Thứ tư 16/07/2025 02:16
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cơ hội lựa chọn dòng vốn, đối tác

12/10/2020 00:00
Trước thềm sự kiện VBS 2019, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu Kinh tế của Thủ tướng, cho rằng trong quan hệ kinh tế đối ngoại hiện nay Việt Nam đang phải chịu sức ép rất lớn, nên VBS 2019 sẽ là cơ hội để Việt Nam vươn lên lựa chọn dò

Xoay trục, giải tỏa sức ép

PV: Thưa bà, có ý kiến cho rằng VBS 2019 là cơ hội để Việt Nam quảng bá môi trường đầu tư, từ đó thu hút vốn đầu tư FDI hiệu quả hơn. Bà nhận định như thế nào về điều này?

Bà Phạm Chi Lan: Tôi cho rằng VBS 2019 sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, tìm kiếm đối tác kinh doanh và cũng là dịp để doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Đây cũng lúc Việt Nam cần phải lựa chọn dòng vốn và những nhà đầu tư tiềm năng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến vấn đề trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, và cam kết chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI.

Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế - thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của nhiều tổ chức thương mại quan trọng ở khu vực và trên thế giới. Đây là lúc kinh tế thế giới có nhiều thay đổi, nên cũng là cơ hội để Việt Nam sắp xếp lại quan hệ trong kinh tế đối ngoại với các đối tác.

VBS 2019 có một điểm nhấn đáng chú ý là rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản tham dự, điều này cũng cho thấy đang có sự dịch chuyển về thị trường đầu tư của dòng vốn đến từ các quốc gia này từ tác động của thương chiến Mỹ - Trung, và cũng cho thấy Việt Nam đang là môi trường đầu tư được họ chú ý đến.

Bà đánh giá thế nào về vai trò của vốn FDI trong thời gian qua?

Trong những năm qua, vốn đầu tư FDI đã có nhiều đóng góp vào kinh tế Việt Nam, điều này đã được thừa nhận rộng rãi và ngay cả Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị mới đây cũng đã khẳng định sự đóng góp này. Một phần nữa là chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp FDI, đã phần nào đó giúp các doanh nghiệp trong nước học hỏi được kinh nghiệm quản lý, khoa học, tổ chức sản xuất và qua đó đã trưởng thành lên rất nhiều.

Phải khẳng định rằng Việt Nam vẫn rất cần phải thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi ngay cả ở những nước tiên tiến nhất như Mỹ, Nhật Bản… chính sách thu hút FDI vẫn rất quan trọng. Việt Nam lại là nước đang phát triển, đang rất cần bước vào giai đoạn phát triển mới - giai đoạn dựa trên khoa học, công nghệ để tạo ra những đột phá về năng suất lao động, càng phải tiếp tục cố gắng thu hút FDI.

Nhưng tôi cho rằng, hiện nay Việt Nam đang đứng trước sức ép rất lớn về kinh tế đối ngoại nói chung và vốn FDI nói riêng. Sức ép này không chỉ đến từ kinh tế mà còn đan cài cả yếu tố chính trị, ngoại giao. Dẫu vậy, đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam “xoay trục”, chuyển hướng trong lựa chọn đối tác kinh tế và từ đó định hình cho phát triển kinh tế của mình.

3 vấn đề cần lưu ý về FDI

Như trên vừa nói Việt Nam đang đứng trước những sức ép và buộc phải lựa chọn đối tác, cũng như đối với vấn đề thu hút vốn đầu tư FDI hiện nay. Theo bà Việt Nam nên lựa chọn như thế nào?

Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị vừa qua đã chỉ ra rằng, các chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI có cam kết nhưng trên thực tế vẫn chưa có. Thí dụ như cam kết nội địa hóa cho một số sản phẩm của Việt Nam trong ngành sản xuất ô tô, song trên thực tế vẫn không thực hiện được.

