Bình dương: 25 năm xây dựng và phát triển

11:06 24/12/2021

Sau 25 năm phát triển hạ tầng công nghiệp, Bình Dương đã trở thành một vùng công nghiệp lớn tại Việt Nam.

Với 29 khu công nghiệp, tương đương 12734 ha, tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt trên 83,4%, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 155 triệu đồng/người/năm.

Cách thức quy hoạch này tạo ra sự bình đẳng trong việc thụ hưởng hạ tầng xã hội, thụ hưởng hệ thống y tế giáo dục cho mọi tầng lớp trong xã hội. Tổng hòa lại đã biến mô hình phát triển của Bình Dương trở thành một mô hình kiểu mẫu tại Việt Nam và đã được lan tỏa ra nhiều tỉnh thành trong cả nước thông qua các doanh nghiệp đầu tàu của tỉnh như Becamex và VSIP.

Cơ sở hạ tầng của Bình Dương được hoàn thiện với chất lượng cao, các khu công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, đan xen với những khu đô thị cao cấp phục vụ các chuyên gia và những khu nhà ở xã hội phục vụ những người có thu nhập thấp.
Cơ sở hạ tầng của Bình Dương được hoàn thiện với chất lượng cao, các khu công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, đan xen với những khu đô thị cao cấp phục vụ các chuyên gia và những khu nhà ở xã hội phục vụ những người có thu nhập thấp.. (Ảnh: Bộ Xây Dựng)

Những khu công nghiệp do Bình Dương đầu tư luôn đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực xung quanh. Khác với mô hình kinh doanh bất động sản nhà ở, chỉ tập trung ở những thành phố lớn.

Những khu công nghiệp do các doanh nghiệp Bình Dương là chủ đầu tư luôn xuất hiện ở những huyện thị khó khăn nhất ở các tỉnh thành, từ Nghệ An gió lào cát trắng đến huyện miền núi Vân Canh, Bình Định. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp Bình Dương góp phần tham gia tái cấu trúc lại các khu dân cư nông thôn theo hướng quy hoạch hiện đại, việc xây dựng các khu đô thị cao cấp cho các chuyên gia, khu nhà ở xã hội, hệ thống đường giao thông, cũng như thu hút các nhà đầu tư về đã tạo ra sự thay đổi toàn diện và mang lại cuộc sống thịnh vượng hơn cho người dân cho ở những vùng đất khó khăn nơi mà những khu công nghiệp của Bình Dương hiện diện. Sự lan tỏa đó đã và đang tiếp tục diễn ra, có nhiều tỉnh thành vẫn liên hệ và mong muốn được những doanh nghiệp đầu tàu của Bình Dương đầu tư, qua đó học hỏi và nhân bản mô hình thành công của Bình Dương tại Việt Nam.

Đằng sau những thành quả phát triển kinh tế nhanh chóng, luôn tiềm ẩn những thách thức không hề nhỏ, những thách thức đó cần phải được nhận ra sớm và đưa ra những giải pháp kịp thời trong ngắn hạn và dài hạn
Đằng sau những thành quả phát triển kinh tế nhanh chóng, luôn tiềm ẩn những thách thức không hề nhỏ, những thách thức đó cần phải được nhận ra sớm và đưa ra những giải pháp kịp thời trong ngắn hạn và dài hạn.

Từ một tỉnh có thu nhập thấp, sau hơn 20 năm, GDP bình quân đầu người của Bình Dương đã ở mức thu nhập trung bình cao, gấp 2,5 lần trung bình cả nước và tương đương với Thái Lan. Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ gặp phải bẫy thu nhập trung bình của Bình Dương sẽ sớm hơn các địa phương khác ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), thời gian trung bình để một quốc gia, một địa phương có thể phát triển từ thu nhập trung bình đến thu nhập cao sẽ mất khoảng 30 năm. Nếu lấy Thái Lan là một mức so sánh tương đối với Bình Dương (Thái Lan trở thành nước có thu nhập trung bình vào năm 1988) thì giai đoạn 2020-2030 là một giai đoạn quan trọng, quyết định việc Bình Dương có thể vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành một vùng đất thịnh vượng có thu nhập cao hay không.

Chi phí nhân công ngày càng tăng theo xu thế của xã hội, nhưng trình độ và kỹ năng của người lao động không được nâng cao và bổ túc theo thời gian, điều đó dẫn đến năng suất lao động không tăng, làm biên lợi nhuận của nhà đầu tư hiện hữu cũng như nhà đầu tư trong tương lai sẽ giảm, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ chân cũng như thu hút các nhà đầu tư.

