Thứ hai 31/03/2025 11:51
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

27/03/2025 13:01
Nguyên đơn đã chính thức rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá vào ngày 6/3/2025 với xi măng Việt Nam, với lý do tập trung nguồn lực cho vụ điều tra tự vệ xi măng đang diễn ra tại Philippines.
Bài liên quan
Sơ mi rơ moóc Việt đối mặt nguy cơ chịu thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ
Kinh nghiệm từ thép Hòa Phát để không bị áp thuế chống bán phá giá tại châu Âu

Ủy ban thuế Philippines (TC) mới đây đã thông báo về việc nguyên đơn rút đơn yêu cầu rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với xi măng nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Philippines áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng xi măng, tác động trực tiếp đến sản phẩm bị điều tra.

Trước đó, ngày 9/3/2023, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã chính thức áp thuế chống bán phá giá đối với xi măng type 1 (mã HS 2523.29.90) và type 1P (mã HS 2523.90.00) nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế dao động từ 0% đến 23,07% đối với xi măng type 1 và từ 0% đến 23,33% đối với xi măng type 1P. Lệnh áp thuế này được đưa ra trên cơ sở cuộc điều tra chống bán phá giá khởi xướng vào tháng 4/2021.

Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines
Xi măng Việt Nam không bị không rà soát giữa kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá tại Philippines

Ngày 27/11/2024, TC đã ra thông báo khởi xướng rà soát giữa kỳ đối với biện pháp chống bán phá giá trên, dựa trên đề nghị từ ngành sản xuất nội địa Philippines và các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, đến ngày 21/3/2025, TC thông báo rằng nguyên đơn đã chính thức rút đơn yêu cầu rà soát vào ngày 6/3/2025, với lý do tập trung nguồn lực cho vụ điều tra tự vệ xi măng đang diễn ra tại Philippines.

Dù rút đơn, nguyên đơn vẫn đề nghị duy trì thuế chống bán phá giá hiện tại để bảo vệ ngành xi măng nội địa khỏi tác động của hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Theo Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam, việc này không đồng nghĩa với việc Philippines từ bỏ biện pháp chống bán phá giá, mà chỉ phản ánh sự thay đổi chiến lược của nguyên đơn.

Điểm đáng chú ý là do vụ rà soát được khởi xướng dựa trên đề nghị chung của cả ngành sản xuất nội địa Philippines và các nhà xuất khẩu Việt Nam, nên TC vẫn tiếp tục xem xét các kiến nghị từ phía doanh nghiệp Việt Nam mà không cần chấm dứt vụ việc. Trong quá trình điều tra, các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt Nam đã lập luận rằng họ không còn bán phá giá, do đó đề nghị Philippines dỡ bỏ thuế chống bán phá giá.

Để ứng phó hiệu quả, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị Hiệp hội Xi măng Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu cần theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc, tiếp tục gửi bình luận và phối hợp với TC để đảm bảo không bị đánh giá bất hợp tác. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tranh thủ sự ủng hộ của các đối tác nhập khẩu tại Philippines nhằm tạo sức ép và tiếng nói chung. Quan trọng hơn, việc phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ Thương mại sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam nhận được sự hỗ trợ kịp thời trong giai đoạn tiếp theo của vụ việc.

Tin bài khác
Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Chứng khoán Mỹ lao dốc khi niềm tin tiêu dùng bi quan

Phố Wall chứng kiến đà sụt giảm mạnh khi niềm tin tiêu dùng Mỹ suy yếu và lạm phát dai dẳng. Các chỉ số S&P 500, Nasdaq đồng loạt giảm điểm, dấy lên lo ngại về nguy cơ đình lạm 2025.
Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I

Do nguồn cung trong nước cải thiện, nhập khẩu gạo của Philippines giảm mạnh trong quý I.
Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Bầu không khí bất định vì thuế quan vẫn đang bao trùm Phố Wall

