
10 trạm xăng dầu ở Đồng Nai ngưng hoạt động
Ngày 11/2, thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai cho biết, đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ tăng cường kiểm tra hoạt động các trạm xăng trên địa bàn. Kết quả kiểm tra trong ngày ghi nhận, có 10 trạm đóng cửa không hoạt động, 6 trạm hoạt động nhưng treo biển hết xăng.

Tại thời điểm kiểm tra, tất cả 16 trạm xăng dầu trên chưa cung cấp được thông báo xác nhận ngưng bán hàng hoặc thông báo thời gian bán hàng được Sở Công thương Đồng Nai xác nhận theo quy định. Trong đó, có 5 trạm đóng cửa không có người quản lý hoặc có người quản lý nhưng không được giao chìa khóa kho lưu trữ nên Đoàn kiểm tra không đo được số lượng tồn thực tế trong bồn. Các trạm xăng dầu còn lại, Đoàn kiểm tra đều đo tồn thực tế và kết quả đo hết xăng tại bồn để bán là đúng.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường Đồng Nai cho hay, đoàn kiểm tra đã lập biên bản, ghi nhận hiện trạng thực tế để mời chủ doanh nghiệp tiếp tục làm việc nhằm xác minh, làm rõ những nguyên nhân khách quan, chủ quan, dẫn đến việc đóng cửa các cây xăng dầu để xử lý cho phù hợp. Các trường hợp sai phạm, Đoàn kiểm tra sẽ lập biên bản đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Theo đại diện các trạm xăng dầu được kiểm tra, việc không có xăng để bán là ngoài ý muốn. Một số doanh nghiệp cho biết đã nhập hàng trước Tết nhưng nhu cầu phương tiện tăng cao nên bán hết xăng trong những ngày Tết. Trong khi đó, các đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu đều nghỉ đến ngày mùng 7 Tết mới hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đơn vị đầu mối thông báo không có đủ hàng để bán cho đại lý, do vậy đại lý phải đóng cửa.
Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp trình bày không có người bán do nhân viên về quê nghỉ Tết; lượng xăng dầu còn ít.
Trước đó, tại cuộc họp khẩn ngày 9/2 về tình hình đảm bảo cung ứng xăng dầu thị trường trong nước, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu Tổng cục QLTT, Cục QLTT các địa phương chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các cơ quan chức năng cùng cấp tiến hành kiểm tra thường xuyên, đột suất với tần suất dày 1 - 2 ngày/lần để kịp thời phát hiện xử lý sai phạm. Chú ý, kiên quyết xử lý theo đúng quy định, phạt kịch khung theo Nghị định 95; phối hợp với cơ quan chức năng như Sở Công thương, Vụ Thị trường trong nước, UBND các tỉnh thành phố, đề nghị lãnh đạo Bộ Công thương rút giấy phép kinh doanh hoặc có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý.
Diệu Hồng
- Bình Dương: Kết nối các tỉnh, thành nhân rộng mô hình phát triển Khu Công nghiệp kiểu mới của Becamex
- Đà Nẵng: Thông qua nhiều Nghị quyết về phát triển thành phố trong thời gian tới
- Sẽ xử lý nghiêm các doanh nghiệp đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc
- Lý do gì khiến cựu CEO Twitter "bốc hơi" 526 triệu USD tài sản?
- Du lịch châu Á –Thái Bình Dương sẽ phục hồi 50% mức trước đại dịch trong năm nay
Cùng chuyên mục


Nâng cấp ngành công nghiệp Việt Nam nhìn từ doanh nghiệp đa quốc gia

Ủy quyền cho địa phương cấp mã số các vùng trồng, cơ sở đóng gói

Tái định vị doanh nghiệp gắn liền với tư duy mới để phát triển bền vững

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: VINASME cùng doanh nghiệp tiến bước

Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?