Thứ tư 16/07/2025 06:35
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nhà nước vẫn hỗ trợ một phần kinh phí cho các dịch vụ công thiết yếu

12/10/2020 00:00
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo nghị định quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL).

Nhờ tự chủ nên một số bệnh viện vừa có tiền đầu tư cơ sở vật chất.

Nhờ tự chủ nên một số bệnh viện vừa có tiền đầu tư cơ sở vật chất, tăng lương cho đội ngũ y bác sĩ, vừa nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân.

Theo đó, bên cạnh việc “chốt” phải tính đủ chi phí trong giá dịch vụ công, Bộ Tài chính dự kiến một số dịch vụ công mang tính thiết yếu, ảnh hưởng đến an sinh xã hội thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, Nhà nước vẫn phải hỗ trợ một phần chi phí, do đó chưa được tính đầy đủ chi phí cung cấp dịch vụ trong giá.

Hơn 72% ĐVSNCL vẫn hoàn toàn dựa vào ngân sách

Thực tiễn thời gian qua cho thấy việc triển khai giao quyền tự chủ tài chính cho ĐVSNCL đã mang lại một số kết quả tích cực. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP được ban hành là nghị định khung quy định các vấn đề chung về cơ chế tự chủ của ĐVSNCL. Qua thời gian thực hiện, đã tăng quyền tự chủ các ĐVSNCL trong việc sử dụng tài sản, nguồn lực tài chính, nhân lực trong cung cấp dịch vụ công. Bên cạnh đó, việc giao quyền tự chủ tài chính đã góp phần tăng số lượng dịch vụ công, đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng dịch vụ công; cải thiện điều kiện, tăng thu nhập cho người lao động, tăng tích lũy phát triển cơ sở vật chất các đơn vị này.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Bộ Tài chính cho biết, tính đến hết năm 2016, trong 57.171 ĐVSNCL được giao cơ chế tự chủ về tài chính theo các mức độ khác nhau, thì tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư có 123 đơn vị (0,21%); tự bảo đảm chi thường xuyên có 1.934 đơn vị (3,33%); tự bảo đảm một phần chi thường xuyên có 12.968 đơn vị (22,36%); số còn lại là 42.146 đơn vị (72,67%) do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

Như vậy có thể thấy, còn đến hơn 72% ĐVSNCL vẫn phải hoàn toàn dựa vào ngân sách. Điều đó có nghĩa, việc thực hiện quy định về tự chủ đến thời điểm này vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ như, cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cho cung cấp dịch vụ công về cơ bản vẫn thực hiện theo yếu tố đầu vào; chức năng, nhiệm vụ; mức độ phân loại tự chủ của ĐVSNCL ổn định trong 3 năm; chưa gắn việc giao dự toán với số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công. Về cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công còn hạn chế, như: số lượng danh mục sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN áp dụng các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng...

Năm 2021 phải tính đủ chi phí trong giá dịch vụ công

Theo quy định, lộ trình đến năm 2020, giá dịch vụ công phải tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định. Tuy nhiên, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa điều chỉnh hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công theo lộ trình. Mới có lĩnh vực y tế đã ban hành khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có bảo hiểm y tế và không có bảo hiểm y tế. Điều này dẫn đến việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch và NSNN vẫn phải tiếp tục bao cấp các ĐVSNCL.

Khắc phục tồn tại nêu trên, dự thảo nghị định lần này quy định nguyên tắc: đến năm 2021 giá cung cấp dịch vụ công cần được tính đầy đủ chi phí. Đồng thời dự thảo bổ sung quy định cụ thể, trong trường hợp chưa ban hành được định mức kinh tế kỹ thuật, thì các chi phí trực tiếp và chi phí quản lý để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công được xác định theo số thực hiện bình quân của 3 năm trước liền kề.

Tuy vậy, Bộ Tài chính cho rằng, trên thực tế sẽ vẫn còn một số loại dịch vụ công mang tính thiết yếu, ảnh hưởng đến an sinh xã hội trong lĩnh vực giáo dục, y tế, sẽ chưa tính được đầy đủ chi phí cung cấp dịch vụ trong giá, vẫn cần tiếp tục duy trì cơ chế nhà nước hỗ trợ một phần chi phí cung cấp dịch vụ.

Ví dụ như đối với giáo dục phổ thông. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tổng hợp của các địa phương, đối với năm học 2017 - 2018, mức thu học phí trung bình cấp học mầm non, cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông thấp hơn từ 9 - 10 lần chi phí đào tạo (số chi từ NSNN cho giáo dục phổ thông).

Do đó, nếu thực hiện tính đủ chi phí vào giá dịch vụ thì dự kiến mức học phí giáo dục phổ thông sẽ phải tăng từ 9 - 10 lần so với hiện nay, như vậy sẽ không khả thi với mức đóng góp của xã hội. Vì vậy, dự thảo nghị định bổ sung quy định: “Lộ trình tính giá đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và và giá dịch vụ giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục, đào tạo của nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và pháp luật chuyên ngành”.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giá, trả lời phóng viên TBTCVN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, thời gian qua, một số đơn vị như trường đại học, bệnh viện đã đi đúng hướng khi thực hiện tự chủ, không phụ thuộc vào “bầu sữa” ngân sách. Nhờ tự chủ đã có nguồn thu, từ đó vừa đầu tư cơ sở vật chất, vừa nâng cao đời sống của cán bộ, nhân viên. Do đó, thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện cơ chế để đẩy mạnh hơn nữa việc tự chủ tài chính của ĐVSNCL. Tuy nhiên, cần xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc cụ thể đối với từng đối tượng phải tự chủ tài chính. Đối với lộ trình tính đủ chi phí vào giá dịch vụ công, một số loại hình dịch vụ (học phí ở bậc học phổ thông như đề xuất của Bộ Tài chính), vẫn cần nhà nước hỗ trợ một phần, tránh tác động tăng giá quá cao, ảnh hưởng tới an sinh xã hội.

Tính đến hết năm 2016, trong 57.171 ĐVSNCL được giao cơ chế tự chủ về tài chính theo các mức độ khác nhau, thì tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư có 123 đơn vị (0,21%); tự bảo đảm chi thường xuyên có 1.934 đơn vị (3,33%); tự bảo đảm một phần chi thường xuyên có 12.968 đơn vị (22,36%); số còn lại là 42.146 đơn vị (72,67%) do ngân sách nhà nước (NSNN) bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động.

Minh Anh

Tin bài khác
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.
Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến miễn thuế cho doanh nghiệp công nghệ mới như AI, bán dẫn. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy đổi mới, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.