Thứ sáu 11/04/2025 17:33
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bất động sản “bất động”, ngành vật liệu xây dựng gặp khó

22/09/2024 19:55
Theo Bộ Xây dựng, năm 2023 cả nước có khoảng 1.200 dự án bất động sản bị vướng mắc thủ tục pháp lý, trong đó TP.HCM vướng 148 dự án, mới được tháo gỡ 44 dự án. Nguồn cung bất động sản ra thị trường nhỏ giọt kéo theo hàng loạt ngành công nghiệp phụ trợ như vật liệu xây dựng, xây dựng gặp khó khăn.

Ngành vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, trong 10 năm gần đây, tổng năng lực sản xuất các loại VLXD chủ lực của Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng, 830 triệu m2 gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 330 triệu m2 kính xây dựng, 20 tỷ viên gạch đất sét nung, 12 tỷ viên gạch không nung (quy tiêu chuẩn).

Theo ông Nguyễn Văn Sinh - Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện nhu cầu sử dụng VLXD trong xây dựng ở nước ta vẫn còn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn còn thấp, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 43%, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn chưa phát triển hoàn thiện, trong khi mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa quốc gia đến năm 2050 là 70 - 75% và diện tích sàn xây dựng hàng năm cần tăng tối thiểu hơn 20 triệu m2.

“3 năm trở lại đây, ngành VLXD nước ta đang gặp nhiều khó khăn, sản lượng tiêu thụ và doanh thu giảm sút, dẫn đến nguy cơ tác động đến nền kinh tế và sự nghiệp xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, ông Sinh cho biết.

Bất động sản “bất động” ngành vật liệu xây dựng thoi thóp
Xi măng là một trong những mặt hàng bị sụt giảm sản lượng nghiêm trọng do thiếu các dự án lớn.

Hiện, ngành Xi măng có 92 dây chuyền, với tổng công suất 122,34 triệu tấn/năm, trong đó có 4 dây chuyền tổng công suất 11,4 triệu tấn xi măng/năm đã đầu tư xong nhưng chưa vận hành, do không tiêu thụ được sản phẩm.

Từ năm 2023 đến nay, sản xuất clinker và xi măng sụt giảm nghiêm trọng. Tổng sản lượng sản xuất cả năm 2023 chỉ đạt 92,9 triệu tấn, các dây chuyền hoạt động trung bình toàn ngành chỉ đạt 75% tổng công suất thiết kế.

Trong năm 2023, có 42 dây chuyền phải dừng hoạt động sản xuất khoảng 1- 6 tháng, trong đó một số dây chuyền phải dừng cả năm. 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng sản xuất clinker và xi măng toàn quốc đạt khoảng 44 triệu tấn xi măng, tương đường cùng kỳ năm 2023. Các nhà máy dự kiến đạt 70 -75% tổng công suất thiết kế, tồn kho lũy kế khoảng 5 triệu tấn.

Bất động sản “bất động” ngành vật liệu xây dựng thoi thóp
Doanh nghiệp sản xuất thiết bị vệ sinh cao cấp cũng gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nước ta có 26 doanh nghiệp sứ vệ sinh với 65 dây chuyền sản xuất, tổng công suất 26 triệu tấn sản phẩm/năm; tổng mức đầu tư xây dựng các nhà máy sứ ước theo giá trị hiện hành khoảng 25.000 tỷ đồng. Sản lượng sứ vệ sinh tăng, giai đoạn trước năm 2019 tiêu thụ khá tốt; nhưng từ năm 2020 đến nay tiêu thụ sản phẩm này giảm mạnh.

Tổng mức đầu tư xây dựng các nhà máy kính ước 50.000 tỷ đồng, tổng năng lực sản xuất toàn ngành kính đạt 5.900 tấn/ngày, tương đương 331 triệu m2 quy tiêu chuẩn/năm. Từ năm 2023 đến nay, có 3 dây chuyền phải dừng sản xuất trên 6 tháng, 1 dự án dừng chưa triển khai xây dựng; tiêu thụ sản phẩm kính giảm mạnh từ năm 2022; năm 2023 giảm 33% so với năm 2020.

Doanh nghiệp nhỏ thoi thóp

Ông Lê Nam Hải – Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Miền Nam cho biết: Hội Vật liệu Xây dựng Miền Nam là sân chơi cho các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng khu vực phía Nam, Hội có khoảng 3.000 hội viên, nhưng sau một thời gian dài kinh tế suy thoái, đại dịch covid, thị trường bất động sản nằm im không ra các dự án mới, những doanh nghiệp nhỏ mới thực sự thấm đòn. Theo thống kê, hiện nay có hơn 1.000 doanh nghiệp đã đóng cửa, không hoạt động, sản xuất cầm chừng. Bản thân những người trong Ban chấp hành Hội đang cùng các doanh nghiệp đi xúc tiến đầu tư tại các tỉnh tìm đầu ra cho sản phẩm, cũng như liên kết để cam kết làm ra sản phẩm chất lượng, ổn định và không phá giá, giảm chất lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng.

