Thứ tư 15/01/2025 16:44
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Cần chuỗi cung ứng cứu trợ cho người lao động vùng dịch

29/07/2021 16:42
Dòng người lao động từ vùng dịch TP.HCM tiếp tục tăng lên về phía miền Trung và các tỉnh phía nam đang gây áp lực lớn cho công tác phòng chống dịch ở các địa phương. Phải chăng, TP.HCM và các tỉnh thành cần liên kết thiết lập nhanh chuỗi cung ứng cứu

Thậm chí, một cách khẩn trương, các địa phương đang tổ chức hoạt động “giải cứu đồng hương” đưa người dân từ vùng dịch về các tỉnh thành cũng nên dừng lại, đổi qua giải pháp cứu trợ tại chỗ, an toàn và thiết thực hơn.

Người lao động tự do di chuyển bằng xe máy từ TP.HCM mệt mỏi tụ tập tại đèo Hải Vân (Đà Nẵng).
Người lao động tự do di chuyển bằng xe máy từ TP.HCM mệt mỏi tụ tập tại đèo Hải Vân (Đà Nẵng).

Nguyên tắc “ai ở yên đó” bị phá vỡ?

Thực tế ngay từ khi dịch bệnh lây lan, yêu cầu “ai ở yên đó” đã được xác định là vấn đề tiên quyết và dứt khoát phải được thực thi nghiêm ngặt. Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia gần như luôn nhắc đi nhắc lại yêu cầu này, đặc biệt từ khi con số lây nhiễm gia tăng nhanh chóng ở chính tâm dịch lớn nhất nước đã định vị hiện nay là TP.HCM.

Tuy nhiên, bởi nhiều lý do khác nhau, đòi hỏi kiên định “ai ở yên đó” đang bị phá vỡ bởi chính các cấp chính quyền địa phương. Đây là một thực trạng phải thừa nhận, khi tại mỗi khu vực có dịch bệnh, hiện tượng người dân đi lại, ùn ứ bởi các hoạt động tự phát hoặc do chính quyền tổ chức xảy ra rất thường xuyên. Những biểu hiện này diễn ra rất rõ, từ việc người dân đổ xô đi mua hàng hóa dự trữ tại các khu vực khi có thông tin áp dụng giãn cách, cho đến những đợt tổ chức xét nghiệm cộng đồng, quy định lấy phiếu xét nghiệm làm cơ sở “thông hành” cho người dân đi lại. Cảnh hàng ngàn lao động tự do chen lấn ở các trung tâm tiêm phòng, xét nghiệm, xô đẩy cổng công xưởng nhà máy… đã gióng tiếng chuông cảnh báo thực tiễn khó kiểm soát được về ý thức chấp hành các quy định phòng ngừa dịch tễ.

Đáng ngại hơn, sau khi TP.HCM có nguy cơ trở thành tâm điểm bùng phát dịch bệnh mạnh hơn, các địa phương miền Trung rồi cả nước đã lần lượt tổ chức, kêu gọi “giải cứu đồng hương”. Về mặt nhân đạo, đây là động thái tích cực, thể hiện quan tâm chia sẻ của các địa phương với đông đảo người dân lao động đang lưu trú ở tâm dịch TP.HCM. Chính quyền địa phương đã rốt ráo đứng ra tổ chức các đoàn xe, chuyến máy bay, xe lửa để đưa người dân “hồi hương tránh dịch”. Hàng trăm lao động đã được các tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng đưa về quê, tổ chức cách ly càng làm dấy lên lời ca ngợi, tự hào về quê hương.