Hay như vấn đề bảo vệ môi trường vẫn có một loạt doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường và vi phạm luật Việt Nam; việc sử dụng lao động giá rẻ là chính, còn đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động không đáng bao nhiêu… Tất cả những vấn đề trên đã nói lên những hạn chế về chính sách thu hút, quản lý FDI ở Việt Nam.
Tôi cho rằng đối với vấn đề thu hút vốn FDI hiện nay ở Việt Nam có 3 vấn đề lớn cần phải đặc biệt lưu ý.

Thứ nhất, thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới cần phải chú ý đến khía cạnh đảm bảo an ninh - quốc phòng của đất nước. An ninh - quốc phòng ở đây phải hiểu là cả những địa điểm không thể để cho các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) nắm được, những lĩnh vực phải cảnh giác trong việc lựa chọn NĐTNN, nhất là những NĐTNN có thể gây ra nguy cơ đe dọa an ninh - quốc phòng.

Thứ hai, NĐTNN phải đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ, nghĩa là Việt Nam sẽ kén chọn và ưu tiên cho những doanh nghiệp, những nhà đầu tư có chuyển giao công nghệ chứ không chấp nhận những dự án đầu tư với công nghệ thấp có nguy cơ gây ô nhiễm. Việt Nam đã qua thời phải thu hút FDI bằng mọi giá, kể cả cái giá phải trả rất đắt đỏ như tàn phá môi trường làm ảnh hưởng đến phát triển bền vững hoặc công nghệ thấp, lao động giá rẻ…

Hiện nay, Việt Nam có quyền “kén chọn” nhà đầu tư và nên sử dụng quyền này của mình. Chúng ta chỉ chấp nhận những nhà đầu tư mang được công nghệ tiên tiến và tạo được giá trị gia tăng cao, nhất là khi Việt Nam đang muốn thực hiện CMCN 4.0 và hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa của mình.

Thứ ba, trong thu hút vốn FDI, Việt Nam cần lựa chọn và không chấp nhận những nhà đầu tư khi vào Việt Nam để đầu tư những dự án mang giá trị ảo.

Thí dụ như là trên danh nghĩa là doanh nghiệp nội địa, nhưng thực chất đứng đằng sau là vốn NĐTNN, họ chi phối hoạt động của doanh nghiệp “ma” tại Việt Nam để nhằm tạo vỏ bọc, trốn thuế, hưởng ưu đãi.

Thưa bà, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có là lợi thế cho Việt Nam lựa chọn doanh nghiệp FDI?

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay cũng có yếu tố tích cực đối với Việt Nam, cụ thể đó là dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc có thể chuyển sang Việt Nam trong tương lai gần để tránh bị “vạ lây”.

Nhưng ngay cả khi dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc chuyển dịch sang cũng có hai dòng khác nhau về bản chất. Dòng vốn thứ nhất là đã có ở Việt Nam, họ là các NĐTNN đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU… Nay họ chuyển từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam để hoạt động kinh doanh tiếp, thí dụ như Samsung.

Dòng vốn thứ hai là trực tiếp từ các nhà đầu tư Trung Quốc, họ cũng chuyển sang Việt Nam để “lánh nạn” và né thuế trong thương chiến, đây là dòng vốn chuyển dịch phải cảnh giác.

Bởi nếu đón nhận dòng đầu tư từ Trung Quốc sang rủi ro sẽ rất lớn không chỉ về ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, chất lượng kém… mà còn có thể khiến Việt Nam trở thành “nạn nhân bất đắc dĩ” của thương chiến Mỹ - Trung, khi bị cho là nơi để Trung Quốc lánh nạn, né thuế quan từ Mỹ.

Bà đánh giá thế nào về những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ trong thời gian qua?

Tôi cho rằng trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có những nỗ lực rất lớn để cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư.

Theo tôi, thời gian tới những chính sách sẽ ngày càng hoàn thiện hơn nữa, tạo điều kiện cho các NĐTNN vào Việt Nam, nhất là khi Luật Đầu tư sẽ được sửa đổi và luật về PPP sẽ được ban hành.

