch Covid-19 từ cả phía cung và phía cầu, dệt may và da giày là một trong những ngành chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất cùng với ngành du lịch, hàng không.

Doanh nghiệp dệt may khó khăn chồng chất
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may từ đầu năm đến nay giảm đến 12%, so cùng kỳ năm 2019.

Cần sự vào cuộc đồng bộ để dệt may không bỏ lỡ cơ hội từ EVFTA
Các doanh nghiệp dệt may bày tỏ vui mừng khi EVFTA được Quốc hội sẽ được thông qua tại kỳ họp lần này và kỳ vọng sẽ thúc đẩy gia tăng đơn hàng vào thị trường EU. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cho rằng còn nhiều “nỗi lo” cần phải giải quyết để thực thi hiệp định hiệu quả, trong đó có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ngành từ trung ương tới địa phương.

Dệt may 'mừng và lo' trước thềm EVFTA
EVFTA đi vào thực thi sẽ là "liều thuốc" giúp doanh nghiệp dệt may thoát ra khỏi những khó khăn do Covid-19 gây nên. Tuy nhiên, cơ hội chỉ là cơ hội, nếu doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được quy tắc xuất xứ.

CEO Vinatex: Dệt may sẽ tiếp tục thiếu hàng dù Covid-19 được kiểm soát
Việc cần làm ngay tại thời điểm này là tập trung đàm phán với các nhà cung cấp để chuyển nguồn cung nguyên phụ liệu về Việt Nam như Uniqlo, H&M, Zara… đáp ứng được yêu cầu xuất xứ và hưởng lợi thuế quan từ Hiệp định EVFTA, ông Nguyễn Tiến Trường – Tổng Giám đốc Vinatex cho hay.

Khó tìm thị trường mới hậu đại dịch, may mặc giảm mục tiêu
Nhiều ý kiến cho rằng doanh nghiệp may mặc cần tìm và khai thác thị trường mới nhằm thay thế cho các thị trường chủ lực là Mỹ và EU, vốn là những nền kinh tế chưa thoát khỏi "cơn bão" Covid-19. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành cho rằng điều này là không thể, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, nên giải pháp tình thế là phải giảm mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm.
Đọc thêm Vấn đề
Bài học từ khủng hoảng năng lượng ở Texas
5 bài học mà Việt Nam và các quốc gia mới nổi ở châu Á có thể rút ra từ câu chuyện khủng hoảng năng lượng ở Texas.
Sẽ thu hồi các dự án cảng biển chậm triển khai tại Bà Rịa-Vũng Tàu
Chiều 1/3, Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải cùng các sở, ngành, địa phương liên quan đến tình hình triển khai dự án cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng trên địa bàn.
Phú Thọ: Rừng đặc dụng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn bị phá
Tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc khu Hạ Bằng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, đã có hàng nghìn mét vuông rừng tự nhiên bị chặt phá.
Xây dựng Rạch Giá trở thành thành phố biển kiểu mẫu
Giai đoạn 2021-2025, thành phố Rạch Giá huy động mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, quản lý đô thị và xây dựng đô thị ngày càng phát triển.
Kiên Giang: Nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 do số lượng người nhập cảnh tăng nhanh
Ngày 28/2, cơ quan chức năng TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang cho biết, các lực lượng đang tăng cường thêm nhiều biện pháp siết chặt quản lý các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố do người dân nhập cảnh về nước qua cửa khẩu quốc tế tăng nhanh.
10 chỉ tiêu thống kê quốc gia chưa được thu thập
Tại Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Thống kê 2011-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) đã chỉ ra rằng, còn nhiều hạn chế trong công tác công bố thông tin thống kê.
Tại sao các dự án chuyển đổi số lại thất bại?
Do có nhiều cách hiểu khác nhau nên có một rủi ro lớn là các doanh nghiệp, các ngành sẽ không biết cần phải làm gì, từ đâu, và như thế nào, dẫn đến lãng phí tiền của và công sức khi thực hiện chuyển đổi số.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình tổng kế công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2021
Ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Bình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất đạt và vượt kế hoạch đề ra năm 2020.
Tỉnh đầu tiên trên cả nước có Ngày chuyển đổi số
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã ký Quyết định về Ngày chuyển đổi số. Thái Nguyên tiên phong lấy ngày 31/12 hàng năm là Ngày chuyển đổi số của tỉnh.
Ta tự làm khó ta, khổ dân...
Đại dịch Covid-19 là một thách thức và thảm họa y tế và kinh tế, đặt ra nhiều vấn đề chưa từng có cho cả thế giới và Việt Nam.