Thứ sáu 04/07/2025 17:31
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

8 điểm bất cập cần sửa đổi trong Nghị định 06 – Bảo hộ ngược hay ủng hộ cái mới?

12/10/2020 00:00
Nghị định 06 về phát thanh, truyền hình đã được Bộ Thông tin & Truyền thông chấp bút và Chính phủ ban hành từ năm 2016. Trong 4 năm qua, ngành phát thanh, truyền hình đã có nhiều thay đổi với sự xuất hiện của những “người chơi” mới, những kiểu tru

Mới đây, tại một cuộc hội thảo về “Chuyển đổi Số trong lĩnh vực Truyền hình và Nội dung số” do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) tổ chức, một số chuyên gia đã kiến nghị rằng chúng ta cần phải thông thoáng hơn trong chính sách cấp phép cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực truyền hình OTT. Họ cũng nêu ra một số điểm hạn chế trong Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình (sau đây gọi tắt là Nghị định 06) và cho rằng đó là những điểm hạn chế cần phải sửa đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới.

Vậy những điểm hạn chế đó là gì. Có thể tóm tắt lại 8 điểm hạn chế mà các vị chuyên gia đã nêu ra như sau:

1. Hầu như không phân loại nội dung các chương trình truyền hình:

Hiện nay, Việt Nam đang thiếu các quy định liên quan đến việc phân loại các nội dung chương trình truyền hình để từ đó có cơ chế quản lý thích hợp. Chẳng hạn trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực truyền hình chưa có quy định thế nào là chương trình thời sự chính luận, thế nào là chương trình tạp kỹ, thế nào là thể thao, phóng sự, giải trí v.v… Việc phân loại này này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quản lý các thông tin nhạy cảm.

Nếu chúng ta có quy định rõ ràng, thì về sau những chương trình thời sự, chính trị, tin tức, thông tin tổng hợp sẽ được kiểm duyệt chặt chẽ hơn, còn những chương trình giải trí, thể thao, ca nhạc thì quy trình kiểm duyệt có thể sẽ đơn giản hơn, không gây “mất thời gian đồng đều” cho người quản lý nội dung.

2. Không có tiêu chí rõ ràng khi kiểm duyệt nội dung

Chúng ta có điều 9 Luật báo chí quy định các nội dung phải được kiểm duyệt để ngăn chặn thông tin chống phá nhà nước, phỉ báng chính quyền, bịa đặt gây hoang mang, chống khiêu dâm, chống bạo lực. Tuy nhiên, chúng ta lại không có tiêu chí rõ ràng để phân biệt thông tin nào là khiêu dâm, thế nào là bịa đặt gây hoang mang… Liệu một bộ phim có cảnh ngực trần có được coi là khiêu dâm hay không?

Trên thực tế, ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có những quy định kiểm duyệt riêng. Quốc gia theo Hồi giáo sẽ có những nội dung kiểm duyệt khác với quốc gia theo Phật giáo. Việt Nam cũng phải có những quy định riêng của mình, bởi nếu chúng ta chỉ dựa vào những quy định mù mờ của điều 9 Luật báo chí thì rất dễ bị kiểm duyệt theo cảm tính. Hơn nữa, khi đã có những quy định rõ ràng, thì người sản xuất nội dung có thể biết được mình được phép làm gì và không được phép làm gì, đơn vị tiếp sóng cũng có thể đóng vai trò tiền kiểm một cách chính xác hơn.

8 điểm bất cập cần sửa đổi trong Nghị định 06 – Bảo hộ ngược hay ủng hộ cái mới? - ảnh 1
Ông Lê Đức Sảo - Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam và ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Chủ tịch Hội

Trong dự thảo sửa đổi Nghị định 06, Bộ Thông tin & Truyền thông sẽ là đơn vị hướng dẫn cụ thể hơn các tiêu chí kiểm duyệt. Đây là một bước đi cần thiết và chúng ta mong chờ có những quy định cụ thể hơn điều 9 của Luật Báo chí đã đề cập ở trên.