Hiện nay nền tảng sản xuất tại Bình Dương chủ yếu thu hút các nhà sản xuất gia công lắp ráp, tập trung chính vào những ngành thâm dụng lao động cao, chưa có những ngành thâm dụng công nghệ và khoa học, đây là vấn đề cần sớm được giải quyết, vì áp dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật là con đường duy nhất giúp Bình Dương cải tiến và tăng năng suất lao động, bù lại sự gia tăng về chi phí nhân công cho nhà đầu tư.

Để làm được điều đó, cần nhanh chóng phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, để thu hút các nhà đầu tư những ngành có hàm lượng khoa học cao, thâm dụng công nghệ, thu hút những nhà khởi nghiệp thay vì thu hút những ngành thâm dụng lao động,… để từ đó tạo ra những phương thức, phương tiện sản xuất mới tại Bình Dương, quay lại nâng cấp các khu công nghiệp hiện hữu và định vị các khu công nghiệp mới lên một phân khúc cao hơn, qua đó góp phần tăng năng suất l

Thương mại dịch vụ hậu cần tốt sẽ góp phần củng cố chuỗi cung ứng địa phương, qua đó giảm giá thành nguyên vật liệu, giá thành cho các dịch vụ hậu cần cho nhà đầu tư, cho nên việc phát triển thương mại dịch vụ cũng là một yếu tố quan trọng giúp Bình Dương vượt qua bẫy thu nhập trung bình
Thương mại dịch vụ hậu cần tốt sẽ góp phần củng cố chuỗi cung ứng địa phương, qua đó giảm giá thành nguyên vật liệu, giá thành cho các dịch vụ hậu cần cho nhà đầu tư, cho nên việc phát triển thương mại dịch vụ cũng là một yếu tố quan trọng giúp Bình Dương vượt qua bẫy thu nhập trung bình. (Ảnh: Báo Pháp Luật TP. HCM)

Đang có một sự phát triển thiếu cân bằng trong cơ cấu kinh tế của Bình Dương. Khi công nghiệp vẫn chiếm 66.8%, trong khi thương mại dịch vụ vẫn chỉ chiếm 22.4%. Để có thể thu hẹp khoảng cách giữa công nghiệp và thương mại dịch vụ ở Bình Dương đòi hỏi một chiến lược đầu tư bài bản trên quy mô lớn, trong một khoảng thời gian đủ dài mới có thể tạo ra sức bật cho thương mại và dịch vụ. Nếu tiếp tục lấy Thái Lan như một phép so sánh, thì có một khoảng cách khá xa giữa thương mại dịch vụ, du lịch của Bình Dương so với Thái Lan, vậy để có thể vượt lên thành vùng đất có thu nhập cao và thịnh vượng cùng thời điểm với Thái Lan, bài toán thúc đẩy thương  mại dịch vụ đuổi kịp công nghiệp là một thách thức rất lớn với Bình Dương, nhưng đây cũng là điểm mấu chốt quan trọng, vì để có một nền kinh tế khỏe mạnh và bền vững, thì việc phát triển công nghiệp phải song hành với phát triển thương mại và dịch vụ, hai thành phần này trong phát triển kinh tế có tính tương hỗ, bổ trợ cho nhau.

Một thách thức khác đối với Bình Dương, do quá trình phát triển công nghiệp nóng, mặc dù hạ tầng giao thông đã được đầu tư bài bản và chất lượng qua nhiều năm, nhưng hiện nay giao thông đường bộ ở Bình Dương đã có dấu hiệu quá tải, đặc biết là các tuyến đường giao thông kết nối vùng, kết nối với cảng biển, cảng hàng không quốc tế. Sự tắc nghẽn của giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến việc giữ chân các nhà đầu tư cũ, cũng như thu hút các nhà đầu tư mới, đồng thời gián tiếp triệt tiêu lợi thế cạnh tranh về vị trí địa lý của tỉnh, đây là thách thức cấp bách cần phải được giải quyết trong tương lai gần, cần cải tạo các tuyến đường huyết mạch, cũng như phát triển các loại hình giao thông mới như đường thủy, đường sắt để giảm tải cho hệ thống.

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công của mọi chiến lược. Để vượt qua những thách thức đã nêu ở trên, Bình Dương cần có một chiến lược tổng thể để phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số này. Song song với việc xây dựng hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, tập trung vào những ngành khoa học chủ điểm, thì cần phải có những chính sách đãi ngộ nhân tài tương xứng, đưa những người có năng lực kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực, qua đó trực tiếp thực thi các chiến lược phát triển được đề ra.

Hoàng Thu