
8 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 114 triệu USD sang Lào
Ngày 12/9, tại Quảng Bình, Ủy ban hợp tác hai nước Việt Nam - Lào đã tổ chức Hội nghị giữa kỳ triển khai Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021-2025 và Thỏa thuận kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào năm 2023.
Hội nghị được tổ chức dưới sự đồng chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Ủy ban hợp tác Việt Nam-Lào và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào Khăm-chên Vông-phô-sỷ - Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào-Việt Nam. Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương hai nước.
Theo thông tin tại Hội nghị, tính đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào tổng cộng 241 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,47 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2023, 7 dự án cấp mới và 2 dự án điều chỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 114 triệu USD, tăng 71,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Kết quả rất đáng ghi nhận trong hợp tác giữa hai nước trong 6 tháng đầu năm 2023 về lĩnh vực này là Dự án Xây dựng sân bay Nọng-khảng, tỉnh Hủa-phăn đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng ngày 15/5/2023.
Đáng chú ý, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào giai đoạn 2021-2025 là 3.600 tỷ đồng; trong 3 năm qua bình quân đã phân bổ khoảng 730 tỷ đồng/năm; đến nay 10 dự án đã hoàn thành. Các dự án tiêu biểu như Dự án Bệnh viện hữu nghị Xiêng-khoảng; Dự án nhà Quốc hội; Dự án Trường Trung học-Dạy nghề kiểu mẫu hữu nghị Lào-Việt tại huyện Nong Bốc.
Bên cạnh những thành tựu trên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, một số dự án trọng điểm, quan trọng còn chậm được triển khai, các khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết dứt điểm; kim ngạch thương mại chững lại, khó đạt mục tiêu 10% trong năm 2023; công tác duy tu, bảo dưỡng các dự án đã hoàn thành chưa được quan tâm đúng mức.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc về cơ chế chính sách (chưa đồng bộ, thiếu nhất quán), cơ sở hạ tầng còn yếu, chính sách ưu tiên trong lĩnh vực mũi nhọn còn chưa cụ thể…
Về định hướng hợp tác thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất thúc đẩy đầu tư vào các ngành, lĩnh vực phù hợp với định hướng ưu tiên của Lào giai đoạn tới như năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, nhất là tại khu vực biên giới hai nước.
Ngọc Phi (TH)
- Hải Phòng: Cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh
- Phú Thọ: Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Hiệp hội Doanh nhân và Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc
- ADB hỗ trợ 13,8 triệu USD đầu tư điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Diễn đàn Đầu tư Australia 2023 tại TP.HCM
- Hà Tĩnh có 282 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp
Cùng chuyên mục


Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024

Việt Nam đã có 43 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD

Từ 1/1/2024, Việt Nam áp dụng quy định thuế tối thiểu toàn cầu

Vốn thực hiện của các dự án FDI cán mốc 20,25 tỉ USD

Thủ tướng: Chính phủ kiến tạo với chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản lý thông minh
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh
-
TS. Phan Hữu Thắng: Cần có sự quan tâm đúng mức về mối quan hệ giữa doanh nghiệp Việt Nam và FDI
-
Tương lai của du lịch: Không có sân bay, chỉ có tàu từ nhà đến chuyến bay