3. Tất cả các nội dung phải được biên tập (kiểm duyệt) bởi một cơ quan báo chí

Đây là một nhược điểm mà nhiều chuyên gia tham dự hội thảo coi là rất gò bó. Nghị định 06 quy định, đối với chương trình trong nước, các đài truyền hình có thể liên kết sản xuất với các đơn vị bên ngoài. Còn đối với chương trình nước ngoài phải được một cơ quan báo chí biên tập. Trên thực tế, rất nhiều chương trình, đặc biệt là game show, do các đơn vị bên ngoài tự sản xuất, tự biên tập rồi bán lại cho đài truyền hình. Các đơn vị này chỉ được phép bán lại cho một đài truyền hình mà không được phép bán cho đơn vị phát sóng (lưu ý phát sóng ở đây bao gồm cả truyền hình truyền thống, truyền hình Internet, IPTV, VOD, OTT).

Như vậy bắt buộc một đơn vị sản xuất chương trình sẽ phải thông qua đài truyền hình để nội dung của mình được phép có mặt trên sóng truyền dẫn hay trên nền tảng Internet. Chẳng hạn một đơn vị như YourTv muốn đưa chương trình lên nền tảng của mình thì bắt buộc phải thông qua một đài truyền hình.

8 điểm bất cập cần sửa đổi trong Nghị định 06 – Bảo hộ ngược hay ủng hộ cái mới? - ảnh 2
Đại diện tổ chức truyền hình nước ngoài tham dự tại hội thảo

Đối với kênh nước ngoài cũng tương tự, toàn bộ việc nhập khẩu kênh nước ngoài cũng phải được thực hiện qua một đài truyền hình, hoặc một cơ quan báo chí được cấp phép hoạt động truyền hình tại Việt Nam, chứ không được chuyển thẳng cho đơn vị phát sóng.

Nên chăng, đối với những nội dung thể thao, giải trí có mức độ nhạy cảm không cao, nhà nước nên cho phép các đơn vị sản xuất nội dung có thể chuyển trực tiếp cho đơn vị phát sóng, và hai chủ thể này sẽ là người chịu trách nhiệm về mặt biên tập, kiểm duyệt? Hoặc cho phép nhà sản xuất nội dung lựa chọn cơ quan báo chí biên tập cho từng chương trình, thay vì phải cố định một cơ quan báo chí.

4. Phải tiếp sóng một số kênh bắt buộc

Hiện Việt Nam có 7 kênh trung ương và 1 kênh truyền hình địa phương nằm trong danh sách bắt buộc các nhà đài phải phát sóng. Trong dự thảo sửa đổi nghị định 06 mà Bộ TT&TT đang soạn thảo, các doanh nghiệp truyền hình OTT sẽ được miễn nghĩa vụ này.

Nếu đã miễn cho truyền hình OTT, liệu nhà nước có thể miễn cho cả các đài truyền hình khác? Bởi nếu giữ nguyên quy định hiện nay, các nhà đài sẽ phải làm việc với các đơn vị sở hữu kênh nói trên, và trong thời buổi cạnh tranh, các đơn vị sở hữu kênh sẽ không muốn cung cấp kênh của mình cho các nhà đài khác để họ sử dụng và cạnh tranh lại với mình.

5. Thủ tục hành chính tương đối phức tạp và chưa công bằng

Theo ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia phòng pháp chế của VCCI thì Nghị định 06 quy định 6 loại giấy phép cấp cho các đơn vị truyền hình, bao gồm: giấy phép báo chí, giấy phép sản xuất kênh trong nước, giấy phép biên tập kênh nước ngoài, giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh truyền hình nước ngoài, giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền, đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh truyền hình

8 điểm bất cập cần sửa đổi trong Nghị định 06 – Bảo hộ ngược hay ủng hộ cái mới? - ảnh 3
Ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế - VCCI

Tuy nhiên, một số giấy phép nói trên lại không áp dụng được với truyền hình trên Internet bởi nó có sự khác biệt về kênh truyền và loại hình. Như vậy sẽ có một sự chưa công bằng giữa nhà cung cấp dịch vụ truyền hình Internet với nhà cung cấp dịch vụ qua cáp hoặc vệ tinh. Một bên thì phải xin rất nhiều loại giấy phép, một bên thì không.

