Thứ bảy 23/11/2024 06:12
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Am Tiên địa danh lịch sử, linh thiêng bậc nhất xứ Thanh

22/02/2021 10:04
Nằm trên đỉnh Núi Nưa, quần thể Di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên bao gồm "Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên" gắn với lịch sử cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Địa danh lịch sử này như “chốn bồng lai tiên cảnh” nổi tiếng linh thiêng cả nước.

Địa danh lịch sử Am Tiên như “chốn bồng lai tiên cảnh” nổi tiếng linh thiêng

Địa danh lịch sử Am Tiên nổi tiếng linh thiêng.

Núi Nưa thuộc thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn là dãy núi cao nhất ở vùng đồng bằng châu thổ phía Nam Thanh Hóa. Do vị trí, địa hình ở thế đặc biệt Núi Nưa được xem là ngọn núi chủ của đồng bằng xứ Thanh, được sử sách ghi chép và là đề tài sáng tác thơ văn của nhiều thi sĩ.

Kẻ Nưa được mệnh danh là vùng văn hóa lâu đời và tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của cư dân Đồng bằng sông Mã - nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa, sinh hoạt cộng đồng và lễ hội truyền thống. Bên cạnh đó là sự phong phú, đa dạng của các truyền thuyết lịch sử, ca dao, tục ngữ, truyện cổ dân gian, các hình thức diễn xướng và sân khấu cổ truyền,.... Suốt thời kỳ phong kiến, Kẻ Nưa còn là nơi sản sinh ra nhiều bậc anh tài, chính vì vậy nơi này được coi là miền đất thiêng đã hun đúc và ngưng tụ nhiều giá trị tinh hoa văn hóa quê hương.

Năm nay do đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên Ban Quản lý di tích tiến hành thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng chống dịch nhằm đảm bảo an toàn cho du khách
Năm nay do đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên Ban Quản lý di tích tiến hành thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng chống dịch nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.

Núi Nưa- Đền Nưa- Am Tiên là một thắng cảnh nổi tiếng gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248. Hình ảnh Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc đã đi vào tiềm thức của bao lớp người, trở thành biểu trưng của quê hương xứ sở. Bà có câu nói nổi tiếng: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng giữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người".

Sau khi Bà Triệu mất nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Bà tại quần thể di tích Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên thị trấn Nưa. Đền thờ Bà Triệu dân gian còn gọi là Đền Đức Vua Bà.

Hiện nay xung quanh vùng Núi Nưa còn rất nhiều địa điểm, địa danh gắn với truyền thuyết liên quan đến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu như: Gò Đống Thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân), Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân), Bùng Voi Đằm (nơi tắm cho voi của Bà Triệu), Bùng Cổ Ngựa (nơi cho ngựa của Bà Triệu tắm và uống nước).

Theo quan niệm dân gian, người dân và du khách khi đến huyệt đạo, nam đi 7 vòng, nữ đi 9 vòng xung quanh sẽ có được may mắn trong năm.
Theo quan niệm dân gian, người dân và du khách khi đến huyệt đạo, nam đi 7 vòng, nữ đi 9 vòng xung quanh sẽ có được may mắn trong năm.

Đỉnh Núi Nưa, nơi có động Am Tiên là một khu đất rộng và khá bằng phẳng. Tuy ở độ cao 585m so vơi mực nước biển nhưng ở đấy vẫn có mạch nước ngầm chảy ra trong vắt đã tạo thành một cái giếng tự nhiên rất đặc biệt mà dân gian đặt tên là Giếng Tiên. Tương truyền là giếng dành riêng cho Bà Triệu lấy nước rửa mặt mỗi khi xung trận. Phía dưới có một hố nước rộng gọi là Ao Hóp. Tương truyền đây là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho nghĩa quân Bà Triệu. Trên đỉnh Núi Nưa ngoài động Am Tiên còn có bàn cờ Tiên, vườn thuốc Tiên và vườn Đào Tiên. Những nơi này sử sách và truyền thuyết đã nhắc đến như một trung tâm của sự tu tiên đắc đạo. Nơi này còn có ngôi chùa cổ gọi là chùa Am Tiên. Đền Chúa Thượng Ngàn và miếu Tu Nưa thờ vị đạo sĩ thời Trần, Hồ. Ngoài ra nơi đây còn có cả khu vực thờ lộ thiên để thờ thần núi Tản Viên.

Theo dấu tích của nền móng cũ, trong thời gian qua nhân dân địa phương đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để dựng lại chùa Am Tiên, đền Bà Chúa, đền Tu Nưa để thờ phụng. Ở khu vực Am Tiên nhân dân còn phát hiện được nhiều hiện vật có giá trị bằng đá, gạch thời Lê và thời Nguyễn. Những hiện vật này minh chứng về sự tồn tại lâu đời của các loại hình kiến trúc, tín ngưỡng tôn giáo Phật-Đạo-Mẫu trên đỉnh núi Ngàn Nưa này.

