Thứ sáu 08/11/2024 17:51
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Xu hướng chuyển dịch năng lượng tạo đà phát triển cho doanh nghiệp Việt

08/11/2024 14:27
Chuyển dịch năng lượng sạch mở ra cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt. Dù tiềm năng lớn, quá trình này vẫn đối mặt với nhiều thách thức.
aa
Xu hướng chuyển dịch năng lượng tạo đà phát triển cho doanh nghiệp Việt
Xu hướng chuyển dịch năng lượng được kỳ vọng sẽ tạo đà phát triển cho doanh nghiệp Việt.

Thách thức trong dịch chuyển năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang sử dụng năng lượng tái tạo, Apple – một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới đã đặt ra mục tiêu gây áp lực lên hơn 200 nhà cung cấp để cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Cam kết này đồng nghĩa với gần 3.000 gigawatt năng lượng tái tạo dành cho sản xuất các sản phẩm Apple, cho thấy xu hướng sử dụng năng lượng sạch ngày càng trở nên phổ biến và cấp thiết.

Xu hướng tiêu dùng và áp lực từ người mua toàn cầu, cùng với các mục tiêu quốc gia về trung hòa carbon và phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đang đòi hỏi Việt Nam chuyển dịch năng lượng sạch với tốc độ và quy mô chưa từng có. Chẳng hạn, để đạt mục tiêu này, đến năm 2050, Việt Nam cần tăng gấp 20 lần sản lượng điện mặt trời và 15 lần sản lượng điện gió so với năm 2020.

Trong bối cảnh đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng năng lượng sạch đóng vai trò quan trọng. Chuỗi cung ứng này bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu thụ năng lượng từ các nguồn tái tạo hoặc ít phát thải carbon, hướng đến giảm thiểu tác động môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng tại PwC Việt Nam
Ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng tại PwC Việt Nam.

Chia sẻ với phóng viên về vấn đề này, ông Abhinav Goyal, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn Dự án Đầu tư và Cơ sở hạ tầng tại PwC Việt Nam, nhận định rằng, Việt Nam đang tiến những bước đáng kể trong việc thúc đẩy năng lượng tái tạo thông qua các chính sách và mục tiêu quốc gia. Theo ông, Quy hoạch điện VIII đã xác định những mục tiêu cụ thể, trong đó đến năm 2030, hơn 30% nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ đến từ năng lượng tái tạo, và tham vọng cao hơn cho năm 2050 là hơn 60%.

Tuy nhiên, ông Goyal cũng chỉ ra rằng, những mục tiêu này đặt ra không ít thách thức, đặc biệt là trong việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo trong chuỗi cung ứng của Việt Nam.

Trước tiên, ông Goyal cho rằng, cần phải giải quyết khó khăn về mặt chính sách. Trước đây, Việt Nam đã có cơ chế giá điện ưu đãi cho năng lượng tái tạo, nhưng hiện tại cơ chế này không còn, và trong tương lai, cần phải có các chính sách mới và lộ trình phát triển rõ ràng để hỗ trợ ngành năng lượng tái tạo. Các quy định và chiến lược dài hạn là cần thiết để duy trì sự phát triển bền vững của nguồn năng lượng này.

Thứ hai, ông nhấn mạnh đến các thách thức về tài chính. Hiện tại, các sản phẩm tài chính ở Việt Nam chủ yếu áp dụng hình thức cho vay theo công ty, thay vì theo từng dự án cụ thể. Việc phát triển các cơ chế tài chính phù hợp như cho vay theo dự án, cho vay dài hạn, hay các hình thức tài chính hỗn hợp sẽ giúp tăng cường khả năng huy động vốn cho các dự án năng lượng tái tạo.

Theo một nghiên cứu của PwC, Việt Nam hiện chậm hơn các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Thái Lan hay Ấn Độ về tỷ lệ nội địa hóa trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Chẳng hạn, Thái Lan đạt tỷ lệ nội địa hóa 50-60% trong năng lượng mặt trời, gió và sinh khối nhờ vào sản xuất địa phương mạnh mẽ và các đối tác công-tư. Tỷ lệ này ở Ấn Độ lên tới 60-70% nhờ vào các sáng kiến “Make in India” và nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đạt khoảng 30-40% trong lĩnh vực điện mặt trời và gió, chủ yếu từ việc sản xuất các tấm pin mặt trời và tuabin gió.

Theo PwC, những con số trên đang cho thấy, thành công của các quốc gia láng giềng có thể là nguồn cảm hứng để Việt Nam quyết liệt hơn trong việc thúc đẩy chính sách nội địa hóa và chuyển dịch năng lượng.

Tiếp cận ưu đãi tài chính - Chìa khóa để doanh nghiệp hướng đến chuyển đổi xanh bền vững

Tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo vẫn còn hạn chế so với các nước trên thế giới, nhưng số lượng doanh nghiệp áp dụng công nghệ này đang gia tăng đáng kể. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất và may mặc, đã dần hình thành thói quen sử dụng năng lượng sạch. Một ví dụ điển hình trong xu hướng này là May 10 – doanh nghiệp tiên phong trong việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

Cụ thể, công ty đã tập trung vào việc xanh hóa sản xuất và kinh doanh từ nội bộ. Hiện tại, May 10 đã hoàn toàn ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch - trung bình trước đây sử dụng khoảng 1.500 tấn than mỗi năm và chuyển hẳn sang nguồn nhiên liệu sinh khối, điện, hoặc gas. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính

Chia sẻ với phóng viên, ông Hà Mạnh, Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 cho biết: "Công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch hơn, như năng lượng gió, năng lượng tái tạo và năng lượng từ rác. Đặc biệt gần đây, Nghị định 80 của Chính phủ về mua bán điện trực tiếp đã tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Nghị định này cho phép các đơn vị như May 10 có thể bán lượng điện dư thừa từ hệ thống điện năng lượng mặt trời vào những giờ tiêu thụ thấp, giúp các doanh nghiệp có thêm động lực để đầu tư vào các dự án năng lượng sạch".

