Tại Việt Nam hiện nay tiền ảo hay bitcoin không được coi là tiền tệ và cũng không phải là hình thức thanh toán hợp pháp được pháp luật Việt Nam cho phép.
Chính bởi vậy việc phát hành và sử dụng tiền ảo làm phương thức thanh toán là hành vi không được phép tại Việt Nam.
Tuy nhiên, dù pháp luật không cho phép sử dụng và phát hành tiền ảo, nhưng những máy đào tiền ảo bitcoin vẫn được xếp chung vào nhóm máy xử lý dữ liệu tự động mà chưa có mã HS quản lý riêng.
Nhóm máy này hiện thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin & Truyền thông và thuộc quản lý nhập khẩu thuộc của Bộ Công thương. Theo Nghị quyết 69 ngày 15/5/2018, mặt hàng cũng không phải hàng hóa cấm nhập khẩu.
Nhưng trước sự biến tướng của loại hình thanh toán bằng tiền ảo này và những diễn biến nguy hiểm của nhiều hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên tới hàng chục triệu USD như hiện nay, Bộ Công thương đang tiến hành xem xét trình Chính phủ về việc cấm nhập khẩu máy đào tiền ảo bitcoin.
Theo đó, Bộ Công thương cùng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đã đề xuất tạm dừng nhập nhập khẩu máy đảo tiền ảo bitcoin hay máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo theo thẩm quyền. Hiện nay Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước đã đồng ý với đề xuất này.
Mới đây nhất, sự việc nhiều nhà đầu tư tố cáo Tổng giám đốc công ty đào tiền ảo Sky Mining bỏ trốn với hàng chục triệu USD của nhà đầu tư đã khiến dư luận cả nước không khỏi hoang mang. Theo ước tính chưa chính thức từ Bộ Công thương, sự việc Sky Mining phá sản và ông chủ đang bỏ trốn gây tổn thất gần 700 tỷ đồng.
Chưa hết, con số 15.000 tỷ đồng từ vụ lừa đảo iFan cũng dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh trước thực trạng nguy hiểm đi kèm với sự phát triển công nghệ 4.0 như hiện nay, có lẽ cần có phải biện pháp ngăn chặn ngay tận gốc bằng cách cấm nhập khẩu loại máy đào tiền ảo này về Việt Nam.
Trường Phước