Chính vì vậy, khu vực Am Tiên trên đỉnh Núi Nưa không chỉ là căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô mà còn là huyệt đạo linh thiêng nhất xứ Thanh. Tương truyền, Việt Nam có 3 huyệt đạo thiêng. Ngoài huyệt đạo ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội) và huyệt đạo ở núi Bà Đen (Tây Ninh) thì nơi đây chính là huyệt đạo thiêng thứ 3 của đất nước. Huyệt đạo ở Am Tiên được xem là nơi năng lượng vũ trụ của Trời và Đất giao hòa, cũng là một trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước Việt Nam.

Nơi đây mây mù bao phủ, nhất là vào sáng sớm. Người dân và du khách lên đây được đi trong làn sương mù huyền ảo.

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch là ngày “mở cổng trời”. Người dân tứ phương thường đến đây cầu cho một năm mới mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, đủ đầy... Theo tín ngưỡng nơi “mở cổng trời” là vị trí cao nhất của đỉnh núi, vị trí huyệt đạo.Vào những ngày trời quang mây tạnh, từ huyệt đạo có thể quan sát làng mạc, những cánh đồng rộng lớn. Theo quan niệm dân gian, người dân và du khách khi đến huyệt đạo, nam đi 7 vòng, nữ đi 9 vòng xung quanh sẽ có được may mắn trong năm.

Ngày 27/3/2009, quần thể di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh núi Nưa gồm núi Nưa - đền Nưa - Am Tiên đã được nhà nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia.

Mỗi năm, quần thể Di tích lịch sử văn hóa quốc gia này đón hàng vạn lượt khách du lịch. Mùa lễ hội Am Tiên sẽ khai mạc vào ngày mùng 9 tháng giêng, và kéo dài đến ngày 20. Năm nay (2021) do Đại dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên Ban Quản lý di tích tiến hành thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng chống dịch nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.

Du khác  đến khu di tích lịch sử Am Tiên, thắp hương Đền Mẫu, đi vòng quanh huyệt đạo thiêng, ngắm cảnh, thăm và uống nước giếng Tiên,... để cầu cho một năm mới may mắn, bình an
Du khác đến khu di tích lịch sử Am Tiên, thắp hương Đền Mẫu, đi vòng quanh huyệt đạo thiêng, ngắm cảnh, thăm và uống nước giếng Tiên,... để cầu cho một năm mới may mắn, bình an.

Cụ thể: Ban quản lý khu di tích hướng dẫn du khách đến tham quan phải đeo khẩu trang, sát khuẩn trước khi vào khu di tích, thường xuyên khuyến cáo trên hệ thống loa truyền thanh của khu di tích về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid 19, tổ chức tiêu độc khử trùng 2 ngày/lần tại các điểm du khách thường xuyên qua lại. Năm nay tại đây không tổ chức các khóa lễ có tập trung đông người; thực hiện “5k” theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Ban quản lý cũng khuyến cáo người dân không nên lưu lại quá lâu trong khu di tích; tổ chức giữ gìn vệ sinh và an ninh trật tự.

Ông Mai Xuân Thanh ở thành phố Thanh Hóa là người năm nào cũng lên đỉnh ngàn Nưa để dâng hương, cầu cho năm mới được may mắn, bình an. Ông cho biết, đến Am Tiêm du xuân, điều quý giá nhất mà ông nhận thấy ở đây là vẫn giữ được nét cổ kính xưa và quy tắc đền chùa, không bị thương mại hóa. Ngoài ra, không khí, môi trường, cảnh quan tại Am Tiêm rất linh thiêng, huyền ảo. Người đi lễ khá nề nếp tạo cho ông cảm thấy thoải mái khi du xuân. Khi đến chùa Am Tiên, thắp hương đền Mẫu, đi vòng quanh huyệt đạo thiêng, ngắm cảnh, thăm và uống nước giếng Tiên, ông cảm thấy rất thanh thản. Năm nay, Covid-19 đang lây lan nhiều tỉnh thành nên ông đã chuẩn bị khẩu trang, nước sát khuẩn và thời gian tham quan đỉnh ngàn Nưa cũng rút ngắn hơn so với mọi năm.

Minh Hiền

Tin bài khác
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Tác động lớn đến bất động sản địa phương

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp cải thiện giao thông mà còn tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản và phát triển kinh tế các địa phương.
Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng: Triển vọng và thách thức

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, song vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng tăng trưởng và cần cải thiện chất lượng các sản phẩm.
Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Thanh Hóa sắp có khu công nghiệp công nghệ thông minh rộng hơn 178,5 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định chấp thuận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp WHA Smart Technology tại Thanh Hóa.
Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Bình Phước: Định hướng phát triển toàn diện, bền vững

Tỉnh Bình Phước, nằm ở vị trí chiến lược là cửa ngõ giao lưu kinh tế giữa Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và quốc tế, đang thực hiện quy hoạch phát triển cho giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận đối mặt bài toán quy hoạch vùng ven biển

Bình Thuận, với chiều dài bờ biển 192km, đang đối mặt với nhiều thách thức trong công tác quy hoạch và phát triển dự án ven biển.
Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Thí điểm mở rộng đất làm nhà ở thương mại: Động lực mới cho thị trường bất động sản

Cơ chế thí điểm cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp, phi nông nghiệp thành đất ở thương mại mang lại kỳ vọng lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).