Thứ tư 11/12/2024 17:45
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

10 cách giữ chân nhân sự mà người quản lý giỏi cần biết

09/12/2024 09:42
Trong những nỗi đau của doanh nghiệp thì liên quan đến nhân sự luôn là nỗi đau lớn nhất. Nhân sự nghỉ việc dẫn tới rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp, vừa giảm năng suất, tinh thần nhân viên khác sa sút lại phải “ cõng” thêm công việc với số lượng lớn hơn…

Bên cạnh đó doanh nghiệp lại phải bỏ ra chi phí cho quá trình tuyển dụng, giới thiệu và đào tạo nhân viên mới. Nhân sự nghỉ việc ngoài vấn để của cá nhân nhân sự còn là nguyên nhân từ các chủ doanh nghiệp và bộ phận quản lý.

Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đưa ra quan điểm chia sẻ với cộng đồng doanh chủ giải pháp cho nguyên nhân tại sao nhân sự nghỉ việc.

10 cách giữ chân nhân sự mà người quản lý giỏi cần biết
10 cách giữ chân nhân sự mà người quản lý giỏi cần biết.

Thứ nhất, về cải cách chế độ lương, thưởng, đãi ngộ của doanh nghiệp

Phần lớn nhân sự nghỉ việc đều do cơ chế lương, thưởng không phù hợp. Hiện tại gánh nặng cuộc sống, chi phí sinh hoạt, tiền điện, nước, thuê nhà và các dịch vụ tăng cao trở thành gánh nặng cho người lao động. Vậy nên, chế độ lương, thưởng và đãi ngộ không phù hợp họ sẽ muốn tìm công việc phù hợp hơn. Nhưng ngược lại, nếu lao động không đáp ứng được và trình độ thấp hơn công việc thì chủ doanh nghiệp phải làm sao? Phương án giải quyết là phải nắm bắt được năng lực nhân sự ngay từ ban đầu và đào tạo để đồng bộ hóa doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng phải có cơ chế lương, thưởng phù hợp với năng lực với nhân sự. Nếu áp dụng được lương và cơ chế khoán thì sẽ giữ chân được nhân sự rất tốt.

Thứ hai, Tăng cường sự gắn kết với tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp là một sợ dây kết nối rất tốt giữa nhân sự và doanh nghiệp. Khi cùng văn hóa, cùng tư tưởng thì việc đồng hành sẽ được gắp kết. Nhiều doanh nghiệp cứ mạnh ai nấy làm không có văn hóa chung dấn đến sự bất đồng về tư duy, tư tưởng và làm cho nhân sự không muốn ở lại lâu dài. Giải pháp ở đây là trước khi hội nhập vào doanh nghiệp, các nhân sự phải được hội nhập từ văn hóa doanh nghiệp, đồng bộ từ tư duy, định hướng để không bị lệch nhau về quỹ đạo doanh nghiệp và giúp nhân sự trở thành thành viên trong một cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ ba, kĩ năng người quản lý

Rất nhiều nhân viên nghỉ việc vì khó chịu với Sếp hay với người quản lý trực tiếp. Thông thường sự gắn kết giữ Sếp, người quản lý với nhân viên đa phần là một chiều, sự tương tác và trao đổi hai chiều rất ít. Đôi khi mâu thuẫn phát sinh từ đó, người thì muốn ra lệnh và phải làm theo, thiếu sự lắng nghe và chỉ muốn áp đặt dẫn đến sự ức chế trong nhân viên. Sự lạm quyền còn thường thấy ở một vài công ty làm cho nhân viên rất khó chịu và thường bàn tán với nhau khi không có người quản lý ở đó. Phần thì do sự đòi hỏi quá cao của nhân sự, muốn mình phải được cái này, thoáng ở chỗ kia hay nhiều lý do khác nữa. Khi không được đáp ứng cũng tạo ra sự bất mãn giữa người quản lý và nhân sự.

Vậy nên để giải quyết đươc vấn đề này thì quản lý và nhân viên phải thường xuyên tương tác để giải quyết từ vấn đề nhỏ tránh tình trạng tích tiểu thành đại và tạo ra mâu thuẫn lớn. “Làm ra làm, chơi ra chơi” và có những buổi trao đổi ngoài doanh nghiệp để thấu hiểu nhau hơn rồi đưa ra phương án thấu đáo.

Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe và thấu tình đạt lý. Họ sẽ thấy những đề xuất và những mối quan tâm, khó khăn của họ đã được doanh nghiệp công nhận và đáp ứng. Qua đó, họ sẽ thấy bản thân mình được tôn trọng.

Và khi ngồi trên cương vị là một người quản lý, bạn cần lắng nghe những mối quan tâm của nhân viên và làm gì để giải quyết các vấn đề đó. Hoặc ít nhất là giải thích lý do vì sao doanh nghiệp chưa thể nào giải quyết vào thời điểm hiện tại. Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại mang đến ý nghĩa vô cùng quan trọng với nhân viên, và việc giữ chân nhân viên và điều rất đơn giản.

Thứ tư là nâng cao năng lực quản lý

Khi trở thành chủ doanh nghiệp thì việc đầu tiên năng lực của mình phải đủ lớn để vận hành doanh nghiệp ấy. Giống như việc bạn chưa có bằng lái xe oto và chưa biết lái xe oto mà giao cho bạn lái chiếc xe ấy vậy. Để vận hành được doanh nghiệp và quản lý được nhân sự bạn phải có kỹ năng làm được điều đó. Không chỉ thế khi lựa chọn bất kỳ một cá nhân nào vào vị trí quản lý, doanh nghiệp không chỉ tính tới kỹ năng chuyên môn mà quan trọng hơn hết là khả năng đối mặt với những khó khăn. Đặc biệt quản lý con người lại là một điều không hề đơn giản. Do vậy, giải pháp cần làm ở đây là doanh nghiệp cần tổ chức và đào tạo, định hướng, hướng dẫn để đội ngũ quản lý nắm rõ hơn về phương pháp và quản trị đội nhóm, doanh nghiệp được tốt hơn.

Thứ năm là tạo cơ hội phát triển

Lộ trình thăng tiến của nhân sự trong một doanh nghiệp là một điều vô cùng quan trọng. Nó giống như bức tranh tổng quan của một hành trình vậy. Nhân sự phải biết họ sẽ thăng tiến như thế nào? trở thành ai? Khi mình làm ở một nơi mà sẽ chỉ là dậm chân tại chỗ thì đó cũng là lý do cho quyết định rời đi của người lao động là vì họ không còn cảm thấy hành trình thăng tiến trong chính công việc của mình. Nó không tạo ra động lục để họ gắn bó lâu dài và ở lại.

Việc xây dựng lộ trình thăng tiến cho một cá nhân trong doanh nghiệp sẽ giúp họ nỗ lực từng ngày và coi đây là nơi để họ cống hiến. Những nhân viên đóng góp nhiều cho công ty không phải lúc nào cũng mong muốn sẽ giữ chức vị hay vai trò quản lý. Vì thế, doanh nghiệp cần phải xây dựng một lộ trình thăng tiếng riêng biệt, phù hợp với chuyên môn và sự cống hiến của họ bằng không, họ sẽ tìm ra một môi trường làm việc khác. Nơi có thể giúp họ tìm được ước mơ và lộ trình cho chính bản thân mình.

Sống trong một môi trường mà họ luôn cảm thấy được hoàn thiện bản thân và đích đến rõ ràng thì họ sẽ không muốn rời bỏ doanh nghiệp.

Thứ sáu là tương tác thường xuyên và liên tục

Một môi trường doanh nghiệp không có sự tương tác trao đổi thử hỏi công việc có được thuận lợi hay không? Nếu cấp quản lý không thường xuyên đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng, hoặc thảo luận về mục tiêu nghề nghiệp hàng tuần, hàng tháng, hàng năm nguy cơ nhân viên nghỉ việc là điều không thể tránh khỏi. Sự tương tác trao đổi và định hướng cho nhau cũng như bám nắm thường xuyên trong công việc sẽ tạo ra sự gắn kết nhiều hơn trong công việc. Vậy nên giải pháp cho các doanh nghiệp là phải tương tác tường xuyên hơn nữa. Đương nhiên tương tác không phải là họp hành quá nhiều sẽ tạo ra áp lực trong công việc.

