Tuy nhiên đây là mức tăng trưởng tích cực nhất trong tứ giác kinh tế phía Nam (Đồng Nai tăng trưởng 2,15%, Tp Hồ Chí Minh tăng trưởng âm 6,72%, Bà Rịa Vũng Tàu âm 6,26%); GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt 152,2 triệu đồng. Công nghiệp- dịch vụ tiếp tục là các ngành chủ đạo, chiếm 89,23% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế; nông nghiệp chiếm 3,1% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,67%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,5% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng khá so với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Tp Hồ Chí Minh giảm 5,5%; Đồng Nai tăng 4,1%; Bà Rịa – Vũng Tàu tăng 5,42%; Tây Ninh tăng 2,6%; Bình Phước tăng 14,52%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo -vốn là ngành đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy tăng trưởng toàn ngành công nghiệp tăng 4,5% so với cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương khoảng 32.138 tỷ đồng, tăng 69,78% so cùng kỳ; trong đó chi đầu tư phát triển 11.833 tỷ đồng, tăng 42,87%, chi thường xuyên đạt 20.203 tỷ đồng, tăng 91,64% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dung đạt 231.578 tỷ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ (Tp Hồ Chí Minh giảm 15,8%; Đồng Nai tăng 2,01%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 2,98%; Bình Phước tăng 1,02%; Tây Ninh giảm 4,5%). Doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi tăng 6,5% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 17,1% (Tp Hồ Chí Minh đạt 38,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 2,8%; Đồng Nai đạt 21,2 tỷ đô la Mỹ, tăng 12,76%; Bình Phước đạt 3,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 17,8%; Tây Ninh đạt 5 tỷ đô la Mỹ, tăng 12,2%); kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 7 tỷ đô la Mỹ (Tp Hồ Chí Minh nhập siêu 15,7 tỷ đô la Mỹ; Đồng Nai xuất siêu 1,25 tỷ đô la Mỹ; Bà Rịa – Vũng Tàu nhập siêu 2,473 tỷ đô la Mỹ; Bình Phước xuất siêu 1,31 tỷ đô la Mỹ; Tây Ninh xuất siêu 0,5 tỷ đô la Mỹ).
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/12 giá trị giải ngân 6.575 tỷ đồng đạt 53%, trong đó: nguồn ngân sách Trung ương đạt 30,2% kế hoạch, vốn ngân sách địa phương đạt 53,6% kế hoạch, đạt 63,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 91,7% so với cùng kỳ.
Tình hình phát triển doanh nghiệp từ cuối quý III đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, trong 3 tháng gần đây mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới tuy chỉ bằng 82,4% so với cùng kỳ nhưng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp hiện hữu bằng 143,7% so với cùng kỳ. Cũng từ cuối quý III đến nay, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài duy trì kết quả tích cực, tiếp tục thu hút hơn 743 triệu đô la Mỹ, góp phần vào kết quả thu hút gần 2,7 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2021, vượt 48% so với kế hoạch (Tp Hồ Chí Minh đạt 6 tỷ USD; Đồng Nai đạt hơn 1,1 tỷ USD; Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 0,36 tỷ USD; Tây Ninh đạt 0,65 tỷ USD; Bình Phước đạt 0,6 tỷ USD).
Với tổng số vốn đăng ký đạt 530.240 tỷ đồng và 4.026 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 37,74 tỷ đô la Mỹ (đứng thứ 2 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh).
Ngành công nghiệp hoạt động ổn định trong 6 tháng đầu năm, từ quý III tốc độ suy giảm rõ rệt so với 2 quý trước và so với cùng kỳ, tuy nhiên đã bắt đầu phục hồi từ cuối tháng 9/2021. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,5% so với năm 2020. Tiếp tục triển khai thủ tục đầu tư các khu công nghiệp đã được quy hoạch; trong năm, các khu công nghiệp đã thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,7 tỷ đô la Mỹ và 3.104 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước.
Bên cạnh việc triển khai hiệu quả chương trình bình ổn thị trường, dự trữ hàng hóa trong dịp Tết và phục vụ phòng, chống dịch, nhất là tại 15 phường thực hiện “khóa chặt, đông cứng”; không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, sốt giá. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 3,4%.
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 17,1%. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25,5 tỷ đô la Mỹ, tăng 18,6%. Thặng dư thương mại của tỉnh năm 2021 đạt 7 tỷ đô la Mỹ.
Ngành nông nghiệp đã chủ động triển khai các giải pháp sản xuất, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh. Diện tích các loại cây trồng, tổng đàn chăn nuôi cơ bản ổn định; kiểm soát tốt dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; quan tâm công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Thu nhập bình quân của dân cư nông thôn năm 2021 đạt 71 triệu đồng/người/năm.
Tập trung triển khai lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong lập quy hoạch tỉnh; quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các vấn đề về đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng; kiểm tra, giám sát công tác quản lý, xử lý chất thải rắn, nhất là tại các điểm cách ly, điều trị trong phòng, chống dịch Covid-19.
Đầu tư phát triển: ước tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 123.708 tỷ đồng, giảm 4,3%. Giá trị giải ngân đến 31/12 là 6.500 tỷ đồng, đạt 52,9% KH; đạt 63,5% KH Thủ tướng Chính phủ giao.
Công tác quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở: thành lập Ban Chỉ đạo lập quy hoạch tỉnh; tiếp tục đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện lựa chọn nhà thầu lập quy hoạch tỉnh Bình Dương; xây dựng Chương trình Phát triển đồng bộ hệ thống đô thị gắn với xây dựng thành phố thông minh và Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh giai đoạn 2021 – 2025; ban hành quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư. Rà soát, trưng dụng các khu dân cư, công trình xây dựng để lập khu cách ly tập trung, thành lập bệnh viện dã chiến phục vụ phòng, chống dịch.
Tổng thu ngân sách đạt 66.788 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2021, đạt 114% dự toán HĐND tỉnh. Tổng chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 31.614 tỷ đồng, đạt 80% dự toán.
Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 263 ngàn tỷ đồng, tăng 12,3% so với đầu năm 2021. Dư nợ cho vay ước đạt 253 ngàn tỷ đồng, tăng 10,6% so với đầu năm.
Hoàng Thu