Tôi tin rằng sự bình đẳng, công bằng chính là tính hấp dẫn lâu dài và bền vững của một môi trường đầu tư. Nghĩa là các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch Việt Nam hay nước ngoài, nếu rót vốn vào những lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên, hoặc dự án có trình độ công nghệ cao, thân thiện môi trường… cũng sẽ được hưởng ưu đãi như nhau.

Xin cảm ơn bà.

Đây cũng lúc Việt Nam cần phải lựa chọn dòng vốn và những nhà đầu tư tiềm năng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến vấn đề trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệp, và cam kết chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI.

Tin bài khác
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả bủa vây, hàng thật “chịu trận”: Doanh nghiệp kêu gọi luật sòng phẳng và hành động từ tâm

Hàng giả, hàng nhái và thông tin bịa đặt không chỉ làm tổn hại doanh thu mà còn đẩy nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính vào thế gồng gánh hậu quả thay cho những hành vi ngoài tầm kiểm soát.
Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Ngành Thuế giảm gần 97.000 tỷ đồng thuế: Tín hiệu chính sách tiếp sức doanh nghiệp vượt khó

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành Thuế đã triển khai hàng loạt chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế với tổng số tiền lên tới gần 97.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là những con số hỗ trợ tài khóa, mà còn là cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.
Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung mất một nửa lợi nhuận quý II/2025 vì khủng hoảng chip AI

Samsung lần đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm kể từ năm 2023, do bị đối thủ SK Hynix vượt mặt trong mảng chip AI và ảnh hưởng từ các lệnh cấm xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc của Mỹ.
Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Dòng tiền đổi hướng, fintech Đông Nam Á bước vào “giai đoạn chọn lọc”

Theo báo cáo mới nhất từ Tracxn, trong 6 tháng đầu năm 2025, các startup fintech Đông Nam Á huy động được tổng cộng 776 triệu USD, tăng 31% so với nửa cuối năm 2024 nhưng vẫn giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Tăng tốc chuyển đổi số: “Lá chắn” mới chống hàng giả, gian lận thương mại

Ứng dụng AI, dữ liệu lớn và tăng cường liên ngành là giải pháp then chốt giúp ngăn chặn hàng giả, gian lận thương mại trong môi trường số đang bùng nổ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch: Mạo danh doanh nghiệp lữ hành, chiếm đoạt tiền triệu mỗi ngày

Mùa du lịch Hè 2025 đang bước vào cao điểm cũng là lúc các chiêu trò lừa đảo “tăng nhiệt”. Nhiều du khách mất tiền oan vì tin vào các tài khoản mạo danh doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… được “gắn mác” chính thống. Bộ Công an đã phát đi cảnh báo khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo ngại này.
Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Nhà đầu tư cá nhân Mỹ thắng lớn nhờ chiến lược “bắt đáy”

Chiến lược “mua khi giá giảm” đã giúp nhà đầu tư cá nhân tại Mỹ thu lãi cao nhất kể từ đầu đại dịch, đóng vai trò trung tâm trong đà tăng kỷ lục của Phố Wall năm 2025.
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất”: SHS gọi tên 5 nhóm ngành triển vọng

Trong báo cáo chiến lược nửa cuối năm 2025 vừa công bố, Công ty Chứng khoán SHS nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một “khoảnh khắc thú vị” – giai đoạn mà tâm lý nhà đầu tư dao động giữa kỳ vọng tăng trưởng và sự thận trọng với các rủi ro vĩ mô.
Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Hà Nội tiên phong lập Quỹ đầu tư mạo hiểm - vốn mồi cho công nghệ cao

Trong bối cảnh khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đang xúc tiến thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm với nguồn vốn ban đầu từ ngân sách thành phố.
Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất chạm đáy đâu là kênh đầu tư khôn ngoan nhất hiện nay?

Lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác. Bất động sản, chứng khoán và vàng được xem là lựa chọn tốt nhất?
DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp chuyển nhượng Lam Hạ Center Point, thu về nghìn tỷ

DIC Corp được chấp thuận chuyển nhượng dự án Lam Hạ Center Point, dự kiến thu hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là bước đi chiến lược giúp tập đoàn tái cơ cấu tài chính.