Thứ bảy 21/12/2024 18:38
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Xây dựng thương hiệu: Vấn đề sống còn của doanh nghiệp

12/10/2020 00:00
Xây dựng và bảo vệ thương hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với DN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) Lê Thế Bảo đã có cuộc trò chuyện với PV, xung quanh vấn

Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) Lê Thế Bảo

Theo ông, xây dựng và bảo vệ thương hiệu có vai trò như thế nào đối với DN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay?

Ông Lê Thế Bảo: Xây dựng và bảo vệ thương hiệu là vấn đề sống còn của mỗi DN. Thương hiệu sẽ giúp các DN nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định tên tuổi, vị thế trên thị trường. Vì vậy, mỗi DN cần phải xây dựng được chiến lược và phát triển thương hiệu cụ thể, truyền thông mạnh mẽ để có thể bắt kịp xu hướng hội nhập.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nhiều thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam, nếu không đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu tại các thị trường kịp thời, thì nguy cơ bị chiếm đoạt thương hiệu, rơi vào tranh chấp, kiện tụng với nước ngoài sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Đó là chưa kể tới tình trạng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm sở hữu trí tuệ, bản quyền sở hữu công nghiệp hoành hành...

Vì vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, càng phải tính tới phát triển, gìn giữ và bảo hộ thương hiệu, nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ. Song song đó, kịp thời xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp với những cam kết quốc tế để bảo vệ sản xuất trong nước.

Vậy vấn đề này, nhận được sự quan tâm của của Nhà nước, cộng đồng DN Việt Nam tới đâu?

Ông Lê Thế Bảo: Vấn đề xây dựng và bảo vệ thương hiệu hiện nay, được DN rất chú ý, Nhà nước quan tâm. Từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chọn ngày 20/4 hàng năm là “Ngày Thương hiệu Việt Nam” nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam. Trải qua 11 năm xây dựng và phát huy giá trị “Thương hiệu Việt Nam” - ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ Chính phủ, các địa phương, từng DN.

Luật Sở hữu trí tuệ ra đời, trong đó có những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ, chỉ dẫn địa lý… Chúng ta đã thực hiện và DN đã có ý thức thực thi vấn đề sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký kiểu dáng công nghiệp... Tuy nhiên, phải nói rằng, Việt Nam chưa có nhiều thương hiệu lớn ra được thị trường thế giới.

Vì vậy, tôi cho rằng, DN Việt Nam đã có ý thức và đã có chuyển biến trong xây dựng thương hiệu, hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, nhưng thật sự chưa mạnh, vẫn xem lợi nhuận là tiêu chí cao nhất. Vì nhiều yếu tố, đơn cử như kinh phí, trong khi đó, DN Việt Nam rất khó khăn về vấn đề này - nguyên nhân chính chi phối vấn đề xây dựng thương hiệu.

Rõ ràng, DN Việt Nam hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng thương hiệu?

Ông Lê Thế Bảo: Đúng vậy. DN Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng thương hiệu. Thứ nhất, đăng ký một nhãn hiệu không phải ngày một ngày hai là xong, sau khi chuẩn bị mọi thủ tục giấy tờ, phải chờ đợi thời gian rất lâu mới được. Trong khi đó, hàng hóa sản xuất ra liên tục tháng này, tháng sau, năm này, năm sau… phải thay đổi mẫu mã, đăng ký nhãn hiệu không kịp thì ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu. Mặt khác, việc tổ chức hệ thống phân phối như thế nào, tạo hình ảnh của DN, của sản phẩm ra sao... là việc làm rất tốn kém về kinh phí, chứ không đơn giản. Đó là những khó khăn trực tiếp mà các DN Việt Nam gặp phải.

Ngoài ra, hiện nay, có những vấn đề mà cá nhân tôi - thấy chưa rõ và chưa yên tâm, như trong trường hợp nào thương hiệu của Việt Nam được công nhận là thương hiệu Việt Nam (made in Vietnam) - mặc dù đã đăng ký nhãn hiệu? Hàng hóa, nếu ra nước ngoài đặt sản xuất rồi gắn mác Việt Nam vào, thì có phải của Việt Nam không?... Đây là vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu của DN Việt Nam.

Nói chung, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong công tác này về kinh phí, tổ chức, trình tự pháp luật…?

Ông Lê Thế Bảo: Cái khó trong bảo vệ thương hiệu, luật pháp quy định thì có nhưng rắc rối. Đối với nước ngoài, lực lượng hải quan hay công an, thấy hàng giả, hàng nhái là có thể bắt ngay. Riêng ở Việt Nam thì sao? Thủ tục của Việt Nam phức tạp, cơ quan này giám định, cơ quan kia giám định, mà giám định cũng chỉ là… tham khảo (?!). Cho nên, các lực lượng thực thi cũng ngại, nhỡ xử lý rồi sau họ kiện lại, nếu không đúng thì ai chịu? Vì vậy, về mặt luật pháp cần xem xét lại.