6. Chỉ cho phép kênh nước ngoài chiếm dưới 30% danh sách kênh

Trong dự thảo sửa đổi Nghị định 06 có nội dung yêu cầu các đài truyền hình chỉ được phép sử dụng không quá 30% kênh nước ngoài trên hệ thống kênh của mình. Các công ty cung cấp truyền hình OTT cũng được yêu cầu như vậy. Mục đích của việc này là để bảo hộ các kênh truyền hình trong nước, và muốn người Việt Nam xem nhiều hơn các chương trình Việt.

Ông Nguyễn Minh Đức cho rằng quy định này dường như chỉ phù hợp với truyền hình truyền thống khi người xem không có nhiều sự lựa chọn. Với truyền hình OTT, người xem có thể lựa chọn nội dung mình thích, lựa chọn giờ xem, tua lại hoặc tạm dừng để xem sau. Việc hạn chế nội dung nước ngoài cũng không khiến người xem buộc phải xem kênh Việt Nam, do họ là người chủ động trong việc chọn lựa nội dung thưởng thức.

Có lẽ nhà nước cần tìm những biện pháp khác để hướng người xem đến những nội dung thuần Việt thay vì đưa ra một biện pháp mà tính khả thi không cao.

7. Phải biên dịch 100% phim, 100% phóng sự, tài liệu

Trong dự thảo lần này những người biên soạn đã yêu cầu các đài truyền hình phải dịch 100% phim, phóng sự, tài liệu nước ngoài, thậm chí cả những chương trình truyền hình thực tế và trò chơi truyền hình. Điều này đã gây ra một số tranh luận từ các doanh nghiệp cung cấp nội dung. Đa phần cho rằng việc biên dịch tất cả các nội dung nước ngoài sẽ gây tốn kém cho doanh nghiệp, khiến cho giá kênh đến tay người xem sẽ cao hơn. Rõ ràng nhà sản xuất sẽ phải tính chi phí biên dịch vào cho người tiêu dùng.

8. Hạn chế đầu tư nước ngoài khi cấp phép dịch vụ phát thanh, truyền hình

Hiện nay một đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình muốn có sự tham gia hoặc đầu tư của nước ngoài đều phải xin phép Thủ tướng. Các công ty nước ngoài chỉ được phép có tỷ lệ cổ phần cao nhất là 49%. Hiện nay Việt Nam mới chỉ có duy nhất một liên doanh giữa Canal+ và VTV có tên gọi VSTV hay truyền hình K+, trong đó đối tác nước ngoài là Canal+ giữ 49% cổ phần.

Đối với truyền hình truyền thống, chúng ta không có dịch vụ truyền hình qua biên giới. Nhưng đối với dịch vụ OTT sẽ có trường hợp phải cung cấp dịch vụ qua biên giới. Đây là vấn đề đang gây tranh luận rất nhiều. Việc hạn chế nguồn vốn của đối tác nước ngoài trong các liên doanh hoặc các công ty khởi nghiệp về OTT sẽ hạn chế sự phát triển của các công ty này.

Vậy thì Cấp phép hay Đăng ký? Tiền kiểm hay Hậu kiểm?

Như đã đề cập ở trên, những hạn chế của Nghị định 06 cũng như Dự thảo sửa đổi Nghị định 06 đã gây ra những phản ứng trái chiều từ một số chuyên gia trong ngành. Ông Trần Văn Úy, Tổng Giám đốc SCTV đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền cho rằng nếu sửa đổi một số điều trong Nghị định 06 như đề xuất của ông Nguyễn Minh Đức, chẳng hạn như tăng số kênh nước ngoài lên trên 30%, thì đó là “Bảo hộ ngược” cho doanh nghiệp nước ngoài. Ông Úy cho rằng trong khi truyền hình nội bị kiểm duyệt rất khắt khe, phải thực hiện nhiều nghĩa vụ với nhà nước như nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ tuyên truyền, thì truyền hình ngoại – nhất là các doanh nghiệp OTT – lại được đề xuất nới lỏng quản lý như vậy là không công bằng.