Thứ 7 là doanh nghiệp bắt kịp thời đại

Đồng bộ công nghệ và chuyển đổi số cũng làm tăng hứng thú và trải nghiệm cho nhân sự. Khi doanh nghiệp của có một phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa hiệu quả trong quản lý, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa giao việc và giám sát công việc cộng tiến độ trên đó sẽ giúp nhân sự thấy hứng thú hơn trong công việc. Làm việc với một doanh nghiệp bắt kịp xu thế cũng chính là điều làm cho nhân sự gắn kết lâu hơn trong doanh nghiệp của mình.

Thứ 8 là chính sách doanh nghiệp uyển chuyển

Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, làm việc từ xa, giám sát online, lịch trình làm việc linh hoạt mang lại tính chủ động rất lớn. Có rất nhiều bạn trẻ chọn công việc làm việc từ xa hay áp dụng hiệu quả công việc không quy định thời gian cũng là lựa chọn ưu tiên của rất nhiều bạn trẻ.

Xu hướng vừa đi du lịch vừa đi làm, hay làm tập chung xong công việc rồi nghỉ ngơi một thể cũng là những ưu tiên hàng đầu. Tất nhiên nó không thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất. Nhưng khi tối ưu và giảm thiểu được thì sẽ làm cho doanh nghiệp chuyển mình vượt bậc trong việc giữ chân nhân sự trong thời kỳ mới.

Thứ 9 là phân vai rõ ràng

Khi làm ở doanh nghiệp mà nhân sự không biết rõ ràng vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình là gì cũng dẫn đến nghỉ việc. Ngay từ ban đầu mô tả công việc, phân vai rồi trách nhiệm, quyền lợi rõ ngay từ ban đầu sẽ tránh được sự mập mờ trong công việc. Nhân sự sẽ làm việc trong sự không rõ ràng và thiếu sự tập trung nhất quán. Đôi lúc làm lại sợ thừa, không làm thì sợ thiếu…vậy nên dẫn đến công việc trì trệ và thiếu hiệu quả.

Trong doanh nghiệp nếu nhân viên không thể hiểu được những mục tiêu của doanh nghiệp hoặc bộ phận là gì, cũng như vai trò của nhân sự trong các chiến lược tổng thể thì nhân sự sẽ không cảm thấy gắn kết với công ty. Việc đồng bộ và xây dựng một bộ giá trị doanh nghiệp sẽ giúp nhân sự có mục tiêu cụ thể, rõ ràng.

Cuối cùng là tạo ra cân bằng trong công việc và cuộc sống

Dồn việc, tăng ca và làm việc quá sức, quá tải cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhân viên nghỉ việc. Doanh nghiệp phải đưa ra những chính sách hợp lý và phân bổ công việc để cân bằng công việc – cuộc sống giúp nhân sự không bị quá áp lực. Đôi khi những yếu tố tưởng chừng đơn giản nhưng giúp cho nhân sự yên tâm hơn trong sự nghiệp của mình.

Tin bài khác
Doanh Nghiệp nào được vinh danh "Top nhà tuyển dụng yêu thích 2024" ?

Doanh Nghiệp nào được vinh danh "Top nhà tuyển dụng yêu thích 2024" ?

CareerViet công bố danh sách “Top Nhà tuyển dụng yêu thích 2024”, vinh danh những công ty có môi trường làm việc lý tưởng và thu hút nhân tài mạnh mẽ.
Thêm đề xuất mới  nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thêm đề xuất mới nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang sửa đổi Thông tư 06/2022 nhằm tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), tháo gỡ khó khăn, và thúc đẩy hiệu quả triển khai các chính sách.
Nâng cao quản trị doanh nghiệp: Hướng tới ESG và phát triển bền vững

Nâng cao quản trị doanh nghiệp: Hướng tới ESG và phát triển bền vững

Trong xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng đánh giá cao vai trò của quản trị trong việc hướng tới ESG, hướng tới phát triển bền vững.
Green Transition – Liên minh cung cấp giải pháp ESG toàn diện

Green Transition – Liên minh cung cấp giải pháp ESG toàn diện

Chuyển đổi xanh là một thuật ngữ được nhắc đến nhiều hiện nay. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đối mặt với áp lực tăng cao trong việc áp dụng các giải pháp chuyển đổi sang nền kinh tế bền vững – phát thải thấp .
Áp lực từ thương mại điện tử: Hàng Việt Nam mất thị phần trên sân nhà?

Áp lực từ thương mại điện tử: Hàng Việt Nam mất thị phần trên sân nhà?

Thương mại điện tử mang đến cơ hội cho nhiều cá nhân, doanh nghiệp…Nhưng nó đang khiến các kênh phân phối truyền thống đối diện với những khó khăn chưa từng có.
Kỹ năng ra quyết định: Chìa khóa thành công của nhà lãnh đạo hiện đại

Kỹ năng ra quyết định: Chìa khóa thành công của nhà lãnh đạo hiện đại

Để phát triển bền vững, nhà lãnh đạo cần rèn kỹ năng ra quyết định nhanh nhạy, hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các bước quan trọng đưa ra quyết đinh.
"Đầu tư vào quản trị công ty" mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh

"Đầu tư vào quản trị công ty" mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh

Sáng 29/11, Báo Đầu tư tổ chức gặp gỡ báo chí trước Diễn đàn thường niên về Quản trị Công ty lần thứ 7 “Đầu tư vào Quản trị Công ty: Chiến lược Thu hút Nhà đầu tư có trách nhiệm trong Xu thế Quốc tế hoá Thị trường”.
Elevation Talks: Xây dựng chiến lược đầu tư dành cho giới siêu giàu

Elevation Talks: Xây dựng chiến lược đầu tư dành cho giới siêu giàu

Giới siêu giàu Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng với nhu cầu đầu tư ngày càng đa dạng phong phú. Elevation Talks, chuỗi sự kiện đầu tư độc đáo do BIDV và Dragon Capital phối hợp tổ chức...
Làm việc tại văn phòng có trở lại thành xu hướng trong tương lai?

Làm việc tại văn phòng có trở lại thành xu hướng trong tương lai?

Xu hướng làm việc từ xa, làm việc linh hoạt trở nên khá phổ biến kể từ sau đại dịch Covid 19. Tuy nhiên, sau hơn ba năm triển khai thì mô hình làm việc này đã có những bước ngoặt khi hiện nay có nhiều công ty đã yêu cầu nhân viên quay trở lại làm việc tại văn phòng.
Kinh nghiệm khi đưa doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài

Kinh nghiệm khi đưa doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài

Jonathan Grubin, nhà sáng lập và CEO của SoPost, một trong những CEO xuất sắc của Vương quốc Anh, đã chia sẻ những yếu tố quan trọng để tăng trưởng quốc tế thành công, đồng thời duy trì văn hóa gắn kết doanh nghiệp.
Taeko Yamamoto - Giám đốc tiếp thị Fujitsu: Tiếp thu di sản là chìa khóa thành công của công ty trên toàn cầu

Taeko Yamamoto - Giám đốc tiếp thị Fujitsu: Tiếp thu di sản là chìa khóa thành công của công ty trên toàn cầu

Khi Fujitsu tìm cách tái định nghĩa vai trò dẫn đầu trong quá trình chuyển đổi bền vững, bà Taeko Yamamoto, Giám đốc tiếp thị của công ty, đã tận dụng di sản Nhật Bản để thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hòa nhập.
Lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò tiên phong trong triển khai ESG

Lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò tiên phong trong triển khai ESG

“Lãnh đạo doanh nghiệp là những người đưa ra định hướng chiến lược cho công ty, vì thế họ giữ vai trò tiên phong trong việc triển khai ESG”, đó là nhận định của ông Nguyễn Thanh Khiết – Chủ tịch Viện Quản lý đúng NBO với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xung quanh vấn đề này.
4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số

4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, 4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số là: Khiêm tốn, học hỏi; thích ứng; có tầm nhìn xa và tương tác.
7 lợi ích của hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR)

7 lợi ích của hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR)

Quan hệ nhà đầu tư (IR) là một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây không chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp và cổ đông, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và gia tăng niềm tin của thị trường tài chính vào công ty.
Igloo xây dựng chiến lược để thu hút Gen Z và thúc đẩy sự thâm nhập bảo hiểm tại Việt Nam

Igloo xây dựng chiến lược để thu hút Gen Z và thúc đẩy sự thâm nhập bảo hiểm tại Việt Nam

Khi Gen Z vào tầm ngắm các công ty bảo hiểm nhưng làm sao để thu hút họ đến với bảo hiểm đang được các công ty công nghệ bảo hiểm quan tâm, vì lực lượng này chiếm đến 25% lực lượng lao động tại Việt Nam.