Thứ tư 15/01/2025 17:27
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Kinh doanh

Buồn như cổ phiếu dệt may

12/10/2020 00:00
Các doanh nghiệp dệt may đang bị ép chặt giữa hai cú sốc cung lẫn cầu.

Những tưởng sau khi thông qua hiệp định EVFTA vào ngày 12/02, triển vọng của ngành dệt may sẽ sáng hơn trong dài hạn sau 1 năm rối bời vì cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nhưng không, tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp và trầm trọng hơn đã làm đảo lộn mọi ước tính của các doanh nghiệp.

NCĐT tổng hợp
Biến động giá cổ phiếu dệt may trong 1 tháng. NCĐT tổng hợp

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới đà giảm mạnh của cổ phiếu dệt may trong 1 tháng trở lại đây là tâm lý bi quan của nhà đầu tư về diễn biến dịch Covid-19 không chỉ ở Việt Nam mà còn cả thế giới.

Cho tới nay, Covid-19 đã lan rộng ra 197 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán hồi tháng 12/2019, khiến hơn 420.000 người nhiễm bệnh và hơn 18.000 người tử vong.

“Tiêu cực” là đánh giá của CTCK SSI về tác động của dịch Covid-19 đến lĩnh vực dệt may. Bên cạnh đó, họ còn bỏ cổ phiếu MSH ra khỏi danh sách cổ phiếu ưa thích.

Bên cạnh việc dịch Covid-19 đang kìm hãm hoạt động sản xuất trong nước, các doanh nghiệp dệt may còn bị gián đoạn nguồn cung ứng nguyên vật liệu nhất là từ Trung Quốc và gần đây còn hứng chịu “cú tát” từ thông tin thị trường EU và Mỹ ngừng nhập hàng.

Bị ép chặt giữa hai cú sốc đầu vào lẫn đầu ra, hoạt động kinh doanh đi xuống và tâm lý bi quan kèm theo là chuyện có thể hiểu được.

Gặp khó từ khâu nhập khẩu nguyên vật liệu…

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, Chính phủ nước này đã cho đóng cửa nhiều nhà máy và hạn chế hệ thống giao thông vận tải trong nước và giao thương với nước ngoài.

Sự gián đoạn về sản xuất tại Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn tới ngành công nghiệp dệt may thế giới do Trung Quốc đóng vai trò lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, chiếm tới 54% sản lượng ngành dệt may của thế giới trong năm 2018.

Theo Tổng cục Hải Quan, Việt Nam nhập khẩu 11,5 tỷ USD nguyên vật liệu dệt may từ Trung Quốc trong năm 2019. Hơn nữa, khoảng 60% lượng vải dùng cho sản xuất trong nước được nhập khẩu từ Trung Quốc, cho thấy sự gián đoạn này có ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất dệt may của Việt Nam.

Mãi cho đến gần đây, khi số ca nhiễm đã giảm mạnh và chỉ còn vài ca nhiễm mới mỗi ngày, Trung Quốc mới cho mở lại các cơ sở sản xuất, nhưng việc khởi động lại sản xuất và xuất khẩu hàng hóa đi những nước khác cần có thời gian.

…cho đến khâu xuất khẩu

Hiện tại, dịch Covid-19 tại Trung Quốc đã tạm lắng xuống, nhưng ở châu Âu và Mỹ, mọi thứ đang dần trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn.

Do đó, vào ngày 20/03, thông tin từ Hiệp hội Thêu đan TP.HCM, thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ vừa có thông báo ngưng nhập hàng may mặc từ Việt Nam trong 3 tuần kế tiếp. Trước đó, các nhà nhập khẩu từ EU cũng thông báo ngưng nhập hàng dệt may trong vòng 1 tháng.

Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu dệt may lớn và quan trọng của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2019, xuất khẩu dệt may vào Mỹ đạt 14,85 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018 và chiếm 45,2% kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước. Với thị trường EU, năm 2019, khối này nhập khẩu 4,3 tỷ USD hàng dệt may từ Việt Nam, tăng 4% so với năm trước.

Với việc hai thị trường lớn nhất ngừng nhập hàng, điều này chắc chắn sẽ giáng đòn nặng nề đến các doanh nghiệp dệt may.

Nói với Thanh Niên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Trương Văn Cẩm thẳng thắn nhận định, một số nhà nhập khẩu của EU và Mỹ đưa ra lệnh tạm ngừng nhập khẩu các sản phẩm do dịch Covid-19 đương nhiên tác động mạnh tới xuất khẩu dệt may. Hiện chưa nói là ngừng bao nhiêu, nhưng đã có đối tác cắt đơn hàng với doanh nghiệp Việt.

“Trong cái khó ló cái khôn”

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều doanh nghiệp dệt may chuyển sang sản xuất khẩu trang vừa để đáp ứng nhu cầu khẩu trang cấp thiết trên thị trường, vừa để cầm cự qua mùa dịch Covid-19.

Trong các tháng tiếp theo, sản lượng khẩu trang vải phòng dịch của Vinatex dự kiến sẽ đạt 28 - 30 triệu chiếc/tháng. Đồng thời, nếu thị trường có nhu cầu sử dụng nhiều khẩu trang hơn, toàn hệ thống của tập đoàn sẽ sắp xếp tổ chức sản xuất để có thể cung ứng lên tới 50 triệu chiếc khẩu trang/tháng.

Công ty Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) công bố tổng doanh thu tiêu thụ trong tháng 2 đạt 288,6 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó doanh thu xuất khẩu đạt 219,5 tỷ đồng, tăng 47% và doanh thu nội địa đạt 36,1 tỷ đồng, tăng 240%.