8 điểm bất cập cần sửa đổi trong Nghị định 06 – Bảo hộ ngược hay ủng hộ cái mới? - ảnh 4
Ông Trần Văn Úy, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền

Phản bác lại ý kiến trên, ông Đặng Thanh Sơn, luật sư làm việc tại chi nhánh công ty luật Baker & McKenzie cho rằng, các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẵn sàng nộp thuế để được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, bởi nghĩa vụ nộp thuế đã được quy định trong luật. Ông Sơn cũng nói thêm rằng khi tham gia WTO, Việt Nam đã cam kết thực hiện một số nghĩa vụ bình đẳng giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Vì thế không có chuyện bảo hộ ngược ở đây.

8 điểm bất cập cần sửa đổi trong Nghị định 06 – Bảo hộ ngược hay ủng hộ cái mới? - ảnh 5
Luật sư Đặng Thanh Sơn

Ông Vũ Tú Thanh, đại diện Hiệp hội Công nghiệp Video châu Á nói rằng các nước trong khu vực châu Á đều có 3 mục tiêu giống nhau đối với việc quản lý phát thanh truyền hình: Thứ nhất là các nội dung phải đáp ứng tiêu chuẩn thuần phong mỹ tục, chính trị xã hội; Thứ hai là các đơn vị truyền hình phải thực hiện nghĩa vụ tài chính (thuế); Thứ ba là đảm bảo sự kiểm soát của chính phủ.

Các nước châu Á có cách tiếp cận khác nhau để thực hiện 3 mục tiêu nói trên. Cách tiếp cận của Trung Quốc “không giống ai” khi cấm toàn bộ các kênh truyền hình nước ngoài, xây dựng Tường lửa Lớn chặn các mạng truyền thông xã hội. Các nước Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam áp dụng cách quản lý truyền hình truyền thống cho truyền hình OTT với nhiều loại giấy phép như đã đề cập ở trên.

Các nước Hồng Kông, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Singapore có cách quản lý nới lỏng khi các đài truyền hình tự động sản xuất và phát sóng mà không cần cấp phép. Việc kiểm duyệt được thực hiện sau khi chương trình đã lên sóng (hậu kiểm).

Theo ông Vũ Tú Thanh, thực tế thị phần truyền hình OTT tại Việt Nam là rất nhỏ, chỉ là “con chim sẻ nếu so với truyền hình truyền thống giống như con chim đại bàng”. Vì thế sức ảnh hưởng của truyền hình OTT cũng rất nhỏ vào thời điểm này. Liệu chúng ta có nên tập trung chính sách và nguồn lực để quản lý một loại hình có sức ảnh hưởng nhỏ?

Kinh nghiệm từ các nước tiên tiến cho thấy họ đã nhận ra sức ảnh hưởng của truyền hình OTT là chưa lớn, nên hướng tiếp cận của họ là chưa yêu cầu phải cấp phép. Singapore cũng có một cách tiếp cận hay khi việc cấp phép diễn ra tự động, các đơn vị truyền hình cam kết thực hiện sản xuất nội dung theo bộ quy tắc đã ban hành từ trước. Ông Vũ Tú Thanh kiến nghị Việt Nam nên lựa chọn theo một trong hai hướng đi này.

8 điểm bất cập cần sửa đổi trong Nghị định 06 – Bảo hộ ngược hay ủng hộ cái mới? - ảnh 6
Ông Nguyễn Xuân Cường - Phó Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam và ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển truyền thông

Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông Số Việt Nam cũng đồng tình với ý kiến này. Ông Cường cho rằng các dịch vụ mới sẽ liên tục phát sinh và cần phải có những chính sách để tạo điều kiện cho tất cả doanh nghiệp cùng thuận lợi phát triển dịch vụ của mình.

Thiết nghĩ, việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư mạnh mẽ hơn vào lĩnh vực truyền hình, mở rộng tỷ lệ phần trăm số kênh nước ngoài được khai thác cũng như nới lỏng các thủ tục cấp phép, kiểm duyệt nội dung là cơ hội để Việt Nam bắt kịp với xu hướng truyền hình thế giới.