Vấn đề nữa là trong đấu tranh thực thi sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, rất công phu, lực lượng chức năng phải làm cả ngày cả đêm, nhưng kinh phí rất hạn hẹp. Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ là phần tịch thu được từ hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng vi phạm pháp luật, thì trích lại một phần cho các lực lượng này. Chính phủ rất quan tâm, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được một cách thỏa đáng nên anh em cũng khó khăn.

Để xây dựng và bảo vệ thương hiệu cho DN, các cơ quan chức năng, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam nói riêng có vai trò như thế nào?

Ông Lê Thế Bảo: Nhà nước đã có hỗ trợ cho công tác này, nhưng chưa rõ ràng. Quỹ dành cho bảo vệ thương hiệu - DN vẫn đưa vào, vẫn làm được (tuy nhiên không phải nhiều DN làm được việc này), nhưng danh chính ngôn thuận của Nhà nước là chưa có.

Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam là một tổ chức phi chính phủ, không có quyền lực trên thị trường (quyền lực thuộc cơ quan nhà nước), nhưng có quyền kiến nghị vấn đề này, vấn đề kia với cơ quan thực thi, chính quyền các cấp để xử lý, vì vậy cũng bị hạn chế. Tuy nhiên, Hiệp hội vẫn quan tâm đến vấn đề này, bằng việc: Nếu thương hiệu của DN bị xâm hại, thì Hiệp hội đứng ra can thiệp, giúp đỡ; còn việc xử lý như thế nào thì đó là cơ quan pháp luật của nhà nước làm, chứ Hiệp hội không có thẩm quyền.

Trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu, phải chăng vai trò lớn nhất vẫn là DN?

Ông Lê Thế Bảo: Đúng vậy. Trong xây dựng và bảo vệ thương hiệu, vai trò lớn nhất vẫn là DN, các lực lượng thực thi chỉ hỗ trợ cho DN vươn lên. Có một thời, bia Vạn Lực của bên kia biên giới tràn sang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đẩy mạnh sản xuất trong nước, DN Việt Nam vươn lên nắm giữ thị phần, thì bia Vạn Lực “biến” ngay khỏi miền Bắc Việt Nam. Hay như, ở phía nam, Nhà máy Thuốc lá Khánh Hòa khi vươn lên thì những sản phẩm làm giả, làm nhái, hàng lậu bị đẩy lùi…

Có thể khẳng định, vai trò của DN cực kỳ quan trọng. Nếu DN không quan tâm một cách đúng mức thì không thể thành công trong công tác này. Không có bàn tay của DN, thì các lực lượng thực thi rất hạn chế (DN hỗ trợ cơ quan thực thi).

Làm thế nào để thương hiệu Việt Nam vươn tầm thế giới?

Ông Lê Thế Bảo: Vai trò của thương hiệu rất quan trọng. Một đất nước có nhiều thương hiệu lớn, thì dứt khoát là cường quốc kinh tế. Thương hiệu đánh giá nền kinh tế có mạnh hay không. DN Việt Nam đã có ý thức, nhưng tầm cỡ chưa đạt vì còn nhiều khó khăn, tiềm lực kém.

Hàng hóa Việt Nam vươn ra thị trường thế giới, thể hiện ngay ở kim ngạch xuất khẩu vừa qua, sản phẩm của Việt Nam có những tiến bộ. Nhưng để hình ảnh, thương hiệu trở thành một cái rõ nét thì chưa có; chúng ta mới lấy - thiên số liệu nhiều, chứ thương hiệu có giá trị tầm thế giới thì còn khiêm tốn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Hà Thu (thực hiện)

Tin bài khác
Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ tháng 1/1/2025, Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Đức Tâm cho biết trong tháng 1 năm sau sẽ hoàn thành hướng dẫn văn bản thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Bước sang năm 2025, HSBC kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%, tương ứng với mục tiêu Quốc hội giao.
Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chính sách này hứa hẹn khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào lo ngại về thuế cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Nhật Bản không chỉ là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam mà còn là nhà tài trợ ODA lớn thứ tư cho Việt Nam.
Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì sức bật mạnh mẽ, nhờ vào sự ổn định của ngành chế biến chế tạo và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế đối mặt với khó khăn trong thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, nhưng vẫn còn dư địa lớn để khai thác. Làm thế nào để giải quyết thách thức này?
Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Với chủ đề thi đua năm 2024: “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành hải quan”, toàn ngành đã quyết tâm thi đua và cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị, trong đó yêu cầu đảm bảo người lao động được chi trả đầy đủ lương thưởng Tết đúng chế độ.
Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Đến ngày 18/12/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công; đã rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, xây dựng và ban hành phần mềm kiểm kê.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao nỗ lực của ngành chứng khoán và yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tập trung, tiếp tục nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.
Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Theo kế hoạch, các cơ quan, đơn vị tỉnh Hà Tĩnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển nhân sự phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn.
Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4 chiều 18/12, ông Nguyễn Đức Tâm - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất cả nước.