Những bất định vì chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump vẫn đang đè nặng lên Phố Wall, với chỉ số S&P 500 lao dốc. Giới đầu tư lo ngại cú sốc kinh tế trước ngày 2/4.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ điều tra bán phá giá với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể tổ chức một phiên điều trần trước khi đưa ra kết luận cuối cùng với với vỏ viên nhộng cứng Việt Nam, dự kiến vào ngày 5/8/2025, trừ trường hợp có gia hạn.
Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ người tiêu dùng Việt trong hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Trong bối cảnh thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ, việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hợp tác quốc tế, sẽ là những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam phát triển một thị trường thương mại điện tử bền vững và đáng tin cậy.
Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam đối mặt khó khăn tại thị trường chủ lực EU và Mỹ

Sự phối hợp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành nghề sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vượt qua thách thức, tiếp tục tận dụng cơ hội tăng trưởng và mở rộng thị phần trên toàn cầu.
Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật "lao dốc" sau động thái thuế quan của Mỹ

Cổ phiếu ô tô Nhật sụt giảm mạnh sau lệnh thuế 25% của Mỹ: Toyota, Nissan, Honda đồng loạt 'bốc hơi' 3%, Thủ tướng Nhật cảnh báo hệ lụy toàn cầu.
Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Thị trường lớn nhất của lao động Việt Nam trong quý đầu năm 2025

Hiện nay, có khoảng 450 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, con số này dự kiến sẽ tăng lên 500 do nhu cầu từ các thị trường tiếp nhận ngày càng cao.
Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Xu hướng tiêu thụ tôm tại các thị trường chủ lực năm 2025

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị trường tôm toàn cầu đang có sự phân hóa rõ rệt khi bước vào năm 2025. Trong bối cảnh ngành tôm quốc tế điều chỉnh sau năm 2024 nhiều biến động, các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đang vận động theo những quy luật riêng, đặt ra cả cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
Trong 2 tháng, châu Âu đã gửi 16 cảnh báo với nông sản Việt Nam

Trong 2 tháng, châu Âu đã gửi 16 cảnh báo với nông sản Việt Nam

Chỉ trong hai tháng đầu năm nay, châu Âu đã phát đi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu và nông sản Việt Nam.
Dubai ban hành quy định mới về hoạt động của các công ty trong khu vực tự do

Dubai ban hành quy định mới về hoạt động của các công ty trong khu vực tự do

Chính quyền Dubai vừa ban hành một nghị quyết mới nhằm điều chỉnh hoạt động của các công ty trong khu vực tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho họ mở rộng hoạt động trong tiểu vương quốc. Bất kỳ tổ chức nào được cấp phép trong khu vực tự do đều có thể hoạt động ở bất kỳ đâu trong Dubai sau khi có được giấy phép cần thiết từ Sở Kinh tế và Du lịch Dubai (DET).
Vị thế của thủy sản Việt Nam tại Brazil

Vị thế của thủy sản Việt Nam tại Brazil

Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Brazil tiếp tục gia tăng và chiến lược xúc tiến thương mại bài bản, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường này dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2025.
Logistics 2025: Thách thức và giải pháp tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Logistics 2025: Thách thức và giải pháp tối ưu hóa chuỗi cung ứng

Trước áp lực chi phí vận tải gia tăng, chiến tranh thương mại và xu hướng dịch chuyển sản xuất, các doanh nghiệp logistics cần đẩy mạnh số hóa, tối ưu chi phí và áp dụng giải pháp thông minh để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ấn Độ dỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Ấn Độ dỡ lệnh cấm xuất khẩu, gạo Việt Nam có bị ảnh hưởng?

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 80% lượng gạo Việt Nam xuất khẩu thuộc phân khúc chất lượng cao, không cạnh tranh trực tiếp với gạo 100% tấm của Ấn Độ.
Nhà đầu tư đổ vào thị trường ASEAN nhờ công nghệ và vai trò "vịnh tránh bão"

Nhà đầu tư đổ vào thị trường ASEAN nhờ công nghệ và vai trò "vịnh tránh bão"

Nhà đầu tư đang đổ vốn vào ASEAN nhờ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, chi phí hợp lý và tiềm năng tăng trưởng, biến khu vực này thành "vịnh tránh bão" trong bối cảnh bất ổn toàn cầu.