PV

Tin bài khác
Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Du lịch hồi sinh hàng không Việt bứt tốc vươn tầm quốc tế

Đà phục hồi du lịch bùng nổ đang là bệ phóng cho hàng không Việt. Các hãng bay tăng cường đội tàu, mở rộng mạng lưới, khẳng định vị thế trên bản đồ khu vực.
TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

TP. Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công đạt gần 40%, GRDP tăng hơn 6,5%

Trong 6 tháng đầu năm, GRDP của TP. Hồ Chí Minh cũ tăng 7,82%; nếu tính chung sau sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, mức tăng trưởng đạt 6,56%.
Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi (mới) sẽ có nhiều lợi thế để phát triển

Sau khi hợp nhất với tỉnh Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi (mới) sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, kết nối Đông - Tây, Bắc – Nam, sự kết hợp độc đáo giữa kinh tế biển với kinh tế rừng và nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối thông suốt từ vùng núi đến vùng biển sẽ mở ra không gian rộng lớn và nhiều lợi thế để phát triển.
Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Vốn FDI “gấp đôi” đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy bất ốn, vốn FDI đổ vào Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 3,677 tỷ USD, tăng gấp 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Tăng trưởng ngược chiều thế giới

Chiều 3/7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2025 với nhiều điểm sáng đáng chú ý, trong bối cảnh thế giới tiếp tục đối mặt với suy giảm tăng trưởng và bất định địa chính trị.
Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn nói gì về 'deal' thuế quan đối ứng Mỹ - Việt?

Chuyên gia Hồ Quốc Tuấn cho rằng, việc thỏa thuận được mức thuế đối ứng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là 20% là một thành công và kể cả mức 40% cho hàng transshipping cũng rất tích cực.
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính, tài sản công sau sáp nhập

Bộ Tài chính vừa công bố hướng dẫn xử lý tài chính và tài sản công sau khi sắp xếp theo mô hình hai cấp, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí.
Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Kỳ vọng kết quả cuộc điện đàm của Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Tối 2/7 (giờ Việt Nam), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump để trao đổi về quan hệ song phương và đàm phán thương mại, trong đó có nội dung trọng tâm liên quan đến thuế đối ứng giữa hai nước.
Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Cải cách chính sách PPP trong khoa học – công nghệ: Nhà nước hỗ trợ 70% vốn, chỉ định nhà đầu tư công nghệ

Điểm nổi bật của Luật PPP sửa đổi và Nghị định ban hành ngày 1/7/2025 mở đường cho đầu tư vào khoa học – công nghệ và chuyển đổi số là phân cấp mạnh, ưu đãi lớn, chỉ định nhà đầu tư có công nghệ chiến lược.
Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Phân loại 4 nhóm hộ kinh doanh, bỏ thuế khoán từ 2026

Từ năm 2026, hộ kinh doanh sẽ bị phân loại theo 4 mức doanh thu, thay thế thuế khoán nhằm tạo sự minh bạch và bình đẳng giữa hộ kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động.
Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Bộ Công Thương kiến nghị hoàn thiện cơ chế hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2025–2030

Ngày 30/6/2025, Bộ Công Thương đã ban hành văn bản số 4756/BCT-PC nhằm phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021–2025. Văn bản là phản hồi Công văn số 2965/BTP-PB&TG ngày 28/5/2025 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Trình dự thảo Sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để Quốc hội xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 10

Bộ Tài chính công bố định hướng sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, với thay đổi về thu nhập chịu thuế, mức giảm trừ gia cảnh, miễn thuế ưu đãi và biểu thuế lũy tiến. Mục tiêu là xây dựng chính sách thuế công bằng, minh bạch, hiện đại, trình Quốc hội kỳ họp tháng 10/2025.
Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Cam kết từ Bộ Tài chính: Kiểm tra và báo cáo đúng tiến độ, đúng quy định vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định: “Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra và có báo cáo theo đúng quy định, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và nội dung”.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.