Áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn: Chuyên gia hiến kế kiềm chế
- 28
- Vấn đề
- 16:15 02/12/2021
DNHN - Chuyên gia Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - đưa ra nhiều giải pháp giúp giảm tải áp lực lạm phát cho nền kinh tế Việt Nam năm 2022.
Sau hơn 1 tháng nền kinh tế trở lại trạng thái bình thường mới, dấu hiệu của lạm phát đã rõ ràng. Dưới tác động của đại dịch COVID-19, hàng loạt hàng hóa như thực phẩm, xăng dầu hay vàng bạc đã leo lên mức giá cao với những con số kỷ lục.
Việc giá hàng hóa tăng cao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân và khả năng cạnh tranh xuất khẩu mà còn đẩy nền kinh tế đứng trước áp lực lạm phát.
VTC News đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê về dự báo áp lực lạm phát có thể rất lớn trong năm 2022.

Áp lực lạm phát kinh tế trong năm 2022 là rất lớn. (Ảnh minh họa).
- Gần đây, nhiều chuyên gia cảnh báo về áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2022. Ý kiến của ông thế nào?
Nước ta có nền kinh tế hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới; sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giá cả trong nước chịu tác động rất mạnh từ tổng cầu của kinh tế thế giới, từ biến động giá nguyên, nhiên vật liệu và tỷ giá hối đoái.
Năm 2021 và 2022, kinh tế thế giới được dự báo có sự phục hồi mạnh, khiến nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng cao đột biến, trong khi nguồn cung chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến giá các mặt hàng gia tăng.
Sản xuất của nền kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu chiếm tới 37%, tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo - ngành có vai trò là động lực tăng trưởng chủ yếu của nền kinh tế - chiếm 50,98%. Điều này cho thấy nền kinh tế nước ta nói chung và đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo phụ thuộc quá nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Vì thế, biến động giá nguyên vật liệu thế giới tác động rất mạnh tới giá thành sản phẩm sản xuất trong nước và lạm phát của kinh tế Việt Nam.
Trong 10 tháng đầu năm 2021, so với cùng kỳ năm 2020, chỉ số giá nhập khẩu các nhóm nguyên, nhiên vật liệu của nền kinh tế Việt Nam đều tăng cao. Cụ thể: chỉ số giá nhập khẩu nhóm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng 20,99%; nhóm rau quả tăng 9,69%; nhóm chất dẻo tăng 19,17%; nhóm xơ sợi dệt các loại tăng 15,88%...
Điều này sẽ kéo theo giá các loại chi phí đầu vào sản xuất trong nước cũng tăng, làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước. Kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
- Nhiều doanh nghiệp trong nước do gặp khó khăn trong sản xuất cũng như lưu thông khiến giá cả hàng hóa tăng cao, điều này sẽ tạo áp lực lên lạm phát trong năm 2022 ra sao?
Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã gây ra đứt gãy chuỗi sản xuất và lưu thông. Hoạt động sản xuất gặp khó khăn, phát sinh thêm nhiều khoản chi phí để doanh nghiệp duy trì sản xuất, thực hiện hợp đồng cung cấp sản phẩm đã ký với các đối tác cũng như cung cấp hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Một số doanh nghiệp đã áp dụng phương thức 3 tại chỗ nhưng hoạt động sản xuất không kéo dài được lâu, đồng thời đội chi phí sản xuất tương đương chi phí tiền lương hàng tháng của người lao động.
Nếu dịch bệnh không kiểm soát tốt để sản xuất trở lại bình thường thì nguồn cung của nền kinh tế bị thiếu hụt trầm trọng, đẩy giá cả tăng cao, tạo áp lực rất lớn lên lạm phát năm 2022.
Bên cạnh đó, tôi cho rằng thiếu hụt lao động do ảnh hưởng của đại dịch cũng là một trong những áp lực lớn đối với nền kinh tế trong nước. Để có lao động làm việc, doanh nghiệp sẽ phải trả lương cao hơn, tăng chi phí đào tạo và tuyển dụng lao động. Và kết quả cuối cùng là làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh. Đây cũng là yếu tố gây áp lực lên lạm phát của nền kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế.
Ông Nguyễn Bích Lâm - Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
- Theo ông, Chính phủ cần lưu ý gì khi đưa ra chỉ tiêu lạm phát đối với năm 2022?
