Ngược dòng thời gian, điểm lại đôi nét sự kiện lịch sử để thấy chủ quyền quốc gia Việt Nam thiêng liêng thế nào? Hào hùng, oanh liệt ra sao? Gần hai nghìn năm trước, khi kéo khoảng 20.000 quân nhà Hán sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã tịch thu trống đồng của người Việt để đúc thành cột đồng rồi khắc lên đấy câu: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” - Ý nói, cột đồng mà đổ thì Giao Chỉ “người Việt cổ” sẽ bị diệt vong.
Thời kỳ đô hộ kéo dài hàng nghìn năm Bắc thuộc tưởng chừng đã xóa tên nước Việt khỏi bản đồ thế giới. Thế nhưng, với khát vọng “không có gì quý hơn độc lập tự do”, với mục tiêu “chủ quyền quốc gia là tối thượng”, người Việt và nước Việt đã anh dũng đứng lên không tiếc sương máu, không sợ hy sinh chiến đấu bảo vệ tổ quốc để có được toàn vẹn lãnh thổ. Bấy giờ, hàng trăm bộ tộc Việt ở phía Nam sông Dương Tử đều bị thế lực phương Bắc đồng hóa, duy chỉ còn hai bộ tộc gồm: “Âu Việt và Lạc Việt” lập nên nước Âu Lạc tức Việt Nam ngày nay còn tồn tại.
Lòng yêu nước và tinh thần bất khuất vì dân tộc đã chảy trong máu của người Việt từ thủa khai sơn, lập quốc. Chẳng thế mà khi vua Minh là Sùng Trinh ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”, ý nói: cột đồng đến giờ rêu vẫn mọc xanh, thì ngay lập tức Thám hoa Giang Văn Minh, dẫn đầu phái bộ sứ thần nước Việt đáp trả: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng", tức sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn loang đỏ.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, người Việt và nước Việt đã viết lên trang sử chói lọi ngay giữa những đêm trường đen tối nhất. Tiêu biểu các thời kỳ: (Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung)…Rồi ngày nay là thời đại Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.
Lịch sử đã ghi nhận, thế giới cũng biết, dưới sự chỉ huy của nhà Trần kết tinh hào khí Đông A, người Việt và nước Việt đã ba lần đánh bại quân Nguyên Mông - lực lượng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ mà không một quốc gia nào có thể làm được. Đến thời đại Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta, có lẽ trên thế giới cũng không có một quốc gia nào giống Việt Nam khi cùng lúc phải cầm súng chiến đấu với nhiều kẻ thù mạnh nhất thế giới, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn được giành độc lập và thống nhất đất nước.
Tại Hà Nội, từ ngày ngày 3-9/10/2022, Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XIII đã giành nhiều thời gian để nghiên cứu, thảo luận, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành và tổ chức thực hiện thật tốt: “Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Tại diễn văn bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khóa XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện Quy hoạch tổng thể quốc gia cho từng thời kỳ phải dựa trên nguyên tắc, nhiều nội dung vô cùng quan trọng đã được đề cập, tiêu biểu như: Không gian phát triển quốc gia phải được tổ chức một cách hiệu quả, thống nhất trên phạm vi cả nước…..Phát triển có trọng tâm, trọng điểm….Sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên….vv…Đặc biệt, trong đó có nội dung …gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ….cũng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 (khóa XIII) lần này khiến quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế hiểu rằng: Nội dung “Quy hoạch tổng thể quốc gia” không chỉ mang ý nghĩa phát triển kinh tế mà còn bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử “hồn thiêng” hàng năm của dân tộc…
Bài 2: Nên thu hồi dự án “treo” để tránh cản trở Quy hoạch tổng thế quốc gia?
Nguyễn Xuân Hoàng