
Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng tiến độ thu phí không dừng của VEC
Bộ GTVT vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng về tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC) tại các dự án đường cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý.
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ ký nêu rõ: Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) được Bộ Giao thông Vận tải giao làm chủ đầu tư xây dựng và quản lý vận hành, khai thác 5 dự án đường cao tốc gồm cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành và Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
Trong 5 dự án nêu trên mới chỉ có tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được đầu tư, vận hành hệ thống thu phí ETC (15/40 làn) từ ngày 10/6/2020, các tuyến cao tốc khác vẫn triển khai thu phí theo hình thức một dừng.
"Trên cơ sở số lượng các làn, lưu lượng xe qua các trạm thu phí và năng lực khai thác của hệ thống thu phí không dừng so với hệ thống thu phí một dừng, VEC tính toán trước mắt sẽ phân kỳ đầu tư 140 làn thu phí không dừng sẽ đảm bảo các cao tốc thu phí theo hình thức thu phí ETC đồng bộ, đáp ứng yêu cầu", Bộ Giao thông Vận tải thông tin thêm.
Về nguồn vốn đầu tư hệ thống thu phí ETC, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trên cơ sở đề xuất của VEC, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng thuận phương án sử dụng chi phí quản lý thu phí VEC đang thực hiện (thu phí một dừng) để thuê trọn gói dịch vụ thu phí ETC, đồng thời Thủ tướng cũng yêu cầu hoàn thành trong quý I/2022.
Trên cơ sở đó, VEC đã triển khai việc thuê nhà cung cấp dịch vụ thu phí cho các tuyến cao tốc do VEC quản lý bằng nguồn chi phí tổ chức thu phí trong phương án tài chính của dự án. Đến thời điểm này, VEC đã chuẩn bị các thủ tục về lập kế hoạch thuê, yêu cầu kỹ thuật, hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của hình thức thuê dịch vụ thu phí ETC tại các dự án cao tốc do VEC quản lý nên còn có ý kiến khác nhau trong việc áp dụng các quy định pháp luật.
Cụ thể, việc triển khai các dự án về công nghệ thông tin (bao gồm cả việc thu dịch vụ công nghệ thông tin) được hướng dẫn tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Theo đó, trường hợp coi hệ thống thu phí ETC là một dự án mới, VEC phải triển khai các thủ tục lập dự án thuê dịch vụ thu phí điện tử không dừng và thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quy trình này sẽ mất nhiều thời gian do phải thực hiện rất nhiều thủ tục nên không thể hoàn thành trong năm 2022 (phương án 1).
Trường hợp coi việc triển khai thu phí ETC chỉ là hình thức thu phí mới thay thế hình thức thu phí một dừng, VEC sẽ vận dụng trình tự thủ tục thuê nhà cung cấp dịch vụ như đối với hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng chi phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước (phương án 2). Triển khai theo phương án này, thẩm quyền do VEC quyết định và đẩy nhanh tiến độ do chỉ cần phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ để tổ chức lựa chọn ngay nhà cung cấp dịch vụ.
Bộ Giao thông Vận tải khẳng định, cả 2 phương án trên đều bảo đảm công khai, minh bạch thông qua đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, đều sử dụng chi phí quản lý thu phí trong phương án tài chính của các dự án cao tốc để thuê nhà cung cấp dịch vụ. Do vậy không ảnh hưởng tới hiệu quả, phương án tài chính và phương án trả nợ của các dự án cao tốc.
P.V
- Trả xong cổ tức 257%, Golden Gate dè dặt với mục tiêu lãi bằng 1/4 năm trước
- Chứng khoán SSI dự báo không mấy tích cực về tình hình quý II của Dabaco
- Meta đã sẵn sàng để tích hợp AI vào từng sản phẩm của công ty
- Thủ tướng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo
- Hà Nội sẽ thành lập thêm các cụm công nghiệp thu hút đầu tư FDI
Cùng chuyên mục


Kiểm toán Nhà nước: Phát hiện và chuyển hồ sơ 8 vụ việc sang Cơ quan Điều tra

Xây dựng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn 2045

Hiệu quả thiết thực của phong trào “Nghệ An chung sức xây dựng Nông thôn mới”

Tổng kiểm tra, rà soát, siết chặt quản lý dịch vụ karaoke

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
-
Thạc sĩ Hà Quách: Sao Michelin kiếm không dễ mà giữ càng khó
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải