Thứ bảy 19/07/2025 06:34
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Các doanh nghiệp lưu ý quy định hoàn thuế giá trị gia tăng

23/04/2021 17:24
Theo các chuyên gia, việc các DN phải trả tiền chậm nộp theo quy định là hợp lý vì thực chất các DN được tạm hoàn thuế trước. Nếu không làm theo nguyên tắc nộp phạt chậm nộp sẽ xảy ra tình trạng doanh nghiệp (DN) lạm dụng chiếm dụng tiền hoàn thuế gi

Vừa qua, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) phản ánh về việc có DN khi xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu thuỷ sản được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) nhưng sau một thời gian sau, vì lý do nào đó mà khách hàng trả lại hàng. DN phải làm thủ tục tái nhập lại hàng, đồng thời, ngoài việc kê khai và nộp lại tiền hoàn thuế GTGT đã nhận, còn phải nộp thêm tiền phạt chậm nộp.

Ảnh minh họa.

VASEP cho rằng, việc DN phải nộp lại khoản hoàn thuế GTGT là đúng nhưng bị phạt tiền chậm nộp tính từ lúc xuất khẩu lô hàng là không công bằng đối với DN.

Về vấn đề này, trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, ông Đào Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế cho biết khẳng định cơ quan thuế phải tuân thủ theo các quy định của Luật.

Cụ thể, căn cứ Khoản 3 Điều 1 của Luật số 106/2016/QH13: trường hợp cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.

Căn cứ Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu là phải có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật (số DN này được hoàn toàn bộ thuế GTGT đầu vào).

Đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại, khách hàng nước ngoài không thực hiện thanh toán cho cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, do đó cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng, không đáp ứng đủ điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với phần hàng hóa xuất khẩu bị trả lại (không đủ điều kiện hoàn thuế GTGT).

Như vậy, hàng hóa xuất khẩu bị khách hàng nước ngoài trả lại, nhập khẩu về nước thì hàng hóa đó không còn là hàng hóa xuất khẩu, không thuộc trường hợp được áp dụng hoàn thuế GTGT đối với hàng xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

DN cần thực hiện khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả và nộp lại số tiền thuế GTGT đã được hoàn tương ứng với giá trị hàng hoá xuất khẩu bị trả lại.

Tại khoản 1.c Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2020) đã có quy định về xử lý tiền chậm nộp đối với trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả.

Theo đó, người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước.

Chuyên gia Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam phân tích: Cách xác định số tiền chậm nộp, tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 133 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 66 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC có quy định “Số tiền chậm nộp bằng mức tính số tiền chậm nộp nhân số ngày chậm nộp tiền thuế nhân số tiền thuế chậm nộp. Mức tính số tiền chậm nộp là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp”.

Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp thuế…

Hiện nay, để theo dõi và đôn đốc thu nộp tiền chậm nộp, hệ thống kế toán tập trung đã thiết lập tự động tính số tiền chậm nộp sau khi DN đã nộp tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước.

“Thực tế, các DN đã được tạo điều kiện thuận lợi, hoàn trước và kiểm tra sau. Các DN được tự tính, tự khai tự nộp, nên nếu các DN hoàn thuế rồi nhưng không đủ điều kiện thì phải hoàn trả các khoản nợ thuế theo quy định. Điều này là cần thiết vì nếu không làm theo nguyên tắc nộp phạt chậm nộp trên sẽ xảy ra tình trạng DN lạm dụng chiếm dụng tiền hoàn thuế cho đến trước khi buộc phải nộp lại”, bà Nguyễn Thị Cúc phân tích.

Theo các chuyên gia, việc các DN phải trả tiền chậm nộp theo quy định là hợp lý vì thực chất các DN được tạm hoàn thuế trước, thì cũng đã được hưởng phần lãi ngân hàng. Nếu tính trên số tiền thuế được hoàn trước có lúc lên tới hàng tỷ đồng thì số tiền DN được hưởng lợi không phải nhỏ.

Thực tế, cũng đã có DN có cố tình lợi dụng, chiếm dụng tiền vốn nhà nước. Do đó, phần phạt chậm nộp 0,03%/ngày là thấp hơn lãi suất ngân hàng được tính một cách tự động là điều công bằng cho các bên.

Cơ quan thuế cho biết thêm, thời gian qua, đã có nhiều chính sách tài khoá hỗ trợ cho DN bị thiệt hại do Covid-19. Riêng trong năm 2020, ngành Thuế luôn đồng hành, lắng nghe ý kiến, nắm bắt khó khăn của DN để báo cáo cấp có thẩm quyền thực hiện các gói giảm, giãn thuế để hỗ trợ cho DN.

Ngay từ quý I/2020, Bộ Tài chính đã có giải pháp báo cáo Chính phủ để thực hiện thông qua Nghị định 41 về gia hạn GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Tổng số tiền thuế và thu ngân sách đã gia hạn, miễn, giảm theo các chính sách đã ban hành ước thực hiện cả năm đạt khoảng 123,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 87,3 nghìn tỷ đồng; số được miễn, giảm khoảng 36,4 nghìn tỷ đồng.

Tổng cục Thuế cũng đã chủ động nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách giảm, gia hạn tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất. Năm 2021, ước tính số thuế, tiền thuê đất được gia hạn khoảng 115.000 tỷ đồng.

Mới đây nhất, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Bộ Tài chính đã chủ động trình Chính phủ ban hành hàng loạt chính sách gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất, miễn giảm lệ phí trước bạ…, nhằm giúp doanh nghiệp có dòng tiền duy trì sản xuất kinh doanh.'

Mới đây nhất, ngày 31/3, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của DN tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19.

Các chuyên gia cho rằng, Covid-19 khiến các DN gặp nhiều khó khăn chung. Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tuy nhiên, vẫn phải rành mạch. Các DN vẫn cần tuân thủ các quy định, nguyên tắc, thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo đảm công bằng, hài hoà lợi ích giữa các DN với nhau cũng như giữa DN và nhà nước.

PV

Bài liên quan
Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.