Thứ sáu 04/07/2025 17:32
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Các công ty khởi nghiệp chịu tổn hại từ các dự luật chống độc quyền nhằm vào Big Tech

25/07/2021 09:54
Nhiều nhà lập pháp hiện mong muốn kiềm chế quyền lực của các công ty công nghệ lớn nhất bao gồm Amazon, Apple, Facebook và Google. Tuy nhiên đằng sau đó là sự lo ngại gây tổn hại đến nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn là mục tiêu bảo vệ của các dự
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Các nhà đầu tư mạo hiểm bày tỏ sự quan ngại về những nỗ lực của Quốc hội nhằm hạn chế hoạt động mua bán và sáp nhập của các nền tảng đã và đang thống trị nền kinh tế. Một số đề xuất gợi ý chuyển trách nhiệm chứng minh thương vụ sát nhập không ảnh hưởng đến cạnh tranh thị trường cho các công ty liên quan.

Trong khi những người ủng hộ lập luận rằng các dự luật sẽ giúp ngăn chặn các vụ mua lại “sát thủ”, nơi các công ty lớn loại bỏ các đối thủ tiềm năng. Chẳng hạn như Facebook mua lại Instagram với giá 1 tỷ đô la. Các nhà đầu tư công nghệ cho biết cốt lõi vấn đề nằm ở làm thế nào để không đánh mất thị trường của các công ty khởi nghiệp và không ảnh hưởng đến sự đổi mới.

Hiệp hội Đầu tư Mạo hiểm Quốc gia Hoa Kỳ (NVCA) chỉ ra mối quan tâm trước tiên là làm nổi bật những thay đổi của luật chống độc quyền sẽ có tác động như thế nào đến các công ty lớn nhất và những người chơi nhỏ hơn có thể phải điều chỉnh ra sao nếu dự luật được thông qua.

Khi các nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào một công ty khởi nghiệp, mục tiêu của họ là thu được lợi nhuận lớn. Trong khi hầu hết các startup đều thất bại, các ngân hàng VCs vẫn có đủ một không gian để “thoát” khỏi tình thế thông qua hai cách: mua lại hoặc niêm yết. Khi một trong hai sự kiện này xảy ra, các nhà đầu tư có thể thu lại ít nhất một phần số tiền và trong trường hợp thuận lợi nhất còn có thể gặt hái được những thành công lớn. Theo NVCA, số lượng công ty khởi nghiệp thông qua mua lại nhiều hơn khoảng mười lần so với IPO. Các nhà đầu tư mạo hiểm nhận định con số này cho thấy tầm quan trọng của việc lên kế hoạch sáp nhập rõ ràng.

Năm công ty công nghệ hàng đầu không phải là những doanh nghiệp duy nhất đạt được các thỏa thuận công nghệ. Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft chiếm khoảng 4,5% giá trị của tất cả các giao dịch công nghệ ở Mỹ kể từ năm 2010, theo dữ liệu công khai do Dealogic tổng hợp.

Không còn đầu tư và đổi mới

Một số công ty đầu tư mạo hiểm trả lời CNBC rằng họ lo lắng về tác động nhỏ giọt mà các hạn chế sáp nhập ảnh hưởng lên toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp. Nếu thị trường startup không còn đủ “lối thoát”, nhà đầu tư và các quỹ mạo hiểm sẽ chuyển sang nơi khác. Bên cạnh đó là mất khả năng đổi mới. Patricia Nakache, đối tác của Trinity Ventures cho biết: “Nếu hạn chế tiềm năng tạo ra lợi nhuận hấp dẫn từ đầu tư sẽ gây bất lợi thậm chí là giết chết doanh nghiệp và bên rót vốn”.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng viễn cảnh không tồi tệ như phía VC lo sợ. Michael Kades, giám đốc thị trường và chính sách cạnh tranh tại tổ chức phi lợi nhuận Washington cho hay: “Nếu những dự luật trên được thông qua như dự định, nhìn chung sẽ tạo ra một thị trường cạnh tranh hơn, có nhiều người mua tiềm năn hơn. Tôi hiểu nỗi lo của các bên đầu tư mạo hiểm, điều họ quan tâm là công ty của họ sẽ nhận được gì trong những năm tới nhưng việc tăng số lượng người mua tiềm năng cho các công ty đồng nghĩa với thị trường vẫn còn rất phát triển và không chỉ là sân chơi của BigTech”.

Dịch chuyển vốn

Các nhà đầu tư mạo hiểm phân tích các quy tắc mới có thể đẩy nhanh sự chuyển dịch đầu tư mạo hiểm bên ngoài Hoa Kỳ. Trong khi các quốc gia khác bao gồm Canada đã và đang bổ sung các biện pháp khuyến khích các doanh nhân đến và ở lại lập nghiệp thì các quy định đang được xem xét ở Hoa Kỳ ngược lại.

Theo NVCA, Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​tỷ lệ đầu tư mạo hiểm toàn cầu giảm từ 84% xuống 52% trong 15 năm qua. Đó là lý do tại sao các nhà lập pháp không nên dựa dẫm vào lý do vốn đầu tư mạo hiểm của Hoa Kỳ có thể theo kịp phần còn lại của thế giới nếu thực hiện các quy định khó khăn mới.

TL

Tin bài khác
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.
Start-up: Linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?

Start-up: Linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?

Không còn bị hòa lẫn trong các chương trình hỗ trợ chung, cộng đồng khởi nghiệp lần đầu tiên nhận được gói chính sách chuyên biệt. Vậy start-up lựa chọn linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?
Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đại biểu Trần Thị Vân đề xuất kéo dài thời gian miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.