Cảnh báo lây lan dịch bệnh qua người lao động tự di chuyển của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cảnh báo lây lan dịch bệnh qua người lao động tự di chuyển của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tuy nhiên, hệ lụy chương trình này, là một lượng lớn lao động vùng dịch đã được chuyển về quê mà chưa hẳn bảo đảm các yêu cầu về phòng ngừa dịch tễ triệt để. Nguy hiểm hơn, hàng ngàn lao động, đa số là lao động tự do, tự xét thấy không đủ điều kiện đăng ký các chương trình “giải cứu đồng hương” đã tự động chọn cách tự đi. Bắt đầu từ vài trường hợp tự phát, được dư luận, cộng đồng mạng xã hội, và nhất là báo chí lên tiếng, áp lực với các địa phương phải hỗ trợ cho về quê bởi tình cảnh quá khó khăn, đến nay tình hình đã trở thành làn sóng hàng ngàn xe máy cùng khởi hành di chuyển về các miền quê để “tránh dịch”.

Thông tin mới đây của chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, có nhiều trường hợp lao động tự di chuyển qua xét nghiệm đã phát hiện bị lây nhiễm, chính thức cảnh báo nguy cơ lây lan rất lớn với các địa phương nếu dòng lao động tự do gia tăng. Áp lực cho công tác phòng dịch tại các địa phương sẽ đó sẽ rất lớn, và nếu không có ngay giải pháp ngăn cản, yêu cầu “ai ở yên đó”, tình hình sẽ không hề đơn giản để kiểm soát nữa.

Cần ngay những chuỗi cung ứng cứu trợ!

Nguyên nhân tình hình di chuyển lao động tự do hiện nay, ai cũng hiểu là bởi sợ hãi thiếu nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm tại vùng dịch. Đa số lao động tự di chuyển đều cho biết, họ không có lựa chọn khác khi hàng tuần lễ mất việc làm, hết thu nhập và chưa biết khi nào dịch bệnh suy giảm. Trong khi đó, một số địa phương áp dụng giãn cách cứng nhắc, phân biệt cực đoan, đã khiến chuỗi cung ứng lương thực, nông sản về TP.HCM bị đứt gãy.

Người lao động trong vùng dịch cần được cứu trợ ngay với những chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm cần thiết. (Ảnh Hải Đông).
Người lao động trong vùng dịch cần được cứu trợ ngay với những chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm cần thiết. (Ảnh Hải Đông).

Tại một số tỉnh, nông sản đến kỳ thu hoạch phải đổ bỏ do không có đầu ra, TP.HCM lại có nhiều khu vực khan hiếm rau xanh, củ quả… Giá cả một số mặt hàng bị giới đầu cơ đẩy lên, càng khiến người lao động thêm khó khăn. Nhiều lao động chia sẻ, ngay số tiền cứu trợ 1,5 triệu đồng mà chính quyền TP.HCM trao, họ cũng không thể cầm cự lâu, khi giá hàng hóa đồng loạt tăng 2 – 5 lần.

Rõ ràng đã đến lúc, TP.HCM và các địa phương cần nhìn lại vấn đề, nên chuyển hướng từ “giải cứu đồng hương” sang tổ chức ngay những chuỗi cung ứng cứu trợ cho người lao động vùng dịch. Chỉ đơn giản qua các hiệp hội, tổ chức xã hội, các đoàn thể địa phương, cụ thể như Hội Nông dân, Hội Đồng hương…, việc kết nối các luồng vận tải lương thực, thực phẩm từ tỉnh thành về vùng dịch TP.HCM sẽ thông suốt, sau đó tập kết về các khu vực tổ chức để phân phối cho người dân lao động đang bị khó khăn.

Việc này sẽ không chỉ xử lý khó khăn cho người lao động tại chỗ, động viên họ “ai ở yên đó”, mà còn giúp các địa phương giảm áp lực tổ chức các phương tiện, đội ngũ đưa đón, cách ly người lao động tại quê nhà. Câu chuyện bị đứt gãy chuỗi cung ứng cần thiết cho chính người dân TP.HCM cũng qua đây được giải quyết. Công tác chống dịch ở chính tâm điểm nóng TP.HCM tự nhiên sẽ giảm các áp lực dư luận không đáng có, để tập trung tốt hơn và hiệu quả hơn vào mục tiêu thắng lợi cuối cùng.