Đặc biệt, công ty cho biết doanh thu nội địa tháng 2 vừa qua tăng đột biến chủ yếu đến từ các đơn hàng sản xuất khẩu trang phục vụ thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành. Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, tổng doanh thu tiêu thụ của TNG đạt 559,5 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Vũ Hạo

Tin bài khác
Đưa Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 4.0 vào hoạt động từ tháng 3/2025

Đưa Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 4.0 vào hoạt động từ tháng 3/2025

Phiên bản 4.0 của Bộ chỉ số HOSE-Index sắp đi vào hoạt động mang lại một số điều chỉnh quan trọng nhằm cải thiện chất lượng và tính ổn định của chỉ số.
Đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2025: Nhóm bất động sản dẫn đầu

Đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2025: Nhóm bất động sản dẫn đầu

Năm 2025 được dự báo là thời điểm cao trào về đáo hạn trái phiếu với khoảng 216.670 tỷ đồng sẽ đến hạn, trong đó nhóm bất động sản chiếm tỷ trọng lớn.
Cổ phiếu ACB duy trì ổn định dù tin đồn lan truyền

Cổ phiếu ACB duy trì ổn định dù tin đồn lan truyền

Cổ phiếu ACB vẫn giữ vững sự ổn định trong bối cảnh thị trường biến động. Mặc dù xuất hiện thông tin tiêu cực, cổ phiếu này vẫn duy trì được đà giao dịch tích cực và ổn định.
Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên thị trường mới nổi

Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên thị trường mới nổi

Chứng khoán Việt Nam đặt mục tiêu nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vào năm 2025, qua đó nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ tài chính quốc tế.
Nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tiếp tục giảm thuế VAT 2%

Nhiều cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tiếp tục giảm thuế VAT 2%

Một số cơ sở kinh doanh mặt hàng, dịch vụ tiếp tục được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đến ngày 30/6, theo Nghị định 180 do Chính phủ vừa ban hành.
Các “ông lớn” chia cổ tức lên đến nghìn tỷ tước Tết Nguyên đán 2025

Các “ông lớn” chia cổ tức lên đến nghìn tỷ tước Tết Nguyên đán 2025

Tết Nguyên đán 2025, hàng loạt doanh nghiệp lớn sẽ chi cổ tức tiền mặt với tỷ lệ hấp dẫn, có doanh nghiệp chi hơn 2.500 tỷ đồng, mang lại cơ hội lớn cho cổ đông.
Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Top 10 sự kiện chứng khoán nổi bật nhất năm 2024

Năm 2024, ngành chứng khoán ghi nhận nhiều dấu ấn lớn, trong đó sự cố tấn công mạng vào VNDIRECT là sự kiện đáng chú ý, gây gián đoạn giao dịch và tổn thất về kinh tế, nhưng cũng là bài học quý báu cho ngành.
Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Vì sao mua xe trước mua nhà là sai lầm tài chính cá nhân ?

Việc ưu tiên mua xe ô tô trước khi mua nhà ở có thể gây ra nhiều rủi ro tài chính. Chuyên gia cảnh báo, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi vay mua xe.
VSDC thông báo lịch nghỉ thanh toán giao dịch chứng khoán Tết Dương lịch 2025

VSDC thông báo lịch nghỉ thanh toán giao dịch chứng khoán Tết Dương lịch 2025

Các giao dịch chứng khoán có chu kỳ thanh toán T+2 thực hiện tại các ngày 30/12/2024, 31/12/2024 sẽ được thanh toán lần lượt vào các ngày 2/1/2025, 3/1/2025.
Liệu đây có phải là thời điểm ‘

Liệu đây có phải là thời điểm ‘'vàng'' để mua bất động sản?

Lãi suất thấp, thị trường phục hồi – liệu đây có phải cơ hội vàng để vay mua bất động sản? Cùng tìm hiểu cách cơ cấu dòng tiền và phân khúc phù hợp để đầu tư nhà ở.
Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Đầu tư thông minh với 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng ai cũng nên biết

Chỉ với khoảng 5-10 triệu đồng mỗi tháng, có thể đầu tư thông minh để tạo ra lợi nhuận bền vững. Bài viết này sẽ chia sẻ những chiến lược đầu tư thông minh và an toàn với số tiền này, giúp làm chủ tài chính cá nhân.
Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Cách tích lũy 1 tỷ đồng đầu tiên: Bí quyết đầu tư dài hạn

Bằng cách duy trì thói quen đầu tư 30% thu nhập mỗi tháng ngay từ khi bắt đầu công việc, người trẻ có thể đạt được mục tiêu 1 tỷ đồng sau khoảng 10 năm.
Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Lựa chọn đầu tư năm 2025: Vàng, bất động sản hay trái phiếu?

Trong năm 2025, nhà đầu tư đứng trước nhiều lựa chọn hấp dẫn nhưng cũng không thiếu rủi ro. Vàng, bất động sản, hay trái phiếu, đâu là kênh đầu tư tiềm năng?
Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng biến động: Nhà đầu tư nên giữ hay bán ?

Giá vàng có sự biến động mạnh mẽ, nhưng chuyên gia khuyến cáo chỉ nên giữ vàng ở mức 15-20% tài sản và tránh đoán đỉnh, dò đáy.
Số tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng

Số tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tiếp tục tăng

Sang nửa cuối năm, thị trường cơ sở giao dịch trong biên độ hẹp khiến hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh giảm sôi động.