Thứ năm 12/12/2024 08:52
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

4 điểm nghẽn trong phát triển của đồng bằng sông Hồng

13/07/2022 15:55
Sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 54 và 11 năm thực hiện Kết luận 13 của Bộ Chính trị, vùng đồng bằng sông Hồng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và môi trường. Tuy nhiên, tại Hội thảo
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam. Đây cũng là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; có vị trí rất thuận lợi, hội tụ nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Tuấn, thứ nhất, diện tích đất tự nhiên nhỏ. Ngoài Hà Nội và Hải Phòng, nhiều đô thị trong vùng đang gặp khó khăn trong việc mở rộng không gian phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.

Thứ hai, cho dù kinh tế tăng trưởng khá cao nhưng tăng trưởng chưa dựa vào tiến bộ, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Thậm chí, ông Tuấn cho rằng, các địa phương trong vùng chưa sẵn sàng cho tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ ba, là nơi đậm đà bản sắc văn hóa riêng, nhưng Vùng chưa hình thành được những tổ hợp du lịch để phát huy thế mạnh này.

Thứ tư, chưa hình thành được chuỗi giá trị và các cụm liên kết ngành.

Thứ năm, thể chế, cơ chế chính sách phát triển vùng còn nhiều bất cập, thiếu cơ chế liên kết vùng…

“Sự phát triển cùng Vùng thời gian qua chủ yếu vẫn mang tính độc lập, đơn lẻ từng địa phương, đặc biệt là trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, phát triển công nghiệp, du lịch. Chưa có sự phân công nghiệm vụ cụ thể, chưa xác định rõ vị trí, vai trò của từng địa phương trong Vùng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Ngay cả sự tập trung doanh nghiệp ở những ngành có tiềm năng hình thành các cụm liên kết ngành, như công nghiệp điện tử, khoa học, công nghệ… đã có trong Vùng, song ông Tuấn nhận xét, vẫn chỉ dừng lại ở khía cạnh bố trí tập trung để khai thác lợi thế sử dụng chung hạ tầng khu công nghiệ và quản lý về môi trường công nghiệp.

Ông Bùi Quang Tuấn gửi tới Hội thảo 7 đề xuất, có nhiều đề xuất đáng chú ý. Có thể kể tới đề xuất mà ông Tuấn đưa lên đầu tiên, đó là kiến tạo liên minh phát triển giữa các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng.

“Điểm thuận lợi là các địa phương trong Vùng đang có sự ủng hộ của Trung ương, sự đồng lòng, quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của nội bộ chính quyền các địa phương và sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, có sự có mặt của các đối tác, các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn có lợi ích dài hạn”, ông Tuấn phân tích.

Giai đoạn vừa qua, các nhân tố trên có thể có ở một số địa phương, nhưng không cùng lúc.

Nếu giải tốt bài toán về sự đồng thuận này, các đề xuất liên quan đến chuyển trọng tâm đầu tư sáng hướng đổi mới sáng tạo; xây dựng đô thị trừng tâm 4.0, tạo hạt nhân lan tỏa cho cả vùng; nâng cấp cụm ngành công nghiệp chế tạo thông qua xây dựng công viên R&D hay tăng cường liên kết và phối hợp giữa các địa phương sẽ được giải nhanh, dù không phải ít thách thức.

Hiện tại, nhiều tập đoàn lớn đặt nhà máy tại vùng Đồng bằng sông Hồng, nhưng lại chọn Đà Nẵng, TP.HCM hay các quốc gia khác để thiết lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

“Việc xây dựng công viên R&D có thể giải quyết đồng thời môt số điểm yếu về thu hút lao động chất lượng cao, thúc đẩy cải thiện chất lượng đào tạo; tăng sức hấp dẫn với các dự án sản xuất công nghệ cao…

Tất nhiên, đi kèm với đó là việc thực hiện chiến lược thu hút FDI thỏa mãn yêu cầu về tính dẫn dắt…

Đặc biệt, ông Tuấn nhắc đến đề xuát cho phép thí điểm khu thương mại tự do, đặt tại Hải Phòng, Quảng Ninh. Cần xem xét có thể đưa ý tưởng phát triển khu thương mại tự do theo cách mới bằng cách phát triển ít nhất một khu đô thị (khu trung tâm) có quy mô lớn theo hướng trở thành một trung tâm kết nối hiện đại với đồng bằng sông Hồng trong 30 năm tới.

Hội thảo “Phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nằm trong chuỗi hội thảo, hội nghị trong Kế hoạch tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW của Ban Chỉ đạo.