Sau khi khống chế từng phần đại dịch, Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều giải pháp kinh tế mạnh, quy mô lớn, nhằm vực dậy nền kinh tế, chấp nhận đánh đổi lạm phát tăng cao để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm.
Kinh tế nước ta có độ mở lớn, chịu nhiều tác động từ các yếu tố kinh tế, tài chính bên ngoài. 2022 là năm thứ hai cả nước thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh năm đầu tiên chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch và quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7%. Cần lưu ý năm 2022 nền kinh tế nước ta chịu áp lực lạm phát rất lớn, từ đó đặt chỉ tiêu lạm phát năm phù hợp trong nhiệm vụ ưu tiên phục hồi nhanh “sức khoẻ”, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
- Ông đề xuất giải pháp gì để Việt Nam đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm tới?
Với mục tiêu lạm phát 4% năm 2022, Chính phủ cần có giải pháp linh hoạt, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế xã hội trong nước, ưu tiên phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng sau khi khống chế, kiểm soát thành công làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ tư.
Theo tôi trước tiên, các Bộ ngành và địa phương cần triển khai tiêm vaccine cho lực lượng lao động khu vực doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể để hai khu vực sản xuất quan trọng này sớm quay lại sản xuất kinh doanh, cung cấp hàngóaoá cho nền kinh tế.
Đồng thời đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine cho toàn dân để đạt được tỷ lệ tiêm chủng miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất, tạo cơ sở quan trọng đưa nền kinh tế trở lại hoạt động trong điều kiện bình thường mới.
Cùng với đó, Chính phủ cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính; bãi bỏ các khoản chi phí không hợp lý để cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.
Kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khoá và tiền tệ, chú trọng đến chính sách tài khoá hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể vượt qua khó khăn, sớm trở lại sản xuất kinh doanh. Sử dụng chính sách tiền tệ đúng liều lượng, hợp lý, không nên quá chú trọng vào chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng vì hỗ trợ tín dụng và hạ lãi suất cho doanh nghiệp dễ dẫn tới rủi ro cho hệ thống ngân hàng và gia tăng lạm phát.
Tiếp theo là cần tối ưu hóa, minh bạch và đơn giản hoá quy trình thương mại; tạo dựng hạ tầng giao thông và quản trị hiệu quả hơn; khuyến khích và đẩy mạnh chia sẻ thông tin; thúc đẩy cạnh tranh trong nước đối với lĩnh vực logistics, thương mại bán buôn và bán lẻ để giảm chi phí thương mại trong nước và quốc tế, giữ thị phần của hàng hoá Việt trên thị trường thế giới.
Chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn, cần có chính sách và giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất, nhập khẩu kịp thời nguyên vật liệu; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm nếu phát hiện có hành vi đầu cơ, tích trữ, thao túng giá.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần theo dõi chặt diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến lạm phát trong nước. Thực hiện hiệu quả và linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá của Nhà nước như xăng dầu, dịch vụ y tế, giáo dục. Nghiên cứu thời điểm, mức độ điều chỉnh giá xăng dầu, dịch vụ do Nhà nước quản lý để tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí.
Thành Lâm/Vtc.vn
Bài liên quan
#lạm phát

Tỷ lệ lạm phát Indonesia tăng lên mức cao nhất trong 5 năm
Giá tiêu dùng đang tăng mạnh tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nơi vốn đang chịu tác động của việc giá dầu tăng cao và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu do Nga xung đột Ukraine.

Người tiêu dùng Mỹ lo lắng về tình hình kinh tế do lạm phát tăng cao
Ngoài lạm phát, các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết càng làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế và tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ.

Giá thực phẩm và năng lượng tăng cao kéo theo đà tăng của lạm phát
Lạm phát giá tiêu dùng trong tháng 3 dự kiến sẽ tăng cao nhất kể từ tháng 12 năm 1981, do chi phí thực phẩm cao hơn, giá thuê nhà tăng và giá năng lượng tăng.