Nguyên Đức

Bài liên quan
Tin bài khác
Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho, xưởng xây sẵn miền Bắc có tỷ lệ lấp đầy 88%

Thị trường nhà kho và xưởng xây sẵn tại Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ lấp đầy cao và giá thuê tăng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng đang ngày càng gay gắt.
Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Nhiều “ông lớn” triển khai dự án, nguồn cung bất động sản sẽ bứt phá

Quý đầu năm 2025, thị trường bất động sản chứng kiến sự bứt phá với nguồn cung mới từ hơn 100 dự án lớn. Các chủ đầu tư chú trọng pháp lý và hợp tác mở rộng kênh phân phối.
Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Điểm khác biệt của thị trường bất động sản Hà Nội trong chu kỳ mới

Năm 2025, thị trường bất động sản Hà Nội bước vào chu kỳ phát triển mới, với sự thay đổi mạnh mẽ từ pháp lý, nguồn cung, giá cả và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Khó khăn trong chuyển đổi đất ở Hà Nội vì giá đất tăng mạnh?

Bảng giá đất mới của Hà Nội khiến nhiều người dân và nhà đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi và đầu tư đất, tạo ra cơ hội và thách thức mới trên thị trường.
Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Giải pháp cởi nút thắt phân hóa thị trường bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản năm 2024 đã phục hồi nhưng vẫn tồn tại sự phân hóa giữa các phân khúc. Để thị trường phát triển bền vững, cần những chính sách tháo gỡ các "nút thắt" cục bộ.
Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Thách thức nguồn cung của thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM

Dự báo nguồn cung bất động sản TP.HCM cải thiện vào năm 2025, song phân khúc nhà ở giá rẻ vẫn khan hiếm, các khu vực vệ tinh sẽ trở thành lựa chọn tiềm năng.
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025

Sáng 7/1, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông cho biết đã chỉ đạo các ngành, địa phương hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vào tháng 9/2025.
Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình thuận: Đẩy mạnh công tác quy hoạch đô thị và xây dựng

Bình Thuận hiện có 14 đô thị với 10 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và 12 thị trấn. Tuy nhiên, công tác quy hoạch đang gặp nhiều thách thức cần được tháo gỡ.
Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Cầu nhà ở sẽ phục hồi khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại

Thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, với sự gia tăng giao dịch và nhu cầu mua nhà thực. Đặc biệt, đầu tư bất động sản ngày càng sôi động nhờ nguồn cung cải thiện.
Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của phân khúc bất động sản bán lẻ Việt Nam

Bất động sản bán lẻ Việt Nam đang nổi lên mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của các trung tâm thương mại, dân số trẻ, và tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thách thức cần vượt qua để khai thác tối đa tiềm năng.
Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Năm 2024 có hơn 47. 000 sản phẩm bất động sản giao dịch thành công

Thị trường bất động sản 2024 ghi nhận hơn 47.000 giao dịch thành công với tỷ lệ hấp thụ đạt 72%. Căn hộ chung cư chiếm 75% lượng giao dịch, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: 644 dự án nhà ở xã hội đang triển khai

Bộ Xây dựng xác nhận các giải pháp điều hành hiệu quả để thúc đẩy thị trường bất động sản, đặc biệt là triển khai 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, với 644 dự án đang triển khai trên cả nước.
Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Bình Thuận: Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới cho năm 2025

Giá đất tăng mạnh tại nhiều khu vực xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của các dự án hạ tầng, đô thị và du lịch ở Bình Thuận có chiều hướng phát triển. Đặc biệt, các khu vực có tiềm năng kinh tế và kết nối giao thông thuận lợi.
Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Quảng Trị: Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất

Ngày 24/12, UBND tỉnh Quảng Trị đã có phiên họp với các sở, ngành và địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh, tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Quy định mới về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai

Thông tư số 25/2024/TT-BTNMT quy định quy trình xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, với những yêu cầu mới về kỹ thuật, bảo mật và kết nối dữ liệu.