Lâm Nghi

Bài liên quan
Tin bài khác
Sắp diễn ra VREF 2025: Thị trường Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Sắp diễn ra VREF 2025: Thị trường Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang trải qua một thời khắc đặc biệt, nơi những khó khăn được nhìn nhận là cơ hội, và những thách thức trở thành động lực cho sự chuyển mình mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Bất động sản Việt Nam (VREF 2025) được tổ chức vào ngày 27/12/2024 tại Hà Nội, sẽ là sự kiện tâm điểm thu hút sự quan tâm của toàn ngành.
Phía Nam Hà Nội: Tâm điểm mới của thị trường căn hộ

Phía Nam Hà Nội: Tâm điểm mới của thị trường căn hộ

Khu vực phía Nam Hà Nội đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư và người mua, nhờ tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ từ quy hoạch và hạ tầng đô thị.
TP.Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân chuyển mình ấn tượng trong phát triển kinh tế và đô thị

TP.Hồ Chí Minh: Quận Bình Tân chuyển mình ấn tượng trong phát triển kinh tế và đô thị

Trong bối cảnh TP.HCM đang không ngừng phát triển, quận Bình Tân nổi lên như một điểm sáng trong công cuộc phát triển kinh tế và đô thị hóa.
Bình Dương: Người lao động vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Bình Dương: Người lao động vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội

Để giải bài toán chỗ ở cho lao động, tỉnh Bình Dương cần có các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn, từ việc giảm giá thuê nhà ở xã hội, cung cấp ưu đãi vay vốn mua nhà.
Cách chuyển đất nông nghiệp thành đất ở theo quy định mới

Cách chuyển đất nông nghiệp thành đất ở theo quy định mới

Để chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở giúp gia tăng giá trị tài sản. Người dân có thể tách thửa đất nông nghiệp, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, rồi sau đó làm đơn xin chuyển sang đất ở theo Luật Đất đai 2024.
Bình Thuận chuyển mình tích cực trong quy hoạch và sử dụng đất

Bình Thuận chuyển mình tích cực trong quy hoạch và sử dụng đất

Theo số liệu thống kê mới nhất, tỉnh Bình Thuận đang cho thấy những bước chuyển mình tích cực trong việc quy hoạch và sử dụng đất.
Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Cần cơ chế đặc thù phát triển nhà ở xã hội cho thuê

Theo Th.S Nguyễn Anh Quân - Viện trưởng IVES, đã đến lúc Việt Nam cần phải nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp để phát triển NOXH cho thuê, nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho những đối tượng có thu nhập thấp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Thị trường bất động sản Hà Nội đang "tăng nhiệt" dịp cuối năm 2024

Thị trường bất động sản Hà Nội đang "tăng nhiệt" dịp cuối năm 2024

Thị trường bất động sản Hà Nội bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ với nguồn cung và giao dịch tăng đột biến, đánh dấu chu kỳ mới đầy triển vọng.
Hà Nội: Cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách

Hà Nội: Cải tạo và xây dựng lại chung cư cũ là nhiệm vụ cấp bách

UBND TP Hà Nội nhận định rằng việc cải tạo và xây dựng lại các chung cư cũ không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn là nhiệm vụ chiến lược trong hành trình xây dựng một Hà Nội hiện đại, văn minh.
Quy hoạch đất đai trong chiến lược phát triển du lịch Bình Thuận

Quy hoạch đất đai trong chiến lược phát triển du lịch Bình Thuận

Quy hoạch đất đai là một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch bền vững, đặc biệt đối với các tỉnh ven biển như Bình Thuận.
Hàng loạt dự án mới, nguồn cung nhà ở xã hội Hà Nội sẽ tăng trong năm tới

Hàng loạt dự án mới, nguồn cung nhà ở xã hội Hà Nội sẽ tăng trong năm tới

Hà Nội sẽ có thêm hàng chục nghìn căn hộ nhà ở xã hội trong vài năm tới nhờ các dự án lớn như Hạ Đình, Pháp Vân – Tứ Hiệp và các khu vực tại Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh.
“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

“Áp thuế cao mua bán nhà đất ngắn hạn làm giảm tính thanh khoản thị trường”

Liên quan đến đề xuất đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng, nếu việc áp thuế cao với các giao dịch ngắn hạn có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh những người cần bán gấp có thể chịu thiệt thòi.
Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank nghiên cứu khả thi đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

Vingroup - Techcombank đang tiến hành nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành, hứa hẹn nâng cao kết nối giao thông giữa Đắk Nông và Bình Phước.
Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Quảng Ngãi: Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 KKT Dung Quất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền vừa chủ trì họp với lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND huyện Bình Sơn để cho ý kiến đối với các Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất.
Thuế nhà đất theo năm sở hữu: Giải pháp hay rủi ro?

Thuế nhà đất theo năm sở hữu: Giải pháp hay rủi ro?

Chính sách đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian sở hữu có thể giảm đầu cơ nhưng liệu có hạ được giá nhà đất? Chuyên gia đưa ra những ý kiến trái chiều.