Đại diện Công ty CP Xây dựng dịch vu thương mại Quy Đồng – một công ty có gần 20 năm làm đại lý xi măng cho các công ty xi măng cho biết: Kể từ sau 2019 đến nay sản lượng xi măng cung cấp ra thị trường của công ty ngày càng sụt giảm. Giờ chỉ còn 30.000 tấn/tháng, giảm 50% so với trước. Vừa khó khăn về thị trường tiêu thụ, chúng tôi phải đối mặt với công nợ ngày càng lớn.

Còn ông Lê Văn Tân- TGĐ Công ty Thiết bị vệ sinh Tân Phương chia sẻ: Sau 2 năm đại dịch covid cộng với ngành bất động sản không có nhiều dự án mới xây dựng nên công ty chúng tôi đã đóng cửa 5 showroom, nhà máy cũng không sản xuất nữa vì hàng tồn kho lớn, càng sản xuất ra càng lỗ.

Ông Lê Viết Hải – Chủ tịch Hội Vật Liệu Xây dựng TP.HCM cũng nhận định tình hình chung với không khí ảm đạm, ngoài ngành xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề thì ngành vật liệu xây dựng cũng bị thiệt hại về doanh số, doanh thu, sản lượng làm ra tiêu thụ không được ước tính đến 30%. Với những doanh nghiệp xuất khẩu thì đỡ hơn.

Doanh nghiệp lớn liêu siêu

Ông Đào Nguyên Khánh – Trưởng bộ phận Phát triển bền vững và Truyền thông doanh nghiệp, Công ty Xi măng INSEE cho biết: Có thể nói trong 5 năm trở lại đây, ngành xi măng nói riêng và vật liệu xây dựng nói chung luôn gặp những thách thức rất lớn, từ đại dịch COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên nhiên liệu (cụ thể là giá than) tăng phi mã, cho đến việc thị trường BĐS đóng băng như hiện nay. Riêng ngành xi măng, nhu cầu nội địa trong nước đã giảm khoảng hơn 40% vào năm 2023, chưa thấy có dấu hiệu phục hồi vào năm 2024 và chúng tôi cũng chịu ảnh hưởng rất lớn theo xu hướng chung của ngành.

Khủng hoảng này đã buộc Xi măng INSEE phải xem xét lại chi phí và nguồn lực của mình một cách toàn diện bằng cách đưa ra nhiều quyết định khó khăn nhưng cần thiết trong năm 2023, bao gồm cả việc tạm dừng một trạm nghiền, sắp xếp lại tổ chức, hoãn các đầu tư không cần thiết, tái đàm phán với các nhà cung cấp, quản trị chặt chẽ chi phí khắp các bộ phận, giảm mạnh các tồn kho nguyên vật liệu… Mặt khác, công ty phát động tăng cường triển khai các sáng kiến nhằm tiết giảm chi phí, thúc đẩy mạnh mẽ tỷ lệ nhiệt thay thế (TSR) nhằm giảm chi phí tiêu thụ nhiệt. Chính nhờ các hành động quyết liệt sớm mà bước sang năm 2024, xi măng INSEE đã cải thiện đáng kể cơ cấu chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động của mình, mặc dù tình hình của ngành xi măng vẫn tồn tại rất nhiều thách thức.

Đề xuất giải pháp tháo gỡ

Ông Lê Viết Hải đề xuất, Chính phủ nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu, tháo gỡ khó khăn về pháp lý với các dự án bất động sản, cho công nhân có việc làm, sản phẩm vật liệu được tiêu thụ. Các doanh nghiệp nên mua bán sát nhập để doanh nghiệp nhỏ dựa vào tài chính công nghệ kỹ thuật của doanh nghiệp lớn, tồn tại qua giai đoạn khó khăn này

Bất động sản “bất động” ngành vật liệu xây dựng thoi thóp
Ông Eamon Ginley – Tổng Giám đốc Công ty Xi măng INSEE đề xuất kiến nghị các giải pháp với Thủ tướng Chính phủ.

Ông Eamon Ginley – Tổng Giám đốc Công ty Xi măng INSEE đã có ý kiến đề xuất tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ vật liệu xây dựng do Thủ tướng Phạm Minh chủ trì cùng các bộ ngành vào tháng 6 năm 2024.

