Thứ bảy 10/05/2025 01:16
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Cần nỗ lực quảng bá thương hiệu ‘Made in Vietnam’

12/10/2020 00:00
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng Việt Nam cần nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu "Made in Vietnam" để doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu biết đến thương hiệu Việt nhiều hơn nữa.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vừa được phê chuẩn, theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, đây là sự kiện tác động tốt về mặt tâm lý trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam và EU, bị tác động lớn bởi dịch Covid-19. Hiệp định sẽ mở ra những thị trường lớn và mới mẻ cho doanh nghiệp Việt, tạo sự lạc quan về mặt tâm lý, đặc biệt đây là cột mốc đánh dấu vị trí của Việt Nam trong mối quan hệ địa - chính trị toàn cầu.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu.

Đây cũng là lý do để vị chuyên gia kinh tế này đưa ra khuyến cáo đối với các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh Việt Nam hết sức thận trọng trước yêu cầu nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Mọi hoạt động mang tính gian lận xuất xứ hàng hóa, vi phạm sở hữu trí tuệ trong quá trình thực thi EVFTA sẽ bị ngăn chặn, xử lý bởi các biện pháp mạnh từ cơ quan chức năng của Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan an ninh mạng, quản lý về công nghệ thông tin.

“Nếu chúng ta không thực hiện được những yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, sở hữu trí tuệ thì Hiệp định sẽ khó có thể thực hiện một cách hoàn hảo. Việt Nam phải tiên phong trong các biện pháp thực hiện phòng ngừa hoạt động lừa đảo, ăn cắp trí tuệ để đáp ứng đúng quy định của EVFTA”, ông Hiếu khuyến cáo.

Khi được hỏi về tác động tích cực từ EVFTA với Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021, nhất là trước tác động của Covid-19, ông Hiếu cho rằng tác động sẽ chưa thật sự nhiều. Bởi vì đối với EU hiện nay, kịch bản lạc quan nhất cũng chỉ đưa ra mức tăng trưởng 1% trong năm nay, trong khi kịch bản tồi tệ nhất là nền kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng âm.

Ông Hiếu nhận định, EVFTA có thể làm thương mại Việt Nam - EU tăng lên, song đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp EU vào Việt Nam chưa thể tăng đột biến ngay lập tức.

Riêng đối với lĩnh vực ngân hàng, ông Hiếu cho rằng, thông thường, các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu đi theo cộng đồng doanh nghiệp. Vì vậy, việc ngân hàng EU “đổ bộ” vào Việt Nam như làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc hay ASEAN là không có. Thực tế cho thấy, khoảng 6-7 năm nay, nhiều ngân hàng châu Âu có xu hướng rút khỏi Việt Nam hoặc thu hẹp hoạt động, thay vào đó, một số ngân hàng từ Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN lại tăng mạnh đầu tư sang Việt Nam.

Một số ngân hàng châu Âu đã có hiện diện tại Việt Nam dưới dạng văn phòng đại diện hoặc chi nhánh nhưng lại tương đối “cầm chừng”. Lý do của sự “cầm chừng” này có thể do quy mô thị trường nhỏ và khả năng quản lý vốn của ngân hàng Việt còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đó còn chưa kể đến việc mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng vô cùng phức tạp và tốn kém.

Đặc biệt, để tận dụng được thời cơ từ EVFTA, ông Hiếu cho rằng Việt Nam cần nỗ lực xây dựng và quảng bá thương hiệu "Made in Vietnam" để doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu biết nhiều đến thương hiệu Việt. Đồng thời thay đổi, cải thiện về mặt thể chế, chính sách để phù hợp với các thỏa thuận mà Hiệp định đưa ra.

Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, điều cốt lõi vẫn là cần nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Trong kỷ nguyên này, yêu cầu về phát triển bền vững là nền tảng để doanh nghiệp Việt Nam tương tác với nền kinh tế thế giới. Doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu về các tiêu chuẩn phát triển bền vững, tuân thủ những tiêu chuẩn đó về lao động, môi trường... để mình tổ chức lại sản xuất đáp ứng lại tiêu chuẩn đó.

Nếu công nghệ của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thì phải áp dụng công nghệ, áp dụng chuyển đổi số. Một mặt tập trung vào thị trường EU nhưng cần lưu ý việc đa dạng hóa thị trường vẫn là vấn đề quan trọng để khi có biến động, doanh nghiệp có thể chống chịu, điều chỉnh được.

Thanh Tùng

Tin bài khác
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 được ví như một “phát pháo lệnh” mạnh mẽ khởi động một giai đoạn mới đầy khát vọng dành cho khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Bộ trưởng Tài chính nêu lý do cần áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu

Sáng 9/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó nội dung liên quan đến việc đánh thuế với mặt hàng xăng dầu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường: Nếu không hành động sẽ phải trả giá

Sáng 9/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm và góp ý sôi nổi của các đại biểu là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục hàng hóa chịu thuế.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nhựa dùng một lần, túi ni lông

Tại phiên thảo luận ngày 9/5, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất bổ sung sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Thông tin về vay vốn ODA và tổng trả nợ của Chính phủ trong 4 tháng

Bộ Tài chính vừa thông tin về tình hình tổng trả nợ của Chính phủ trong tháng 4 và việc ký kết thoả thuận vay vốn ODA ưu đãi từ nước ngoài.
Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Bắt đầu thu phí 5 tuyến cao tốc Nhà nước đầu tư từ cuối năm 2025

Có 5 tuyến cao tốc lớn do Nhà nước đầu tư sẽ thu phí từ cuối năm 2025, đánh dấu bước chuyển mới trong quản lý hạ tầng giao thông đường bộ.
GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

GS.TS Đinh Văn Hiến: Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kiến nghị hỗ trợ kinh tế tư nhân

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn Hà Nam) đề nghị dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) cần tiếp tục rà soát, bổ sung để bảo đảm thể chế hóa đầy đủ các định hướng lớn, nhất là ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân như một động lực chính trong tạo việc làm bền vững.
Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Bàn giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới

Hội thảo "Giải pháp đột phá tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới" thảo luận chuyên sâu xoay quanh các trụ cột chính tạo đột phá tăng trưởng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Bệ phóng chiến lược cho kinh tế tư nhân bứt phá

Điểm nổi bật và mang tính đột phá của Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc lần đầu tiên Bộ Chính trị xác định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân – thay vì chỉ “một trong những động lực” như trước đây.
TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

TS. Tô Hoài Nam: Nghị quyết số 68-NQ/TW thắp lửa niềm tin cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam

Không còn là “một trong những động lực” hay “một động lực quan trọng” như các văn kiện trước, Nghị quyết số 68-NQ/TW đã xác định kinh tế tư nhân là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ được quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) đề xuất trao thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng Chính phủ, thay vì Quốc hội như hiện hành.
Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân cần được “đối xử” thỏa đáng

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả song để phát triển được cần có lực lượng đông đảo, chất lượng tốt nhất, và phải được "đối xử" thỏa đáng.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Sẽ có cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại Nghị quyết số 68-NQ/TW về Phát triển kinh tế tư nhân, Bộ Chính trị đã đặt ra nhiệm vụ về cơ chế, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Thủ tướng Chính phủ: 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong năm 2025

Tại ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề ra 11 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm hướng tới các mục tiêu quan trọng trong năm 2025.