Lạm phát quý II của New Zealand tăng nhanh hơn dự kiến
Đồng đô la New Zealand tăng nhẹ sau khi dữ liệu cho thấy, lạm phát còn nóng hơn dự kiến của nhiều người. Con số được thống kê thậm chí còn cao hơn dự báo của các nhà kinh tế trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Thị trường châu Á chao đảo khi các nhà đầu tư lo ngại về lạm phát
Điểm trung bình chứng khoán Nikkei của Nhật Bản giảm 2,5% vào buổi sáng, trong khi Kospi của Hàn Quốc đã giảm 1,5% vào lúc 12 giờ đêm, Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông có thời điểm giảm hơn 3%.

Chứng khoán châu Á giảm sau bình luận của người đứng đầu Fed về lạm phát
Chứng khoán châu Á giảm hôm thứ Sáu ngày 22 tháng 4, theo dõi sự thua lỗ trên Phố Wall sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell chỉ ra rằng việc tăng lãi suất phải nhanh hơn để chống lại lạm phát.
Đọc thêm Vấn đề
Thanh Hóa chỉ đạo khắc phục tình trạng dự án “treo”
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Công văn số 4358/VPCP-CN ngày 13/7/2022 của Văn phòng Chính phủ về việc khắc phục tình trạng quy hoạch “treo” và dự án “treo”, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản số yêu cầu các đơn vị có liên quan khắc phục tình trạng trên.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình cho ý kiến những nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh
Chiều 11/8, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về phát triển KT-XH của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn
Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình vừa có buổi làm việc với BTV Huyện ủy Lương Sơn về tình hình chính trị, phát triển KT-XH 8 tháng đầu năm và công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện. Tham gia buổi làm việc có lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh.
Ứng phó với lạm phát
Cả thế giới quay cuồng trong cơn bão lạm phát cùng với đó là tiếng chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái đang ngày một hiện hữu.
Thủ tướng chỉ đạo xem xét quản lý về thu phí không dừng và vận tải bằng xe buýt
Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xem xét, chỉ đạo đối với các kiến nghị của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều áp lực
Theo Dragon Capital, rủi ro lớn nhất chính là sự kéo dài về tình trạng giá nhiên liệu, hàng hóa thế giới ở mức cao có thể tiêu tốn nguồn lực mà Việt Nam đã tích lũy được trong các năm qua.
Long An: Cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín
Tại Diễn đàn khu công nghiệp (KCN) Việt Nam do Tạp chí Nhà Đầu Tư tổ chức sáng ngày 11/8, ông Nguyễn Thành Thanh, Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Long An cho biết, theo quy định của Nghị định 35, việc cấp chủ trương đầu tư cho KCN mở rộng mất 60 ngày. Ở Long An, việc này mất một ngày, nếu doanh nghiệp đủ uy tín. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này đều mất trên một năm, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Hà Nội tiến hành rà soát, xử lý 700 dự án "treo"
Trên địa bàn Thủ đô có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp làm việc với các ngành chức năng và chỉ đạo đến hết tháng 10/2022 có những phương án xử lý cụ thể của từng dự án để tổng hợp báo cáo HĐND thành phố.
Vĩnh Phúc: Cầu 600 tỷ bắc qua Đầm Vạc - Vĩnh Yên có thể hoạt động dịp Quốc khánh
Sau nhiều tháng "lỡ hẹn", vào dịp quốc khánh 2/9 năm nay người dân Vĩnh Yên có thể bắt đầu di chuyển qua cây cầu Đầm Vạc, trị giá hơn 600 tỷ đồng vay từ quỹ OPEC.
Hết năm 2022, Đắk Lắk dự kiến thu hút khoảng 20 dự án với tổng vốn đầu tư 22.000 tỷ đồng
Ngày 11/8, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án; tổng số vốn đầu tư là 9.985 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm, tỉnh Đắk Lắk sẽ thu hút khoảng 20 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 22.000 tỷ đồng.