Bình Dương: Sản xuất công nghiệp tạo sức bật của bức tranh kinh tế

22:06 05/12/2021

Những chuyển biến tích cực của Bình Dương khi thu hút được FDI đầu tư mạnh mẽ sẽ hứa hẹn một bức tranh kinh tế toàn cảnh với sự chuyển mình mới.

Theo sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 1,25 tỷ USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó có 27 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, bằng 52% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt gần 289 triệu USD, bằng 109% so với cùng kỳ năm 2020. Về vốn điều chỉnh, có 13 lượt dự án đăng ký điều chỉnh tăng vốn đầu tư, bằng 27% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 776 triệu USD, bằng 335% so với cùng kỳ.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 51 lượt GVMCP của nhà đầu tư nước ngoài, bằng 24% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp đạt trên 186 triệu USD, bằng 64% so với cùng kỳ.

Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 6 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đạt 964 triệu đô la Mỹ, chiếm 77% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn 229,4 triệu đô la Mỹ, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực Bán buôn và bán lẻ, vận tải, xây dựng.

Đã có 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bình Dương. Trong đó Đài Loan đứng thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 640,8 triệu USD, chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, Singapore đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư là 244,7 triệu USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư, Samoa đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư là 101 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, B.V.I, Hàn Quốc…

Bên cạnh, địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đạt 1 tỷ 163 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 92,9% tổng vốn đầu tư đăng ký từ đầu năm, bao gồm: 25 dự án mới, 8 dự án điều chỉnh tăng vốn và 16 dự án đăng ký góp vốn, mua cổ phần

Lũy kế đến nay, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội) với tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước.

Trong đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,23% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ tăng 6,73%); trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 8,09%; dịch vụ tăng 5,67%; nông, lâm, thủy sản tăng 2,66%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,89%.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển ổn định. Các doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu, thay đổi cách tiếp cận, giới thiệu sản phẩm nên đã nhận được đơn hàng ổn định. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm ước tăng 8,23% so với cùng kỳ năm 2020 (cùng kỳ tăng 6,4%). 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước tăng 10,4% so với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước tăng 10,4% so với cùng kỳ. 

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng 2,48% so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu quan trọng như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông có nhiều khởi sắc nên kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước tăng 47,2%; kim ngạch nhập khẩu ước tăng 43,4%. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bình Dương tiếp tục đạt được những kết quả nổi bật trong thu hút đầu tư. Tính đến ngày 15/6/2021, toàn tỉnh đã thu hút được 49.115 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước (tăng 91,2% so với cùng kỳ).

Đến nay, toàn tỉnh có 51.916 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 492.000 tỷ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1 tỷ 407 triệu USD (đạt 78,2% kế hoạch, tăng 65% so với cùng kỳ). Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3.982 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 36,79 tỷ USD.

Do có nhiều nỗ lực khống chế tốt đại dịch, nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh nên bức tranh kinh tế của tỉnh tiếp tục có nhiều gam màu tươi sáng. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phát triển, tạo động lực cho tăng trưởng chung của tỉnh Bình Dương.

Theo Sở Công Thương tỉnh, trong bối cảnh đại dịch bùng phát và diễn biến, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động sản xuất, nhưng chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,3%, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ có giá trị gia tăng cao, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là ngành dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tất cả tạo nên động lực phát triển kinh tế thời kỳ “hậu Covid-19”. 

Cùng với các chỉ số phát triển công nghiệp, các hiệp định thương mại đang được thực hiện một cách toàn diện và hiệu quả hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu của tỉnh thâm nhập vào các thị trường đối tác với mức thuế ưu đãi. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu vẫn duy trì mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sắt thép các loại, hạt điều, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sản phẩm gỗ và sản phẩm từ gỗ nguyên liệu khác, giày dép các loại, dệt may…

Năm 2021, hàng nội thất của Bình Dương xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường truyền thống: Mỹ chiếm 34,6%; Hàn Quốc 11,2%; EU 9,7%; Nhật Bản 8,8%; Đài Loan 7,5% ... Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 31,5 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ (tăng 8,5%) năm 2020. Những kết quả này khuyến khích, tạo động lực phát triển trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Theo phân tích của giới chuyên môn, Bình Dương phục hồi tốt sau đỉnh đại dịch nhờ sự di chuyển nhanh và thích ứng linh hoạt trong việc thực hiện “mục tiêu kép”. Kỳ vọng tăng trưởng cao.

Trong giai đoạn mới, ngành công thương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt, chính quyền ưu tiên phát triển công nghiệp theo chiều sâu, thu hút các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, ít thâm dụng lao động, hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch; phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ, phục vụ nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Nắm bắt xu hướng sản xuất kinh doanh năm 2022 tại các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tất cả đều vì mục tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2022 tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trước những khó khăn đặt ra, với những giải pháp linh hoạt của tỉnh, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, ngành công nghiệp đã tăng trưởng trở lại. Xuất nhập khẩu cũng đạt mức tăng cao tương ứng, các ngành dịch vụ dần ổn định ... Doanh nghiệp nỗ lực bù đắp các đơn hàng bị gián đoạn, đồng thời linh hoạt ứng phó, tháo gỡ khó khăn để bắt kịp đà phát triển. 

Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương cộng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tỉnh đã kiềm chế tốt đại dịch, đồng thời thực hiện các giải pháp tăng trưởng kinh tế. IIP của tỉnh trong tháng được ước tính tăng 6,5% và 10,9% so với tháng trước và cùng kỳ năm trước
Với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương cộng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, tỉnh đã kiềm chế tốt đại dịch, đồng thời thực hiện các giải pháp tăng trưởng kinh tế. IIP của tỉnh trong tháng được ước tính tăng 6,5% và 10,9% so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. 

Trong đó, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,6% và 11,4%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,1% và 13,7% ... Như vậy, chỉ số IIP của tỉnh trong năm tháng qua ước tính tăng 8,04%.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,2%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 14,75%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Sở Công Thương, kết quả trên cho thấy đà phục hồi của sản xuất công nghiệp địa phương từ cuối năm 2020 nhờ các giải pháp hữu hiệu chống đại dịch cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, kích cầu trong nước, mở cửa thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lâu năm đã sớm xây dựng hệ thống bán hàng trực tuyến, giúp chủ động thị trường, giao dịch qua các sàn thương mại điện tử ... Một số khác đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tập trung vào thị trường nội địa đồng thời đẩy nhanh sản xuất nhằm tăng doanh thu, góp phần to lớn hạn chế sự suy giảm của ngành sản xuất công nghiệp địa phương do ảnh hưởng của đại dịch.

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh, triển khai các biện pháp phòng chống đại dịch để bảo vệ các khu, cụm công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu nhằm duy trì đà tăng trưởng của sản xuất công nghiệp địa phương những tháng còn lại của năm 2021.

Hoàng Thu