Theo ông Eamon Ginley, các dự án cơ sở hạ tầng nên tạo điều kiện cho các loại xi măng có hệ số clinker thấp được sử dụng, tất nhiên phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng. Các dự án của Chính phủ không nên chỉ giới hạn ưu tiên sử dụng xi măng OPC, khi mà xi măng hỗn hợp PCB tốt hơn cho môi trường, thường có đặc tính bền sunfat tốt hơn và có khả năng tương đương (hoặc thậm chí vượt trội) so với OPC trong hầu hết các ứng dụng; Hỗ trợ tạo lập thị trường cho hoạt động đồng xử lý trong lò nung xi măng. Chính Phủ xem xét hoạt động đồng xử lý sẽ được công nhận là một trong những giải pháp đáp ứng cho EPR (Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) đối với các loại nhựa có giá trị thấp. Lý do đề xuất giải pháp này là vì hiện nay đồng xử lý đã có sẵn ở Việt Nam và ít nhất đây là giải pháp tối ưu tạm thời để tái chế các vật liệu nhựa giá trị thấp, tạo ra một vòng đời mới cho sản phẩm. Điều này sẽ góp phần tạo ra một thị trường chất thải khả thi để các lò nung xi măng tham gia và cho phép một lượng lớn chất thải được đồng xử lý một cách có trách nhiệm.

Tin bài khác
Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sách Trắng 2025: EuroCham chỉ ra "trận chiến phải thắng" để Việt Nam bứt phá thành quốc gia thu nhập cao

Sáng ngày 11/4 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã chính thức công bố Sách Trắng 2025 – tài liệu định hướng các “trận chiến phải thắng” nhằm giúp Việt Nam tạo ra bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Kết hợp nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát 2025

Kết hợp nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát 2025

Trưởng ban Thống kê Dịch vụ và Giá, bà Nguyễn Thu Oanh cho rằng, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4,5–5% là phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh trong năm 2025.
Ứng phó chính sách thuế quan của Mỹ: Bàn giải pháp từ hàng hóa xuất nhập khẩu

Ứng phó chính sách thuế quan của Mỹ: Bàn giải pháp từ hàng hóa xuất nhập khẩu

Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã phân tích toàn diện những ảnh hưởng từ chính sách thuế quan mới, đặc biệt đến sản xuất, xuất khẩu, việc làm, tài chính, tiền tệ, giá cả thị trường và các mục tiêu tăng trưởng.
Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán, thị trường chứng khoán bật tăng

Việt Nam và Mỹ khởi động đàm phán, thị trường chứng khoán bật tăng

Việt Nam và Mỹ đã chính thức khởi động đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump hoãn thuế 90 ngày, giúp chỉ số VN-Index bật tăng mạnh nhất trong vòng 2 thập kỷ.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới tăng trưởng kinh tế hai con số

Ngày 10/4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 34/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng tốc phát triển ngành du lịch nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.
Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ hướng tới thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam khởi động đàm phán với Mỹ để đi đến một thỏa thuận thương mại đối ứng, trong đó sẽ bao gồm các nội dung cụ thể về thuế và các yếu tố kỹ thuật liên quan.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với các nước, tăng thuế lên 125% với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm thời hoãn áp thuế nhập khẩu cao đối với hầu hết các nước đối tác thương mại của Mỹ trong 90 ngày nhưng ngoại trừ Trung Quốc, vẫn giữ mức tăng thuế đối ứng lên 125%.
Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Marvell phối hợp cùng NIC phát triển hệ sinh thái bán dẫn

Ngày 9/4/2025, tại trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc đã có buổi tiếp ông Noam Mizrahi – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Marvell (Hoa Kỳ).
Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính sắp xếp tài sản công sau sáp nhập, tinh gọn bộ máy

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng nhận định, việc xử lý tài sản công sau sáp nhập là nhiệm vụ khó, chưa có tiền lệ và đòi hỏi độ chính xác cao về số liệu. Ông nhấn mạnh vai trò chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai.
Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Tăng cường lãnh đạo Đảng bộ Bộ Xây dựng và đột phá trong phát triển công nghệ

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Xây dựng diễn ra ngày 9/4 nhấn mạnh vai trò của công nghệ, cải cách bộ máy, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam: "Doanh nghiệp Việt nên chủ động ứng phó trước thuế đối ứng từ Mỹ"

TS. Tô Hoài Nam cho rằng, đây là thời điểm để doanh nghiệp nhìn nhận lại năng lực nội tại và tận dụng những cơ hội mới trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang có nhiều biến động trước thuế đối ứng mới từ Mỹ.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu tăng trưởng cho cả năm đạt từ 4,0 đến 4,2%, với kế hoạch cụ thể cho từng quý còn lại là quý II đạt 4,1%, quý III đạt 4,2% và quý IV đạt 3,9%.
Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Còn sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam

Ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho rằng, hiện còn quá sớm để ước tính cụ thể tác động từ việc Mỹ áp thuế đối ứng với Việt Nam.
Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Ứng phó với thuế quan của Mỹ: Kiểm soát hàng hóa, giảm thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp

Để ứng phó với thuế quan của Mỹ, Chính phủ giao Bộ Tài chính hoàn thiện phương án giảm thuế nhập khẩu, tạo dư địa linh hoạt hơn cho doanh nghiệp trong bối cảnh chi phí đầu vào gia tăng.
FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

FTA Index 2024 – “Bước tiến” chiến lược trong quản trị hội nhập quốc tế của Việt Nam

Chiều 8/4/2025 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index năm 2024.