 ông Hà Mạnh, Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10
Ông Hà Mạnh, Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10.

Tuy công ty đã có những bước đầu thành công trong việc triển khai và đầu tư cho năng lượng sạch, ông Mạnh cũng cho biết, còn gặp nhiều thách thức liên quan đến chính sách và công nghệ trong việc tiếp cận và triển khai các nguồn năng lượng này.

Với những khó khăn đấy, ông Mạnh kiến nghị cần có cơ chế rõ ràng hơn về đơn giá và phương thức mua bán điện trực tiếp giữa người tiêu thụ và các nhà sản xuất năng lượng sạch. Điều này sẽ giúp May 10 nâng cao tỉ lệ năng lượng sạch trong quy trình sản xuất, củng cố các chứng chỉ và chứng nhận quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đáp ứng tốt hơn các yêu cầu khắt khe từ khách hàng.

Dù Chính phủ đã đưa ra nhiều cơ chế hỗ trợ, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn cho các dự án đầu tư vào năng lượng xanh. Ông Mạnh hy vọng thời gian tới sẽ có thêm sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức tài chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các ưu đãi tài chính, từ đó rút ngắn lộ trình và tiến trình hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh bền vững.

Đồng quan điểm, ông Abhinav Goyal cũng cho rằng, Việt Nam cần xây dựng hệ thống tài chính bao gồm nguồn vay, trái phiếu xanh và các công cụ tài chính bền vững để thúc đẩy phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Ông Goyal cũng khuyến nghị cần các cơ chế khuyến khích trong chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo như trợ giá và ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, giúp doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng cho ngành năng lượng tái tạo. Những chính sách này sẽ là động lực quan trọng, thúc đẩy Việt Nam tiến gần hơn đến vị thế quốc gia tiên phong trong khu vực về năng lượng sạch.

.

Tin bài khác
Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp hợp tác phát triển bền vững

Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp hợp tác phát triển bền vững

Thế giới đang đối mặt với nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên, thiếu hụt năng lượng, ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng và phát thải khí nhà kính gia tăng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với báo chí những giải pháp về tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.
Bão YINXING đổ bộ, 3 sân bay chịu ảnh hưởng trực tiếp

Bão YINXING đổ bộ, 3 sân bay chịu ảnh hưởng trực tiếp

Để chủ động ứng phó cơn bão YINXING, Cục Hàng không yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ theo quy định và thực hiện nghiêm Quy trình ứng phó bão.
Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vướng mắc và giải pháp thúc đẩy

Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Vướng mắc và giải pháp thúc đẩy

Tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước chậm, dù có chỉ đạo từ Chính phủ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1%

Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1%

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 10/2024 đạt 69,19 tỷ USD, tăng 5,1% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với tháng trước.
Phòng ngừa sớm tội thao túng chứng khoán, tránh "hình sự hoá" quan hệ kinh tế

Phòng ngừa sớm tội thao túng chứng khoán, tránh "hình sự hoá" quan hệ kinh tế

Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, các đại biểu nhấn mạnh cần phòng ngừa tội thao túng chứng khoán, tránh "hình sự hoá" hệ kinh tế và tập trung vào giải pháp.
Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng thứ 21 về chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu xếp hạng thứ 21 về chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua luôn chú trọng về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng chuyển đổi số trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, đã đạt được thành tích ấn tượng.
Bình Dương bàn nhiều vấn đề tại Hội nghị thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Bình Dương bàn nhiều vấn đề tại Hội nghị thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, Hội nghị thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường dựa trên những kiến nghị và phản ánh từ các Hiệp hội ngành hàng và các Chi hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng: GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới

Thủ tướng: GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Mekong mở rộng (GMS), Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đã đến lúc GMS cần tập trung phát triển hành lang kinh tế thế hệ mới.
Thu ngân sách ngành Hải quan đạt 92,3% dự toán sau 10 tháng

Thu ngân sách ngành Hải quan đạt 92,3% dự toán sau 10 tháng

Lũy kế 10 tháng đầu năm, thu ngân sách ngành Hải quan đã đạt 346.283 tỷ đồng, tương đương 92,3% dự toán và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: “Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” là sự kiện thường niên được Bộ Công Thương chủ trì tổ chức từ năm 2018 đến nay.
Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm dự án tồn đọng, chống lãng phí

Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm dự án tồn đọng, chống lãng phí

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng, chống thất thoát và nâng cao.
Bình Dương ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm năm 2025

Bình Dương ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm năm 2025

Về các dự án, công trình trọng điểm trong năm 2025 và các năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch phân bổ vốn sát sao.
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án

Luật Đầu tư công (sửa đổi): Đẩy mạnh phân cấp thực hiện dự án

Ngày 6/11/2024, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án sửa đổi Luật Đầu tư công, nhấn mạnh phân cấp quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.
Du lịch Việt Nam thu "quả ngọt" từ chính sách thị thực, quảng bá kích cầu

Du lịch Việt Nam thu "quả ngọt" từ chính sách thị thực, quảng bá kích cầu

Nhờ vào các chính sách linh hoạt, cải thiện hạ tầng và mở rộng cơ hội tiếp cận, du lịch Việt Nam đang ngày càng khẳng định sức hấp dẫn và sự phục hồi mạnh mẽ.