Thứ sáu 04/07/2025 04:52
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Các công ty Mỹ đổ xô đến Đông Nam Á giữa căng thẳng thuế quan

Một làn sóng chưa từng có từ các công ty Mỹ đang tham gia các phái đoàn kinh doanh đến Đông Nam Á, được thúc đẩy bởi các cam kết gia tăng thuế quan từ Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Các công ty Mỹ đổ xô đến Đông Nam Á giữa căng thẳng thuế quan
Các công ty Mỹ đổ xô đến Đông Nam Á giữa căng thẳng thuế quan (Ảnh: Getty Images).

Ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN (US-ABC) và là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, cho biết các phái đoàn kinh doanh gần đây của hội đồng này đã gia tăng đều đặn, với các nền kinh tế như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Philippines luôn thu hút đông đảo sự tham gia.

Ông Ted Osius lưu ý rằng quy mô tăng lên của các đoàn kinh doanh không chỉ phản ánh sự quan tâm ngày càng lớn của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đối với việc đầu tư vào khu vực được mô tả là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mà còn là dấu hiệu rõ ràng cho thấy một số doanh nghiệp đang áp dụng chiến lược “Trung Quốc cộng một”.

Chia sẻ với tờ The Business Times, ông Osius cho biết tính đến cuối tháng 11, đã có 50 công ty đăng ký tham gia phái đoàn kinh doanh đến Indonesia từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 12. Một chuyến đi trước đó đến Việt Nam vào tháng 3 cũng thu hút một phái đoàn lớn, trong khi chuyến thăm kéo dài ba ngày đến Thái Lan kết thúc vào ngày 27 tháng 11 vừa qua đã ghi nhận sự tham gia của 41 công ty Mỹ.

Theo đó, các công ty Mỹ ngày càng bất an khi trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump từng đề xuất khả năng áp thuế lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc. Vào ngày thứ Ba (26/11), ông tiếp tục cam kết trên Truth Social – nền tảng mạng xã hội mà ông lập ra – rằng sẽ áp thêm 10% thuế đối với Trung Quốc.

Các công ty Mỹ đổ xô đến Đông Nam Á giữa căng thẳng thuế quan
Nhà ngoại giao kỳ cựu Ted Osius cho rằng cách tốt nhất để Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại ASEAN là mở rộng hợp tác kinh tế, củng cố trụ cột này trong mối quan hệ song phương (Ảnh: VnExpress).

Tác động tiềm tàng từ hàng rào thuế quan

Ông Osius dự đoán rằng quy tắc xuất xứ hàng hóa sẽ trở thành một trọng tâm đáng chú ý.

“Có rất nhiều trường hợp các công ty Trung Quốc, đối mặt với mức thuế cao, đã đưa hàng xuất khẩu của họ qua các nước như Việt Nam, Malaysia và Thái Lan. Những giao dịch chuyển tải này sẽ bị chính quyền sắp tới xem xét kỹ lưỡng”, ông Osius nói.

Một trong những mối lo ngại lớn nhất được ông Osius đề cập là tác động từ các biện pháp thuế trả đũa.

“Tôi không tán thành ý tưởng rằng chúng ta phải đóng băng các cuộc đàm phán thương mại và dựng lên hàng rào thuế quan với phần còn lại của thế giới”, ông Osius nhận định, đồng thời cảnh báo rằng những biện pháp thuế này có thể dẫn đến lạm phát, các biện pháp trả đũa và thậm chí là một cuộc chiến thương mại.

ASEAN định hình luật chơi

Từng là Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Osius cũng nhận thấy rằng các công ty Mỹ đang đa dạng hóa rủi ro bằng cách thực hiện các khoản đầu tư công khai vào doanh nghiệp địa phương tại Mỹ. Khi được hỏi liệu điều này có làm giảm sự chú ý đến thị trường ASEAN hay không, ông Osius khẳng định hai chiến lược này không loại trừ lẫn nhau.

“Nếu bạn phải đối mặt với các mức thuế tiềm tàng, thì đó là lý do hợp lý để một phần sản xuất được thực hiện tại Mỹ”, ông giải thích. “Đầu tư của Mỹ vào ASEAN là một xu hướng đã kéo dài hơn 100 năm – chúng tôi là nhà đầu tư lớn nhất vào ASEAN và sẽ tiếp tục duy trì vị thế này.”

Hội đồng dự định nhấn mạnh các cơ hội tăng trưởng lớn ở Đông Nam Á đến các nhà hoạch định chính sách trong chính quyền Mỹ sắp tới, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế.

Đặc biệt, ASEAN đang dần định hình luật chơi, thay vì chỉ là một nhóm tuân theo các quy định thương mại từ phần còn lại của thế giới, ông Osius cho biết và dẫn chứng bằng Thỏa thuận Khung Kinh tế Số (Defa) của khối này.

“Ban Thư ký ASEAN đang thực hiện một chương trình đầy tham vọng nhằm phát triển Thỏa thuận Kinh tế Số (Defa), kỳ vọng sẽ được nhiều quốc gia thành viên ASEAN thông qua vào cuối năm sau”, ông Ted Osius nhận định.

Theo ông, đây là một ví dụ điển hình cho việc thiết lập các thỏa thuận không chỉ dừng ở mức tiêu chuẩn thấp nhất, mà là một thỏa thuận có tiêu chuẩn cao, có thể trở thành hình mẫu cho các khu vực khác và trên thế giới.

Ông cũng nhấn mạnh rằng ASEAN đang đứng ở vị trí trung tâm trong nhiều hiệp định thương mại lớn, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bên cạnh đó, ông Osius cho biết liên minh khu vực này hiện tổ chức tốt hơn bao giờ hết trong các vấn đề thương mại. “ASEAN đang đi trước nhiều khu vực khác trên thế giới khi nói đến kinh tế số và trí tuệ nhân tạo”.
Tin bài khác
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản và dự báo sẽ cắt giảm hai lần trong năm nay, dù kinh tế Mỹ đối mặt với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại vì chính sách thuế của ông Trump.
Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Giới đầu tư cảnh báo thị trường có thể lao dốc mạnh nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông, khi giá dầu tăng và các chính sách thuế của chính quyền ông Trump khiến kinh tế toàn cầu vô cùng mong manh.