Thứ sáu 09/05/2025 11:14
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ Thương mại Mỹ đề xuất cấm phần mềm, phần cứng của Trung Quốc trong ô tô

22/09/2024 21:40
Đề xuất này là sự leo thang đáng kể trong việc kiểm soát và hạn chế của Mỹ đối với các phương tiện, phần mềm và linh kiện Trung Quốc.
Mẫu xe điện BYD của Trung Quốc
Mẫu xe điện BYD của Trung Quốc

Ngày 22/9, hãng tin Reuters dẫn đề xuất mới của Bộ Thương mại Mỹ cấm việc nhập khẩu, mua bán phần cứng, phần mềm của Trung Quốc trên xe ô tô và các phương tiện tự lái.

Theo Reuters, đề xuất này là sự leo thang đáng kể trong việc kiểm soát và hạn chế của Mỹ đối với các phương tiện, phần mềm và linh kiện Trung Quốc. Mới đây, Nhà Trắng cũng áp dụng chính sách tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, gồm 100% thuế đối với xe điện, pin xe điện và các khoáng sản quan trọng khác.

Thời gian qua, chính quyền Tổng thống Joe Biden nhiều lần bày tỏ lo ngại về nguy cơ các công ty Trung Quốc thu thập dữ liệu của người lái xe và cơ sở hạ tầng ở Mỹ, cũng như khả năng can thiệp từ xa vào các phương tiện kết nối Internet và hệ thống điều hướng. Hồi tháng 5, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết, rủi ro của phần mềm hoặc phần cứng Trung Quốc trong các phương tiện kết nối ở Mỹ là "đáng kể".

"Bạn có thể tưởng tượng kịch bản thảm khốc nhất về lý thuyết nếu có vài triệu xe trên đường và phần mềm bị vô hiệu hóa", bà Raimondo nói khi đó.

Hồi tháng Hai, Tổng thống Biden đã yêu cầu điều tra về việc liệu nhập khẩu xe từ Trung Quốc có đe dọa đến an ninh quốc gia thông qua công nghệ xe kết nối hay không, và liệu có nên cấm phần mềm và phần cứng trong tất cả các phương tiện trên đường phố Mỹ hay không. Ông Biden nhấn mạnh rằng, chính sách của Trung Quốc có thể làm tràn ngập thị trường Mỹ với các phương tiện của “gã khổng lồ châu Á”, gây rủi ro cho an ninh quốc gia, và ông cam kết sẽ không để điều đó xảy ra trong nhiệm kỳ của mình.

Bộ Thương mại Mỹ dự định cho phép công chúng nêu ý kiến trong 30 ngày trước khi hoàn thiện quy định. Hiện phần lớn các phương tiện mới tại Mỹ đều có hệ thống kết nối mạnh mẽ thông qua việc cho phép truy cập Internet, chia sẻ dữ liệu với các thiết bị trong và ngoài xe.

Bộ Thương mại Mỹ đề xuất lệnh cấm phần mềm sẽ có hiệu lực đối với các mẫu xe năm 2027, và lệnh cấm phần cứng sẽ áp dụng với các mẫu xe 2029 hoặc các mẫu xe 2030. Những lệnh cấm này sẽ áp dụng cho các xe có một số tính năng bluetooth, vệ tinh và không dây, cũng như các phương tiện tự động có thể vận hành mà không cần người lái. Một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đã bày tỏ lo ngại vào tháng 11 năm ngoái về việc các công ty ô tô và công nghệ Trung Quốc đang thu thập và xử lý dữ liệu nhạy cảm trong khi thử nghiệm xe tự động ở Mỹ. Lệnh cấm này cũng sẽ áp dụng cho một số nước khác.

Một nhóm thương mại đại diện cho các hãng sản xuất ô tô lớn, bao gồm General Motors, Toyota, Volkswagen, Hyundai và các hãng khác, đã cảnh báo rằng việc thay đổi phần cứng và phần mềm sẽ cần nhiều thời gian. Các nhà sản xuất ô tô lưu ý các hệ thống này cần phải trải qua quy trình kỹ thuật, thử nghiệm và xác nhận kỹ lưỡng trước khi sản xuất và nhìn chung, không thể dễ dàng thay thế bằng các hệ thống hoặc linh kiện từ nhà cung cấp khác.

Tin bài khác
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.